Hà Nội 15 °C
TP Hồ Chí Minh 26 °C
Hải Phòng 16 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 13 °C
  • Hà Nội Hà Nội 15°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 26°C
  • Hải Phòng Hà Nội 16°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 13°C

Rộn ràng công tác chuẩn bị đón Tết của người xưa

Dân sự & tố tụng dân sự
10/02/2024 07:05
VIỆT QUỲNH
aa
Tết Nguyên Đán là lễ hội đầu tiên của năm và là lễ hội lớn nhất trong truyền thống của người Việt. Đó là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời điểm “tống cựu nghinh tân”, rũ bỏ quá khứ và chào đón tương lai.


Tết Nguyên Đán, "Nguyên" nghĩa là bắt đầu, "Đán" nghĩa là sớm mai. Như thế, Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa bắt đầu một buổi sớm mai.

Nghĩa từ nguyên là vậy nhưng chỉ cần nhắc đến 3 từ Tết Nguyên Đán là mọi người Việt, dù ở đâu, dù làm gì, dù giàu hay nghèo cũng đều thấy rộn ràng niềm vui. Những gì thuộc về năm cũ được gác lại để đón chào một tương lai tươi sáng.

Người xưa tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết, thường trang hoàng lại nhà cửa cho sạch đẹp. Họ cũng tất bật sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết, người xưa kiêng không nóng giận, cãi cọ.

Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là cơ hội để chuộc những lỗi lầm. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Để những ngày Tết vẹn tròn, người Việt thường sắm sanh, chuẩn bị từ cả nửa tháng trước.

1FCA7153-939B-4073-957B-A07C3B05A917.

Tái hiện khung cảnh đón Tết xưa. (Nguồn ảnh: YN)

Mâm ngũ quả

Đây là mâm lễ vật sẽ được bày lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên trong suốt những ngày Tết, gồm có 5 loại quả. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng các quy luật phổ biến đều tựu trung vào con số 5. Ví dụ có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc...

Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và mâm ngũ quả biểu trưng cho sự đầy đủ của loại lễ vật là hoa quả, thanh tịnh và biểu thị sự kính ngưỡng đến thần Phật, gia tiên tiền tổ.

Cũng theo quan niệm cổ nhân, quả biểu tượng cho sự sung túc, dồi dào, thành tựu. Quả thường chứa nhiều hạt cũng là nguồn gốc, sự khởi đầunên quả còn biểu trưng cho sự phồn thực, sinh sôi...

Tùy theo vùng miền mà các loại quả trái trong mâm lễ vật cũng khác nhau. Ví dụ như theo cách phát âm Nam Bộ thì mâm ngũ quả với ước mong “cầu vừa đủ xài” nên thường bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và đôi khi thêm sung hoặc chùm nho.

Mâm ngũ quả miền Nam ít khi có nải chuối (sợ bị “chúi”, xui xẻo cả năm) hay trái cam (sợ “quýt làm cam chịu”). Ở miền Bắc thì thường bày biện phong phú nhiều loại quả, miễn sao đủ 5 loại và đẹp mắt là được.

Tựu trung lại, người xưa cho rằng mâm ngũ quả phải hài hòa về mặt âm dương, ngũ hành, có các yếu tố bổ sung, tương hỗ cho nhau.

Cụ thể, cần cân đối giữa những trái cây có màu xanh hay màu nhạt, dịu mát tượng trưng cho âm với các trái màu nóng như đỏ cam, vàng rực... tượng trưng cho dương.

Người Việt cũng thiên nhiều về hai hành thổ (bởi thổ sinh kim - tượng trưng cho tiền tài) và mộc (là cây cối, phát triển, nảy lộc, bám rễ lâu bền) nên mâm ngũ quả chủ yếu là các trái có vị ngọt (thuộc thổ) như lê, dưa hấu, đu đủ, xoài... và những trái có vị chua (thuộc mộc) như bưởi, cam.

Tranh Tết

Không phải là vật trưng đặt ở bàn thờ nhưng tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của cổ nhân. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa.

