Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm TAND tỉnh Ninh Bình nhận định, các bị cáo nguyên là một số cán bộ Ngân hàng HTX Việt Nam, chi nhánh Ninh Bình (Co-opBank Ninh Bình) đã có sai phạm trong cho vạy, gây thiệt hại cho Co-opBank Ninh Bình hơn 47,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, Luật sư thì cho rằng, khi HĐXX không làm rõ hơn 47,8 tỷ đồng trên đã bị ai chiếm đoạt thì chưa thể kết luận là “thiệt hại”; Vụ án có dấu hiệu oan, sai và chưa đảm bảo giải quyết vụ án một cách toàn diện, triệt để… nhằm xử lý trúng đối tượng đã chiếm đoạt tiền
Nguyễn Thị Thu Hằng (Cựu Chủ tịch HĐQT QTD Me) được HĐXX triệu tập đến phiên tòa để làm rõ một số nội dung.
Không chiếm đoạt, vẫn phải bồi thường
Tại bản án sơ thẩm mới đây, HĐXX TAND tỉnh Ninh Bình cho rằng, từ tháng 4/2017 đến tháng 1/2019, Đặng Văn Quang (SN 1964, nguyên Giám đốc Co-opBank Ninh Bình), Trần Xuân Thành (SN 1976); Đinh Minh Tiến (đều là nguyên Trưởng phòng Tín dụng thành viên Co-opBank Ninh Bình), Nguyễn Ngọc Việt (SN 1981, nguyên Phó Phòng Tín dụng & Chăm sóc khách hàng Co-opBank Ninh Bình), Nguyễn Văn Quyền, Lê Hồng Phong (nguyên cán bộ Phòng Tín dụng & Chăm sóc khách hàng Co-opBank Ninh Bình) đã có nhiều hành vi sai phạm trong thẩm định, đề xuất, duyệt cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của Quỹ Tín dụng nhân dân thi trấn Me (QTD Me) đối với 32 Hợp đồng tín dụng (HĐTD)không đủ điều kiện cấp vốn tín dụng, dẫn đến hậu quả QTD Me mất khả năng thanh toán cho Co-opBank Ninh Bình hơn 47,8 tỷ đồng.
HĐXX xác định Co-opBank Ninh Bình bị thiệt hại hơn 47,8 tỷ đồng, nằm trong tổng số 146,3 tỷ đồng mà Nguyễn Thị Thu Hằng (nguyên Chủ tịch HĐQT QTD Me) và đồng phạm đã chiếm đoạt và làm thất thoát của QTD Me.
5 bị cáo bị Tòa sơ thẩm kết án về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng”, gồm: Đặng Văn Quang (8 năm tù); bị cáo Trần XuânThành, Nguyễn Văn Quyền (cùng bị 7 năm tù); bị cáo Nguyễn NgọcViệt (6 năm tù); bị cáo Phong (3 năm tù). Riêng bị cáoTiến bị phạt 4 năm tù về tội “Vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên các bị cáo phải liên đới bồi thường toàn bộ thiệt hại là hơn 47,8 tỷ đồng đối với 32 HĐTD mà QTD Me còn đang dư nợ của Ngân hàng HTX Việt Nam (bị cáo Quang phải bồi thường nhiều nhất với gần 24 tỷ đồng).
Đáng nói, tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện VKSND tỉnh Ninh Bình, cũng như đại diện bị hại đã có quan điểm khác hẳn với phán quyết của HĐXX sơ thẩm về phần dân sự nêu trên.
Theo đó, Kiểm sát viên đề nghị HĐXX không buộc các bị cáo phải bồi thường hơn 47,8 tỷ đồng choCo-opBank Ninh Bình; Số tiền này cùng lãi phát sinh theo 32 HĐTD, QTD Me phải có trách nhiệm hoàn trả cho Co-opBank theo hợp đồng.
