Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh nằm trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên hơn 593 km2.
Kỳ 2 - Làng chài nghèo cách biệt thế giới chuyển mình thành đô thị biển tầm vóc quốc tế
Du lịch - làm thay đổi đáng kể diện mạo đảo Ngọc Phú Quốc
Có thể nói, TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), đặc biệt là Nam đảo, có một sức hút kỳ lạ với bất cứ ai từng đến, từng thấy bãi Sao, bãi Kem hay những hòn đảo ngoài khơi như hòn Móng Tay, hòn Mây Rút… Vậy nhưng, chỉ trước năm 2015 thôi, cả Phú Quốc không có nổi một khách sạn 5 sao. Những làng chài nghèo như An Thới khi đó còn chưa có ánh điện. Năm 2015, chỉ có khoảng 850.000 lượt du khách đến Phú Quốc.
Năm 2021, TP Phú Quốc phấn đấu giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 4.549 tỷ đồng, tăng 3,32%; công nghiệp - xây dựng đạt 16.723 tỷ đồng tăng 9,76%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 25.000 tỷ đồng; thu ngân sách 3.400 tỷ đồng; đón 2 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch; giảm hộ nghèo còn 0,28%...
Từng được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng” vừa được đánh thức, Phú Quốc đang từng ngày thay da đổi thịt với lưới điện, sân bay, cảng biển và những con đường mới rộng thênh thang. Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở trung tâm Đông Nam Á, trên vành đai kinh tế biển Việt Nam-Campuchia-Thái Lan, là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia, quốc tế.
Năm 2021, thành phố Phú Quốc phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2020. Trên cơ sở đó, Phú Quốc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, quyết liệt thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh Kiên Giang.
Bên cạnh huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, thành phố Phú Quốc tập trung phát triển theo quy hoạch, phối hợp với các sở, ngành chức năng triển khai thực hiện tốt các chủ trương, cơ chế, chính sách đặc thù, tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục thu hút các nhà đầu tư có năng lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của Phú Quốc. Phát triển du lịch Phú Quốc thành ngành kinh tế chủ lực.
Đối với phát triển du lịch, thành phố Phú Quốc đẩy mạnh truyền thông, hoạt động xúc tiến thương mại và kích cầu du lịch, tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức thích hợp để nâng cao hình ảnh du lịch Phú Quốc, quảng bá các sản phẩm truyền thống độc đáo và hấp dẫn riêng có của thành phố biển đảo này.
Theo lãnh đạo TP Phú Quốc, địa phương đang tập trung, nỗ lực khắc phục khó khăn, thách thức, thực hiện hiệu quả các giải pháp để giảm thiểu tối đa, bù đắp giảm sút kinh tế, phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu cao nhất trong năm 2021. Thành phố chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế sau dịch Covid-19.
Đồng thời, thành phố Phú Quốc tăng cường quản lý các hoạt động du lịch, gắn với phát huy và bảo tồn các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, xây dựng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. Giới thiệu lịch sử anh hùng và văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Năm 2020, Phú Quốc đối mặt với không ít khó khăn do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của địa phương, dẫn đến nhiều chỉ tiêu đạt thấp so với kế hoạch. Đặc biệt, gây ảnh hưởng lớn, bất lợi đến ngành dịch vụ - du lịch vốn là thế mạnh của đảo ngọc Phú Quốc.
Vừa qua, sau hơn một tuần mở cửa du lịch thí điểm đón khách quốc tế theo diện hộ chiếu vaccine, lượng du khách đến đảo ngọc đang tăng dần. Mỗi ngày Phú Quốc đón sáu chuyến bay thẳng từ TPHCM và Hà Nội. Trong thời gian tới, dự kiến sẽ có 20 chuyến bay quốc tế mỗi tháng mang du khách nước ngoài vi vu đảo ngọc. Và theo các chuyên gia đánh giá, đến cuối năm, thành phố đảo này có thể đón và phục vụ tới 400.000 khách nội địa lẫn quốc tế.
Đô thị biển tầm vóc quốc tế
Theo thống kê, đến nay, thành phố Phú Quốc có 326 dự án đầu tư, với tổng diện tích 10.945 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 354.700 tỷ đồng; trong đó có những tập đoàn kinh tế lớn như: Vingroup, Sungroup, BIMgroup, CEOgroup… đầu tư vào Phú Quốc. Thúc đẩy phát triển Phú Quốc trở thành động lực phát triển của tỉnh, thành phố Phú Quốc tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng cơ chế, chính sách đột phá cho thành phố Phú Quốc.
Qua đó, thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực thực sự, tạo điều kiện cho Phú Quốc phát triển trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế, với 3 trụ cột chính: công nghiệp giải trí, nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính ngân hàng và kinh tế biển.
Thời gian qua, thành phố Phú Quốc tập trung xử lý các vi phạm về đất đai, xây dựng, khoáng sản trên đảo gắn với việc tăng cường lãnh đạo quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về lấn chiếm đất rừng, đất nhà nước quản lý, xây dựng, khai thác khoáng sản trái phép.
Nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh về môi trường, khai thác tài nguyên - khoáng sản trái phép, lấn chiếm đất rừng, đất nhà nước quản lý, xây dựng không phép, trái phép... là những thách thức không nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Phú Quốc.
