Xét xử vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ), hợp đồng chuyền nhượng Quyền sử dụng đất (QSDĐ), Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm TAND tỉnh Kiên Giang đã đưa ra nhiều nhận định trái ngược với quan điểm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) nêu tại Quyết định giám đốc thẩm…
TANDTC: Việc bác đơn khởi kiện của nguyên đơn là không có căn cứ
Như Báo Pháp luật Việt Nam đã từng thông tin, năm 2019, bà Lâm Thị Chính đã khởi kiện yêu cầu được công nhận quyền sử dụng hơn 11.000m2 đất tại ấp Suối Đá (xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, Kiên Giang), đứng tên bà Nguyễn Thị Bích Liên. Trước đó, vào năm 1998, phần đất này được UBND huyện Phú Quốc cấp Giấy Chứng nhân QSDĐ (GCNQSDĐ) cho ông Huỳnh Văn Mang (thửa đất được chuyển nhượng cho Công ty Thủy sản, rồi đến bà Liên)
Đáng nói, tại chính phần đất trên vào năm 1996 đã xảy ra tranh chấp giữa bà Chính và ông Mang. Theo bà Chính, đất có nguồn gốc do Huyện ủy Phú Quốc giao cho gia đình bà sử dụng từ năm 1975. Đến năm 1985, Huyện ủy, UBND huyện Phú Quốc đã mượn một phần đất của gia đình bà để làm kinh tế (mở lò gốm). Do hoạt động không hiệu quả nên UBND huyện đã bán đấu giá lò gốm cho ông Mang. Khi ông Mang tiến hành chặt phá cây trồng trên đất thì bà Chính có đơn đề nghị giải quyết.
Tuy nhiên, ông Mang vẫn được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ vào năm 1998. Vì vậy, đến năm 2018, bà Chính đã có đơn khởi kiện đề nghị Tòa công nhận quyền sử dụng đất đối với 11.000m2 ; hủy Giấy chứng nhận QSDĐ đứng tên ông Mang; hủy Giấy chứng nhận QSDĐ của bà Liên; Hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà Liên với anh Nguyễn Việt Dũng…
Tuy nhiên, cả TAND tỉnh Kiên Giang và TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đều đã tuyên bác yêu cầu khởi kiện trên.
Nhận thấy 2 bản án trên có nhiều sai sót, tháng 11/2021, Chánh án TANDTC đã có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị hủy bản án phúc thẩm số 677/2020/DS-PT ngày 15/12/2020 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh và bản án sơ thẩm số 18/2020/DS-ST của TAND tỉnh Kiên Giang.
Sau đó, Hội đồng thẩm phán (HĐTP) TANDTC đã có Quyết định giám đốc thẩm, tuyên hủy hai bản án nêu trên, đồng thời chỉ ra một loạt sai sót của Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm như: Năm 1985, huyện bố trí cho Xí nghiệp Gốm sứ xây dựng lò gốm trên phần đất tranh chấp. Năm 1993, Xí nghiệp giải thể và UBND huyện Phú Quốc bán đấu giá toàn bộ Xí nghiệp cho ông Mang.
Tại biên bản bàn giao tài sản của Xí nghiệp cho ông Mang thể hiện tài sản bàn giao là nhà xưởng, máy móc, lò nung, xe… (Không có nội dung giao đất mà chỉ ghi: “riêng phần đất sản xuất sẽ giao nhận thực tế sau”); Năm 1998, UBND huyện Phú Quốc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Mang khi đang có tranh chấp với và Chính, chưa được giải quyết là không đúng với Luật đất đai 1993; Năm 1999 và năm 2000, UBND huyện Phú Quốc và Thanh tra tỉnh Kiên Giang có quyết định giải quyết tranh chấp trong khi diện tích đất tranh chấp đã có Giấy chứng nhận QSDĐ là không đúng thẩm quyền theo quy định của Luật đất đai 1993…
Nhiều nhận định “ngược”
Thế nhưng tại phiên tòa sơ thẩm (lần 2) vào tháng 11/2022, TAND tỉnh Kiên Giang vẫn tuyên bác yêu cầu của nguyên đơn, đồng thời đưa ra nhiều nhận định mâu thuẫn với quan điểm của Hội đồng thẩm phán TANDTC tại Quyết định Giám đốc thẩm trước đó gần một năm.
Đơn cử HĐTP đã khằng định, việc Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm (lần 1-PV) căn cứ vào Quyết định giải quyết không đúng thẩm quyền của UBND huyện Phú Quốc và Thanh tra tỉnh Kiên Giang để giải quyết vụ án và bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Chính là không có căn cứ, không đảm bảo quyền lợi của bà Chính; có căn cứ xác định việc Huyện giao đất cho cụ Lâm Văn Mười và cụ Trần Thị Huệ (bố mẹ bà Chính) để canh tác từ năm 1975; Biên bản năm 1993 thể hiện ông Mang chỉ nhận bàn giao nhà xưởng, máy móc, lò nung, xe…(không có nội dung giao đất)…
Tuy nhiên, HĐXX sơ thẩm (lần 2) lại vẫn có nhận định “ngược” với quan điểm trên khi cho rằng, nội dung giải quyết tranh chấp của UBND huyện Phú Quốc và Thanh tra tỉnh Kiên Giang là “đảm bảo quyền lợi của các bên, không làm thay đổi bản chất vụ kiện, đúng với chính sách đất đai tại thời điểm tranh chấp, đúng với chính sách người có công”.