Trong khi đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Co-opBank Ninh Bình (bị hại) cũng cho rằng, các bị cáo không chiếm đoạt 47,8 tỷ đồng nên không phải bồi thường cho Co-opBank Ninh Bình. Đề nghị HĐXX xem xét những người đã chiếm hưởng số tiền trong 32 HĐTD mà QTD Me đang dư nợ quá hạn tại Ngân hàng tại Co-opBank Ninh Bình và có trách nhiệm trả lại số tiền trên
Cùng quan điểm trên, tại phiên tòa, các luật sư bào chữa cho bị cáo còn cho rằng, đến nay, QTD Me vẫn tiếp tục hoạt động, vẫn có khả năng kinh doanh tạo ra doanh thu để chi trả dư nợ với 32 HĐTD với Co-opBank Ninh Bình . Mặt khác, Hằng và đồng phạm phải hoàn trả QTD Me hơn 62,5 tỷ đồng theo hai bản án thì QTD Me phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Co-opBank Ninh Bình như 32 HĐTD đã ký.
Tuy nhiên, tại bản án sơ thẩm, HĐXX lại cho rằng, số tiền hơn 62,2 tỷ đồng mà Nguyễn Thị Thu Hằng và đồng phạm phải bồi thường cho QTD Me nằm trong số 146,3 tỷ đồng mà Hằng và các nhân viên làm thất thoát. Nếu QTD Me thu hồi được 62,2 tỷđồng trên trong quá trình thi hành án thì cũng không được quyền quyết định trả 47,8 tỷ đồng cho Co-opBank Ninh Bình vì QTD Me thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Hơn nữa, QTD Me đang kinh doanh thua lỗ kéo dài và không có khả năng trả nợ cho Co-opBank Ninh Bình.
Thừa nhận các bị cáo không chiếm đoạt tiền nhưng HĐXX vẫn tuyên buộc các bị cáo phải bồi thường cho Co-opBank Ninh Bình hơn 47,8 tỷ đồng với lý do “để đảm bảo thu hồi tài sản của Nhà nước…” và “các bị cáo có quyền khởi kiện QTD Me thành một vụ dân sự khác khi có yêu cầu”.
Ai là người chiếm đoạt, làm thất thoát 83,8 tỷ đồng?
Được biết, ngay sau phiên tòa, cả 6 bị cáo đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Luật sư Vũ Văn Thiệu (Công ty Luật hợp danh INCIP- người bào chữa cho bị cáo Quang, Việt, Quyền) cho rằng, theo nhận định về trách nhiệm dân sự của các bị cáo như trên, có thể hiểu, HĐXX đã coi 47,8 tỷ đồng thất thoát trong vụ án này nằm ngoài 62,5 tỷ đồng mà Hằng và đồng phạm đã chiếm đoạt, làm thất thoát đã xác định trong hai bản án trước đây.
Như vậy thì hiện vẫn chưa rõ hơn 47,8 tỷ đồng theo 32 HĐTD nêu trong vụ án đã bị ai chiếm hưởng, hoặc thất thoát đi đâu nên chưa thể khẳng định có thiệt hại 47,8 tỷ đồng được. Việc chưa làm rõ đối tượng chiếm hưởng tiền cũng có nghĩa vụ án đang có dấu hiệu bỏ lọt đối tượng chính, ảnh hưởng đến việc xem xét, đánh giá toàn bộ vụ án cũng như việc đánh giá hành vi của 6 bị cáo, có thể dẫn đến oan, sai.