Tranh Tết hàm chứa phần hồn Việt trong lành, nhân hậu, đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh sâu sắc. Những gam màu rực rỡ như khơi gợi lên cảm giác mới mẻ, ấm cúng, rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình.

Trước đây, dòng tranh Đông Hồ là dòng tranh rất được ưa chuộng để treo Tết. Những bức tranh đều hàm ẩn những nội dung tốt lành, những ý nghĩa may mắn.

Có thể phân loại tranh Tết của người xưa gồm: Tranh chúc tụng: Tranh gà, lợn, tiến sĩ, Phúc - Lộc - Thọ (hình vẽ hoặc chữ) mỗi bức tranh đều có ý nghĩa của những lời chúc: an lành, giàu sang, tăng phẩm hàm chức tước hoặc con đàn cháu đống.

8FBFCE78-5EA3-49D2-BBDA-8A4BE82B07F9.

Tranh Tết được trưng bày ở Hoàng Thành Thăng Long. (Nguồn ảnh: Dangcongsan.vn).

Tranh để thờ phụng: như Táo quân, Phật Bà, Thổ công, tứ bình (4 loại hoa hay quả), tứ linh (lân, long, qui, phượng), tứ thời (xuân, hạ, thu, đông).

Ngoài ra, còn có tranh lịch sử: Tranh vẽ các anh hùng, liệt nữ của dân tộc như Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền... Tranh giáo dục: cóc đi học, Nhị thập tứ hiếu (24 người giữ đạo hiếu), tranh ngụ ngôn, trào lộng như: Chuột đỗ trạng nguyên, chuột vinh quy, đám cưới chuột, chuột mèo hóa giải, hái dừa, thầy đồ cóc...

Tranh Tết với đường nét giản dị tạo cho tranh một sự mộc mạc, phóng khoáng, đơn sơ, dễ cảm thụ. Màu sắc rực rỡ và chú trọng nhất là đường nét đen chạy viền, bố cục không gò bó theo luật tương xứng. Tranh Tết là loại tranh mộc mạc, chân chất đi thẳng vào lòng người những cảm xúc. Tùy tranh mà mang sự tôn nghiêm thờ phụng, khi thì gửi gắm những ước vọng, cầu mong...

Câu đối TếtTục này đến nay không còn phổ biến. Tuy thế, đây là thú chơi không thể thiếu của người xưa. Câu đối Tết thường viết trên nền giấy đỏ với ý màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy, hạnh phúc phù hợp với không khí của những ngày Tết cổ truyền.

Người xưa thường treo câu đối ở nơitrang trọng, nhiều người thấy như: cửa ra vào nhà, hai bên bàn thờ... Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, Nôm bởi những người học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian thường gọi là ông đồ.

Những dòng chữ thánh hiền không chỉ tỏ ra sự quý trọng “con chữ”, cầu sự học mà con gửi gắm bao ước nguyện thành đạt, rạng rỡ tổ tông.

Ngày nay câu đối Tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ, nhưng theo phong cách thư pháp. Câu đối thời xưa được chia thành 2 loại: loại mang tính quy phạm và loại mang tính thi ứng. Câu đối mang tính quy phạm, thường làm ở trường thi, làm để giáo huấn, thờ phụng... Câu đối mang tính chất thi ứng, thường làm trong các dịp hội hè, nơi các văn nhân đàm luận, trào phúng.

Câu đối ngày xuân là một thú chơi tao nhã cho mọi người, mọi nhà. Chính vì thế, ngày xuân thời xưa, nếu thiếu một đôi câu đối đỏ treo trong nhà chắc hẳn là ngày xuân chưa toàn vẹn. Ví dụ ngay trong một câu đối đặc trưng của ngày Tết: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".Đôi câu đối khiến người ta cảm thấy Tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng hơn và đặc biệt hơn những ngày bình thường khác: "Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu. Ủa! Tết!/Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc. Ồ! Xuân!".

