Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 18 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 18°C

Chuyện làng xưa...

Văn hóa
13/02/2021 12:00
Nguyễn Phan Khiêm
aa
Làng xã cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm tự trị, tự quản từng được đánh giá “như một nước cộng hòa thu nhỏ”, khiêm nhường mà bền vững… Bên cạnh những lề thói lạc hậu, sau mỗi lũy tre làng còn ẩn chứa những di sản quý báu của cha ông. Ngày Tết, xin kể vài câu chuyện về làng xưa.


Anh11.

Hình minh họa

“Nửa canh giờ nhân ái”

Tuyệt đại đa số làng xã cổ truyền có đình thờ thành hoàng, vị thần bảo trợ cho cộng đồng, vừa thiêng liêng, lại vừa gần gũi. Đêm Ba mươi Tết, chỉ khi nào đình làng tế tống cựu nghinh tân thì các nhà thờ họ, các hộ gia đình mới cúng giao thừa. Tiếng trống tế ấy chính thức báo hiệu năm cũ đã qua, năm mới đã đến. Hầu hết hương ước các làng xã cổ truyền đều có quy định về cúng tế tại đình làng trong ba ngày Tết rất cẩn thận.

Quê tôi, làng Hữu Bằng, tổng Thạch Xá, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây xưa là một làng buôn bán, chủ yếu là buôn sợi, buôn vải. Những người ít vốn thì buôn bán vải nâu, người khá giả thì buôn vải trắng mang xuống bán ở chợ Hà Đông hay chợ Máy, chợ Mè ở Lâm Thao, Bạch Hạc, Phú Thọ.

Buôn bán nên may rủi nhiều, và hầu như năm nào cũng có người vỡ nợ. Vì thế làng có câu: “Còn tiền chợ Máy, chợ Mè/ Hết tiền vào Gượm hái chè chia đôi”, nghĩa là đã hết vốn thì vào làng Cần Kiệm, nơi có nhiều đồi chè xin hái chia đôi với chủ nhà, mỗi ngày cũng được chút tiền mua gạo…

Đêm Ba mươi Tết ở những gia đình đó thật buồn, mấy đứa trẻ ngơ ngác, khách đòi nợ ngồi chờ, còn bố mẹ thì trốn ra đồng, ngồi cho đến khi đình làng tế tống cựu nghinh tân mới dám về, khi đó khách đòi nợ không ai chờ nữa. Sáng mai có gặp nhau thì lại tay bắt mặt mừng, chúc nhau năm mới buôn bán thuận lợi, may mắn.

Thấu hiểu tình cảnh những người không may vỡ nợ, có thời kỳ các cụ quyết định tế giao thừa trước nửa canh giờ, tức là 11 giờ đêm nổi trống tế. Tế sớm như vậy để những người vỡ nợ còn nửa canh giờ chuẩn bị đón năm mới, cho qua một năm vận hạn, đón năm mới với hy vọng tốt lành hơn. Người ta gọi đó là “nửa canh giờ nhân ái”.

“Vô vọng bất thành danh”

Nói đến làng xã cổ truyền là nói đến khao vọng. Khao là bày tiệc linh đình mời nhiều người đến dự nhân có việc vui mừng. Người được thăng quan, được vua ban thưởng, người trúng cử Lý trưởng, được phong Bá hộ, Cửu phẩm hay đỗ đạt… đều làm cỗ khao. Có khi ăn uống vài ba ngày, có phường chèo về giúp vui. Người đến dự mang câu đối, trướng, pháo đến chúc mừng.

Vọng là khoản đóng góp vào làng bằng tiền hay lễ vật. Trong Hương ước thường quy định rất cụ thể. Ví dụ Hương ước làng Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) quy định một vị được làm quan trong triều, văn từ tam phẩm trở lên, võ từ nhị phẩm trở lên và có công đức với dân làng thì mới được vọng triều quan ở đình làng. Lễ gồm 1 con trâu, 10 mâm xôi, 10 chai rượu và nộp quỹ 100 đồng. Nếu là vọng thôn trưởng thì chỉ nộp 10 đồng, lễ thần mâm xôi, con gà.

Do đó, khao đi đôi với vọng. Lễ nghi ở đình xong là đãi tiệc ở nhà. Nếu không vọng thì dân làng coi như không biết, ông đỗ đạt hay làm đến chức gì cũng chưa có danh với dân làng. Xưa có câu “Vô vọng bất thành danh” là thế.

Làng tôi xưa có lần tế thần, ông Phó lý Vinh ít tuổi hơn lại được đứng trước cụ Phó lý Thanh tiền bối. Ông con rể cụ Phó Thanh mới chất vấn cụ Nghè (Tổng đốc trí sĩ) là thủ chỉ, chức vị cao nhất của làng rằng: “Thưa cụ, cụ Phó Thanh làm Phó lý trước ông Phó Vinh, lại nhiều tuổi hơn, sao hôm nay làng lại để ông Phó Vinh đứng trước như vậy?”. Cụ Nghè mới nói: “Là vì ông Phó Vinh mới được Bá hộ”.

“Thưa cụ, ông Phó Vinh được Bá hộ nhưng thần không được nén hương, làng không được chén nước (tức là ông Phó Vinh chưa khao vọng) thì ai biết ông ấy là Bá hộ ạ?! Cụ Nghè phải chịu là phải.