Thành phố Phú Quốc xác định đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ là khâu đột phá quan trọng trong phát triển đảo ngọc Phú Quốc. Thành phố huy động mọi nguồn lực, vận dụng các cơ chế, hình thức đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải, nước thải, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại... bảo đảm phát triển đúng hướng, bền vững.
Nhiều công trình trọng điểm được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng như: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Cảng biển quốc tế An Thới, Cảng biển hành khách quốc tế Dương Đông, trục chính giao thông nam - bắc đảo, đường vòng quanh đảo... tạo kết nối liên thông với các trung tâm đô thị lớn trong nước và một số quốc gia trên thế giới qua đường hàng không và đường biển.
Tiếp đến, hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước được đầu tư như: Dự án điện cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc đưa điện lưới Quốc gia ra đảo Phú Quốc đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hiệu quả; nâng cấp hồ nước Dương Đông và hệ thống cấp nước Phú Quốc, với công suất 21.500 m³/ngày đêm; xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung…
Cảng biển An Thới, là cảng tổng hợp quốc tế được quy họach với quy mô hàng hóa qua cảng là 500.000 đến 700.000 tấn/năm và số lượng hành khách thông qua cảng có 360.000 lượt khách/năm.
Sau hơn 5 năm, Phú Quốc được công nhận là đô thị loại II, với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn đảo đã mang đến những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.
Thành phố Phú Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng phát triển đô thị, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị của toàn tỉnh Kiên Giang, đồng thời nâng cao chất lượng sống của người dân. Sự phát triển của các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đã làm thay đổi đáng kể diện mạo đảo ngọc Phú Quốc.
Cáp treo Hòn Thơm.
Theo tờ trình của Kiên Giang gửi Chính phủ, tỉnh này cho rằng, cơ chế ưu đãi nên xây dựng theo các nhóm chính sách toàn diện để tạo môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh. Do đó, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách trên cơ sở thực tế, tạo tính đột phá nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh hiện có để phát triển kinh tế xã hội cho thành phố Phú Quốc xứng tầm khu vực, quốc tế.
Tỉnh Kiên Giang cũng kiến nghị Chính phủ ban hành cơ chế phân quyền, giao quyền cho thành phố Phú Quốc để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư, chi phí đi lại cho nhà đầu tư.
Trước đề xuất này của tỉnh Kiên Giang, Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp các bộ rà soát cơ chế phát triển thành phố Phú Quốc hiện tại, và nghiên cứu xây dựng đề án thí điểm một số cơ chế đặc thù cho thành phố này.
Theo lãnh đạo thành phố Phú Quốc: Giai đoạn 2021 - 2025, Phú Quốc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thành phố phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, xây dựng Phú Quốc phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường. Phú Quốc đầu tư phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Để đạt mục tiêu này, Phú Quốc tập trung thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững, có chiều sâu. Cụ thể là đẩy mạnh phát triển du lịch, thương mại và các ngành dịch vụ; trong đó du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xây dựng thương hiệu du lịch Phú Quốc với nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu. Phú Quốc triển khai thực hiện các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng; dự án khu phi thuế quan, mời gọi đầu tư hạ tầng thương mại.
Cùng với đó, Phú Quốc huy động mọi nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Cụ thể là phát triển đô thị theo quy hoạch, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông trên đảo, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, hoàn thành đưa vào khai thác công trình đường dây 220 kV vượt biển Kiên Bình - Phú Quốc gắn với nâng cấp mạng lưới truyền tải điện trên đảo.
Phú Quốc khai thác hiệu quả hệ thống các cảng biển tại đảo, đầu tư hồ chứa nước ngọt đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt và hạ tầng cụm công nghiệp Hàm Ninh, nhà máy xử lý rác thải, nước thải...; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
Tin rằng, Phú Quốc sẽ đứng mũi chịu sào cho Kiên Giang và cả nước để "hái ra tiền" khi trở thành một thành phố văn minh hiện đại với thế mạnh là biển và rừng nguyên sinh. Kiên Giang nói riêng và đất mẹ tổ quốc nói chung sẽ là hậu phương vững chắc để cung ứng nguồn nhân lực, vật lực cho Phú Quốc lớn mạnh và trưởng thành.
Theo một logic truyền thống của Việt Nam con cái học hành phương trưởng, gặt hái được nhiều thành công thành tựu thì cha mẹ viên mãn, dòng tộc tự hào và quê hương “mát mặt”…
Tháng 1/2021, tỉnh Kiên Giang đã long trọng tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập TP Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
Phát biểu tại buổi lể công bố, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo, cần sớm nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, đột phá cho TP Phú Quốc như: mô hình chính quyền đô thị đặc thù biển đảo, cơ chế chính sách để thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực thực sự…
Tạo điều kiện cho Phú Quốc phát triển trở thành một trung tâm du lịch, thương mại lớn của cả nước, khu vực và quốc tế với bốn trụ cột chính: công nghiệp giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính ngân hàng và kinh tế biển…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sáng 23/10, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” năm 2024.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Ngày 11/10, tại UBND TP Phú Quốc, Bộ Công Thương phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024.
Chiều ngày 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng 3 tháng cuối năm 2024 và các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.