Cây nêu

Muộn lắm là tới chiều 30 Tết, mọi nhà phải trồng xong cây nêu. Tục này xuất phát từ một truyền thuyết xa xưa, khi con người phải đối chọi với các thế lực ma quỷ từ phương xa đến.

Con người trồng cây nêu cao ngất, treo trên đó những món đồ mà tà ma e ngại. Trận chiến xảy ra, loài người chiến thắng, đuổi lũ ma quỷ khỏi đất đai của mình. Từ đó, ở đâu có cây nêu là chứng tỏ địa phận của loài người, ma quỷ không dám tìm đến quấy nhiễu.

F04ED43C-F15D-48D2-BCC5-BAFA3989C617.

Cây nêu tại Đình Hội An. (Nguồn ảnh: BQL)

Thông thường cây nêu là cây tre đẵn tới gốc, còn nguyên ngọn lá, đem trồng trước sân, kết ba cái lại buộc bó vàng mã, có khi còn thêm cỗ mũ nhỏ, cài cái khánh bằng đất nung. Cây nêu là dấu hiệu báo cho biết đất có chủ và đuổi tà ma.

Thời xưa, ở những nơi chật hẹp không tiện trồng nêu thì có thể dùng cành đa, lá dừa cài ở cổng để thay thế.Xung quanh cây nêu thường được rắc vôi bột hoặc vẽ bàn cờ, cung, nỏ có tên bắn ra đằng trước và hai bên... Dấu hiệu này cũng mang ý nghĩa trấn trừ ma quỷ.

Cây nêu được hạ và vàng mã trên đó được đem đi hóa vào ngày mùng 7 tháng Giêng là ngày cuối cùng của Tết Nguyên Đán, còn gọi là lễ khai hạ. Thời xưa, mọi công việc chỉ bắt đầu lại bình thường sau khi cây nêu được hạ xuống.

bài liên quan
Múa rồng - Nét văn hóa độc đáo ngày Xuân

Múa rồng - Nét văn hóa độc đáo ngày Xuân

Từ lâu, múa rồng đã trở thành món ăn tinh thần, nét văn hóa độc đáo trong dịp Tết đến, xuân về. Múa rồng mang theo ước vọng cầu mong mong sự thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc cho mọi nhà. Khi tiếng trống vang lên, người già, trẻ nhỏ lại háo hức dõi theo.
Tết cổ truyền: Về nhà hay du xuân?

Tết cổ truyền: Về nhà hay du xuân?

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt, là dịp hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm thiêng liêng, sâu sắc của người Việt.
Hồi ức Tết xưa

Hồi ức Tết xưa

Với nền văn minh lúa nước thì Tết là sự kết thúc cũng là sự khởi đầu của vòng quay thời gian Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân. Con người hồ hởi đón nhận nó bằng sự khởi phát tâm hồn, nồng nàn đón năm mới.
Tết nghèo trong tôi

Tết nghèo trong tôi

Vợ tôi bảo, anh đừng viết về cái nghèo mãi, không thì người ta tưởng nhà mình nghèo thật, con gái mình khó lấy chồng! Tôi bật cười về ý nghĩ ngộ nghĩnh này của vợ. Bởi không phải tôi thích than nghèo, mà tôi nhớ về cái thời cả xã hội cùng nghèo đấy chứ. Nhớ về tuổi thơ tôi, nhớ về bà, về mẹ…
Chuyện làng xưa...

Chuyện làng xưa...