Trước nhận định này, người đại diện của bà Chính (ông Vũ Thế Đoàn) cho rằng, nếu Tòa đã cho rằng việc chính quyền giải quyết tranh chấp là sai thẩm quyền thì cần hủy bỏ việc giải quyết sai trái đó, chứ không thể dựa vào nội dung giải quyết sai thẩm quyền này để xác định bản chất vụ kiện.
“Chính quyền địa phương đã giao cho gia đình bà Chính trồng cây ăn trái vì có công với cách mạng (có 3 liệt sỹ), nhưng sau đó lại lấy lại tới 27.852m2 (chiếm gần 3/4 diện tích đất Huyện ủy giao, cấp cho bố mẹ, gia đình bà Chính năm 1975) để cấp cho người khác thì không thể nói “đã giải quyết đúng chính sách với người có công” được. Vô lý hơn, khi ông Mang chi được mua thanh lý tài sản trên đất của Xí nghiệp gốm sứ nhưng chính quyền vẫn tiến hành giao đất và cấp cho ông này Giấy chứng nhận QSDĐ, Trong khi đó, Quyết định số 13/HĐBT ngày 01/02/1980 đã quy định rõ: ruộng đất đã chia cấp cho thương binh, gia đình liệt sỹ, bộ đội tại ngũ, cán bộ hưu trí, gia đình có công với cách mạng thì tiếp tục sử dụng, không thu hồi, chủ cũ không được đòi lại” - ông Đoàn nói.
Trong quá trình xét xử vụ án, UBND huyện Phú Quốc đã có văn bản gửi Tòa cho biết: không tìm thấy hồ sơ lưu trữ về việc giấy chứng nhận QSDĐ (giấy xanh) cấp cho ông Mang ngày 20/11/1998 nên không xác định được quá trình sử dụng trước khi cấp giấy chứng nhận; Không xác định được có hay không việc UBND huyện Phú Quốc sang bán đất (lò gốm) cho ông Huỳnh Văn Mang”; “hồ sơ cấp Qiấy chứng nhận QSDĐ cho ông Mang lưu trữ qua nhiều thời kỳ đã bị thất lạc và UBND huyện không có cơ sở để đối chiếu”.
Dù không có hồ sơ như trên nhưng HĐXX sơ thẩm (lần 2) vẫn nhận định rằng, ông Mang đã hoàn thất thủ tục mua tài sản đấu giá Xí nghiệp Gốm; ông Mang được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ tại thời (giấy xanh) theo Chỉ thị số 14/UB-CT ngày 20/8/1992 của UBND tỉnh Kiên Giang (không phải là Giấy chứng nhận QSDĐ theo luật đất đai năm 2003) nên việc giải quyết tranh chấp của UBND các cấp là theo thẩm quyền của Luật đất đai 1993 và Thông tư liên tịch số 02/1997/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC.
Đại diện nguyên đơn thì cho rằng, nhận định trên là trái với nhận định của HĐTP TANDTC vì khi đất đã có Giấy chứng nhận QSDĐ thì UBND không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Đồng thời, trong vụ việc này, diện tích đất tranh chấp được coi là sử dụng hợp pháp, đủ điều kiện hợp thức hóa; cũng như giữa bà Chính và ông Mang còn có tranh chấp về hoa lợi (tài sản trên đất) nên việc UBND huyện Phú Quốc và Thanh tra tỉnh ra Quyết định giải quyết càng không đúng với luật đất đai 1993 và Thông tư liên tịch 02.
Cùng với một số nội dung mâu thuẫn khác, nguyên đơn đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm (lần 2) của TAND tỉnh Kiên Giang vì cho rằng HĐXX đã đưa ra những nhận định trái ngược với quan điểm của HĐTP TANDTC, không đúng với các tài liệu, chứng cứ đã được HĐTP TANDTC thừa nhận.
Sau khi ăn kẹo không có nguồn gốc, 7 học sinh Trường Tiểu học thị trấn Giồng Riềng 2, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) có triệu chứng đau bụng, buồn nôn... được đưa nhập viện điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng.
Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh nằm trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên hơn 593 km2.
Mới đây, Kênh du lịch giải trí Amazing Việt Nam vừa đăng tải 1 clip ngắn với tựa đề “Phú Quốc Today” thu hút trăm ngàn lượt xem và tương tác. Hình ảnh những tòa lâu đài lộng lẫy rực rỡ sắc màu giữa ngập tràn không gian xanh của rừng và biển này thuộc siêu quần thể Phú Quốc United Center. “Nhớ Phú Quốc, Ôi! Phú Quốc đây sao?” “Quá đẹp, quá xuất sắc”, “Tưởng là Châu Âu, nhất định sẽ tới”… là những cảm thán liên tục được du khách trong và ngoài nước bày tỏ.
Tiếng súng chiến tranh đã tắt, những người lính trở về quê nhà không chỉ mang trên mình những vết thương hữu hình mà còn gánh cả những nỗi đau không lời.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.