Ngày 2/11, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây thị và cây gạo trong khuôn viên chùa Đống Phúc (Quảng Yên, Quảng Ninh).
Cây thị có tuổi đời hơn 900 năm ở chùa Đống Phúc gắn liền với bến Bạch Đằng Giang nơi làng cổ An Hưng ủng hộ cho nghĩa quân của Trần Hưng Đạo trong cuộc chiến lần thứ ba đánh tan quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng.
Thượng tọa Thích Thanh Lịch, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Trụ trì chùa Đống Phúc cho biết, đây là niềm tự hào chung của tất cả nhân dân trong vùng, cũng là sự động viên lớn đối với tăng ni Phật tử của chùa.
Tán cây vươn rộng tỏa bóng mát sum suê cả góc chùa.
Sự công nhận này sẽ góp phần bảo vệ cây quý, khơi dậy tinh thần bảo vệ môi trường, giáo dục truyền thống yêu nước, bảo vệ các di sản của cha ông. "Tại Quảng Yên đã có hai cây lim được công nhận cây di sản, thêm hai cây nữa ở chùa Đống Phúc khiến nhân dân nơi đây rất phấn khởi, tự hào với truyền thống lịch sử lâu đời, có ý thức hơn trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích”.
“Theo quan điểm đức Phật, con người phải sống hài hoà gắn bó với thiên nhiên mới có sự an lạc hạnh phúc thực sự", Thượng toạ Thích Thanh Lịch chia sẻ.
Theo Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban kiêm chánh thư ký Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh: Cây thị rất có ý nghĩa, là cây quý theo quan điểm Phật giáo, gỗ thị là loại gỗ duy nhất để khắc ván in kinh của các vị Tổ Phật giáo xưa kia.
Gỗ thị rất đẹp, bền, không bị mối mọt, nứt, co giãn... nên được các vị tổ sư in dập các bản kinh điển đạo Phật. Đây là loại gỗ quý của nhà chùa. Cây gạo của chùa Đống Phúc có lịch sử hơn 400 năm, là cây hồn quê của dân tộc mình. Tâm hồn người Việt gắn với cây gạo, biểu tượng cho sự phồn thịnh, sung túc, no ấm của người Việt.
Cây gạo của chùa Đống Phúc có lịch sử hơn 400 năm.
Khuôn viên chùa Đống Phúc nhìn từ trên cao
Người Việt mong cầu cuộc sống có sự no đủ về thực phẩm lúa gạo, cây gạo gắn với biểu tượng no ấm, bền vững của người dân Việt Nam. Hoa gạo gắn với tình cảm, tinh thần của người Việt. Có câu dân ca: Mười hai bến nước con ơi/ Bến nào hoa gạo chẳng rơi cháy lòng. Hoa gạo đi vào tâm thức, tình cảm, văn thơ của người Việt, gắn bó với ký ức của người Việt.
Flycam toàn cảnh chùa Đống Phúc.
Hiện nay Quảng Yên đang đô thị hoá nhưng vẫn giữ được những di tích, di sản như thế này là điều quý báu. Nó là di sản sống, là minh chứng cho lịch sử hùng hồn và lâu đời của vùng đất Quảng Yên lịch sử, càng có ý nghĩa hơn khi giữ được lịch sử, giữ được nét hồn quê.
Những cây cổ thụ này là hồn cốt của các di tích, mà hiện nay đôi khi bị nhiều người bỏ quên", Thượng toạ Thích Đạo Hiển cho biết.
Chùa Đống Phúc nằm sát bến Rừng, bên ngã ba tả ngạn sông Bạch Đằng, thuộc làng An Hưng cổ, nay thuộc phường Yên Giang, TX Quảng Yên (Quảng Ninh). Theo bia đá ghi lại trong chùa, ngôi chùa có từ thời nhà Lý - gắn liền với trận chiến lừng lẫy của Trần Hưng Đạo trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử.
Tương truyền, nơi đây đã được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng các bộ tướng đến lễ Phật cầu quốc thái dân an trước trận Bạch Đằng lịch sử năm 1288 và cũng là nơi lập đàn cầu siêu cho các chiến sĩ trận vong sau đó. Vì vậy, chùa mặc nhiên trở thành nơi ghi dấu thiêng và tưởng niệm đại thắng này.
Theo dự thảo, tỉnh Quảng Ninh sẽ sáp nhập 12 sở chuyên môn thành 6 sở và giảm 2 cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; 3 ban cán sự, 7 đảng đoàn; tăng 1 đảng ủy trực thuộc tỉnh.
Bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã trúng cử chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng với với đó ông Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã trúng cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh với số bầu cao.
Ông Phạm Đức Ấn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.
Sáng 8/12 tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có gần 6.000 runner tham gia giải “YEN TU Heritage 2024 - Chạm vào vùng di sản”
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng (ATM) mang lại nhiều lợi ích. Hiện có thể đăng ký nhận qua hình thức này tại ứng dụng VssID- BHXH số.
Trong nhiều năm qua, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động gây chết người mà nguyên nhân xuất phát từ nổ lò hơi. Mời bạn đọc cùng Pháp luật Plus điểm lại các vụ nổ lò hơi làm tử vong nhiều người từ 2015 - nay.
Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất này chính là nghề dệt thổ cẩm. Những sản phẩm thổ cẩm của người dân Tây Bắc không chỉ đẹp mắt, tinh xảo mà còn mang đậm giá trị truyền thống.
Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 19 tổ chức dịch vụ thu, 786 điểm thu và 1.671 nhân viên thu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tiếp cận và tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Chiếc khăn Piêu được coi là vật không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ để giữ ấm, che nắng, che gió, mà còn được xem là một trong những biểu tượng riêng có về cái đẹp của người phụ nữ. Việc làm nên chiếc khăn Piêu cũng là cả một quá trình về nhận thức và rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, tính kiên nhẫn, chăm chỉ của các cô gái Thái.
Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 9 tháng còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 239.480 tỷ đồng.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.