Làng xã cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm tự trị, tự quản từng được đánh giá “như một nước cộng hòa thu nhỏ”, khiêm nhường mà bền vững… Bên cạnh những lề thói lạc hậu, sau mỗi lũy tre làng còn ẩn chứa những di sản quý báu của cha ông. Ngày Tết, xin kể vài câu chuyện về làng xưa.
Nhớ ánh đèn dầu của Tết xưa

Nhớ ánh đèn dầu của Tết xưa

Biết đâu vào một ngày trong Tết, đèn điện vì lý do nào đó mà không tỏ…
Mới nhất
Đọc nhiều
Hành trình phá án và lật tẩy những chiêu thức lừa đảo tinh vi của Phó Đức Nam và đồng bọn

Hành trình phá án và lật tẩy những chiêu thức lừa đảo tinh vi của Phó Đức Nam và đồng bọn

Bằng các biện pháp nghiệp vụ cùng với những manh mối ban đầu, lực lượng chức năng Công an quận Cầu Giấy cùng với các đơn vị chức năng Bộ Công an đã bóc tách, triệt phá thành công đường dây lừa đảo tài chính "khủng" nhất từ trước đến nay.
Vi phạm về an toàn thực phẩm tại Hà Nội có thể bị phạt tới 120 triệu đồng

Vi phạm về an toàn thực phẩm tại Hà Nội có thể bị phạt tới 120 triệu đồng

HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội.
Bình Định: Lễ hội cầu ngư ở Nhơn Lý là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Lễ hội cầu ngư ở Nhơn Lý là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội cầu ngư là lễ hội truyền thống được ngư dân địa phương tổ chức hằng năm
Tin bài khác
Bình Định: Lễ hội cầu ngư ở Nhơn Lý là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Lễ hội cầu ngư ở Nhơn Lý là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý (Bình Định) hình thành trên 200 năm, vừa được Bộ VH-TT-DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai với chủ đề “Hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển”

Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai với chủ đề “Hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển”

Chiều 12/12, Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, năm 2024. Trung tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì gặp mặt báo chí.
Mẹ - Người mãi mãi trong tim con

Mẹ - Người mãi mãi trong tim con

Mẹ ơi, mẹ có biết không? Mỗi khi con cảm thấy mệt mỏi, áp lực với cuộc sống, con lại nhớ về mẹ.
CSGT Hà Nội sử dụng xe chuyên dụng đưa người bệnh tim đi cấp cứu

CSGT Hà Nội sử dụng xe chuyên dụng đưa người bệnh tim đi cấp cứu

CSGT Hà Nội đã sử dụng xe ô tô chuyên dụng kịp thời đưa một người dân bị suy tim, lên cơn đau đột ngột đến Bệnh viện cấp cứu.
Công an tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi

Công an tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi

Tổ chức các cuộc thi, nhất là thi tìm hiểu pháp luật là một trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật mang lại nhiều giá trị thực tiễn sâu sắc; là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống, đến với từng tập thể, cá nhân; là hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý hiệu quả và có sức thu hút lớn. Đây là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được Công an tỉnh Bắc Giang lựa chọn sử dụng trong nhiều năm trở lại đây.
Trong năm 2025, Hà Nội phấn đấu tăng thêm 97MW từ điện rác, điện mặt trời mái nhà

Trong năm 2025, Hà Nội phấn đấu tăng thêm 97MW từ điện rác, điện mặt trời mái nhà

Mục tiêu cụ thể của Thành phố Hà Nội trong năm 2025 là tăng thêm khoảng 67MW từ điện rác và 30MW điện mặt trời mái nhà.
Có 184 luật, 200 nghị định cần sửa đổi khi tinh gọn bộ máy

Có 184 luật, 200 nghị định cần sửa đổi khi tinh gọn bộ máy

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, qua rà soát sơ bộ, có tới 184 luật, 200 nghị định liên quan tổ chức bộ máy cần phải sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy.
Bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người chết chưa xác định được nguyên nhân

Bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người chết chưa xác định được nguyên nhân

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tối 11/12 dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo đã ghi nhận 406 trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong.
Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Kể từ ngày 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe.
Học sinh Trường THCS - THPT Newton giành Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

Học sinh Trường THCS - THPT Newton giành Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

Tối 11/12, tại Rumani diễn ra lễ bế mạc, trao thưởng kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024. Cả 6 học sinh Hà Nội, đại diện học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi này đều xuất sắc đoạt huy chương, trong đó có 5 Huy chương bạc và 1 Huy chương đồng.