Phân tích rõ hơn, luật sư Thiệu cho hay, cho đến nay, hai bản án có hiệu lực mới chỉ xác định và kết tội Hằng chiếm đoạt và làm thất thoát của QTD Me tổng cộng hơn 62,5 tỷ đồng. Như vậy, việc HĐXX TAND tỉnh Ninh Bình kết luận “Co-opBank Ninh Bình bị thiệt hại hơn 47,8 tỷ đồng, nằm trong tổng số 146,3 tỷ đồng mà Hằng và nhân viên QTD Me gây thất thoát” là mâu thuẫn, không có căn cứ vì hiện nay, ngoài 62,5 tỷ đồng đã nêu trong hai bản án trước thì số tiền còn lại (83,8 tỷ đồng) vẫn chưa được làm rõ bị ai chiếm đoạt, hoặc thất thoát ra sao. Còn nếu có căn cứ kết luận Hằng gây thất thoát 146,3 tỷ đồng, tại sao HĐXX không kiến nghị xem xét trách nhiệm của đối tượng này liên quân đến việc chiếm đoạt, gây thất thoát 83,8 tỷ đồng ?
Về quan điểm định tội của HĐXX, luật Thiệu cho rằng, hồ sơ vụ án thể hiện, tính đến tháng 4/2019, QTD Me có số dư nợ tiền gửi, tiền mặt tồn quỹ, dư nợcho vay thực tế là hơn 13,3 tỷ đồng. Ngoài ra, HĐTD giữa QTD Me với Co-opBank Ninh Bình vẫn còn thời hạn và đang còn hiệu lực nên QTD Me phải có trách nhiệm trả nợ cho Co-opBank Ninh Bình theo các HĐTD đã ký kết. Hơn nữa, cơ quan giám định cũng không xác định được thiệt hại từ 32 HĐTD nêu trên. Vì vậy, việc HĐXX cho rằng QTD Me đã “mất khả năng trả nợ” và bị thiệt hại 47,8 tỷ đồng theo 32 HĐTD là thiếu căn cứ.
Ngoài ra, việc HĐXX cho rằng các bị cáo đã thiếu kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay, dẫn đến cho vay sai cũng không phù hợp thực tế vì việc kiểm tra giám sát được thực hiện sau khi khoản vay đã được giải ngân (công tác hậu kiểm). Hơn nữa, việc kiểm tra giám sát không phải là một trong những điều kiện cấn thiết để Co-opBank Ninh Bình cấp tín dụngcho QTD Me...
Nếu cho rằng các bị cáo đã không thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của QTD Me thì HĐXX cần chỉ rõ trong 23 HĐTD thì hợp đồng nào không được kiểm tra, giám sát, dẫn đến khoản vay nào sau đó bị sai sót.
TAND TP Hà Nội đang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 đồng phạm bị truy tố về cùng tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo quy định tại Điều 219, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.
Mới đây, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên toà xét xử phúc thẩm bị cáo Hoàng Văn Quyến (SN 2005, trú xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) về tội “Cướp tài sản” và “Cướp giật tài sản”.
Sáng 16/1, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 10 bị cáo trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh về các tội: "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ," "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ."
TAND tỉnh Quảng Ninh vừa mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án đường dây vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo, trong đó có 1 bị cáo chịu mức án tử hình, 1 bị cáo chung thân và 1 bị cáo bị 20 năm tù giam.
Theo dự báo, từ nay đến ngày 22/2, Hà Nội và nhiều nơi ở miền Bắc duy trì trạng thái thời tiết mưa nhỏ, sương mù và độ ẩm cao khiến cho nồm ẩm kéo dài gây khó chịu cho người dân.
Chiều ngày 15/2 vừa qua, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Sáng ngày 16/2, lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Công an tỉnh Bình Phước đã tìm thấy thi thể của anh Nguyễn Thành Công (36 tuổi), ngụ tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nạn nhân mất tích do bị nước cuốn trôi trên sông Đồng Nai.
Đến ngày 12/2/2025, toàn tỉnh có 112 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có đơn xin nghỉ theo Nghị định số 177 và 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngày 14/2, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra tiến độ thi công dự án chỉnh trang trục đường Thùy Vân Bãi Sau, TP.Vũng Tàu. Đây là một trong những dự án lớn nhằm làm đẹp cung đường ven biển và Bãi Sau Vũng Tàu.
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.