Khao vọng tốn kém, người không đủ lực mà đua đòi thì khổ, khiến khao vọng trở thành hủ tục, nhưng nhìn chung ai có điều kiện mới tổ chức.

Dân chủ làng xã

Với đặc điểm tự trị, tự quản, Nhà nước chỉ can thiệp vào làng xã khi có dịch bệnh, bắt phu, bắt lính, thu thuế hay có vụ án hình sự… còn lại dân làng tự quyết định. Trong đó, Hương ước như một luật lệ của làng, quy định cụ thể, minh bạch về bộ máy quản trị, phong tục, tang ma, hiếu hỷ,... Một trong những biểu hiện cụ thể, sinh động về dân chủ làng xã là bầu cử.

Trong “đội ngũ lãnh đạo” của làng xã xưa có hai nhân vật chính, thứ nhất là Tiên chỉ hay Chánh hội, đại diện cơ quan dân cử, không liên quan đến hành chính nhà nước; người thứ hai là Lý trưởng, do dân làng bầu ra để vừa đại diện Nhà nước tại địa phương vừa thực hiện những công việc mà hương hội đề ra, đồng thời thay mặt dân địa phương kết nối với Nhà nước, cấp trên trực tiếp là quan huyện.

Theo bài “Về bộ hồ sơ bầu Lý trưởng xã Đoan Xá, phủ Kiến Thụy, Hải Phòng năm 1875 (Thông báo Hán Nôm 2003), thì khi khuyết chân Lý trưởng vì lý do nào đó thì Tri huyện có trát yêu cầu dân làng bầu Lý trưởng mới. Dân làng chọn những người có tư cách tốt, mẫn cán, biết chữ, nhà có tài sản - ra ứng cử và bầu chọn. Số tài sản của ứng viên phải tương đương số tiền thuế 1 năm của làng, để nếu thất thoát thuế thì lấy tài sản của Lý trưởng bồi thường.

Sau khi bầu xong, làng lập biên bản trình lên quan huyện có đầy đủ chữ ký của kỳ lão, thân hào, sắc mục của xã. Sau đó, Chánh tổng ký vào văn bản với tư cách hiệp cử và chịu trách nhiệm về giám sát việc bầu cử theo thể lệ, và dẫn người mới được bầu lên quan phủ, huyện để quan trên trực tiếp thẩm tra. Nếu đúng người, đúng tiêu chuẩn thì ra tờ trình lên quan đầu tỉnh. Quan đầu tỉnh căn cứ vào tờ trình của quan phủ, huyện cấp cho Lý trưởng mới văn bằng bổ nhiệm.

Việc ứng cử, bầu cử hoàn toàn do dân làng quyết định, không có can thiệp từ cấp trên. Do đó, ở làng Hữu Bằng đã nêu, theo tộc phả họ Nguyễn, có cụ làm Lý trưởng đến 30 năm liên tục, do dân làng tín nhiệm, quý trọng.

Mua danh: một tục đẹp?

Ngày xưa, các làng xã cổ truyền vốn ít dân, trên ngàn người đã là làng lớn, trong đó đa số là dân nghèo vậy mà làng nào cũng có đình chùa, nhiều ngôi đình, ngôi chùa rất lớn. Nhiều làng ngoài đình, chùa, hệ thống đường ngang ngõ dọc khắp làng đều lát gạch nghiêng, ao làng đều kè đá ong… Kinh phí ấy đều từ dân làng đóng góp.

Làng xã xưa không có nguồn ngân sách nhà nước hàng năm rót về, nên để bảo đảm chi tiêu cho quản trị, tế tự, giao tiếp, trợ cấp, xây dựng… cần một nguồn có tài chính. Nguồn ấy thu từ hoa lợi của công điền, tiền thu lệ phí như vọng ngôi thứ, lan nhai… và tiền bán danh vị.

Mỗi khi có việc cần chi tiêu, làng xã xin phép quan huyện cho tổ chức một một đợt bán danh vị như Lý trưởng, Phó Lý, Trương tuần… Mỗi danh vị một giá khác nhau. Người bỏ tiền ra mua sẽ được mang cái danh ấy, dù không có thực chức, thực quyền. Ví dụ mua chức Lý trưởng, sau khi hoàn thành thủ tục, khao vọng đàng hoàng, người mua sẽ được gọi là ông Lý A, cụ Lý B suốt đời.

Nếu thu bình quân, cào bằng thì chắc chắn sẽ không có đủ kinh phí, vì những hộ dân nghèo khó đóng góp. Để thu hút sự đóng góp của người giàu, bù đắp lại sự đóng góp đó, dân làng tặng lại họ cái danh. Đấy là một phương thức “xã hội hóa” hiệu quả. Do ảnh hưởng cái nhìn phê phán từ các nhà văn, nhà báo đầu thế kỷ XX, nên ta chỉ nhìn thấy đó là một hủ tục, một thói háo danh ngốc nghếch…, nhưng nhìn ở góc độ khác thì đó cũng là một tục đẹp, theo nguyên tắc "Đầu đào, báo lý" - Có đi có lại, vì lợi ích chung của cộng đồng.

Bên cạnh đó, có những người không có tiền của nhưng dành nhiều công sức, nhiệt thành tham gia việc xây dựng đình chùa, cũng được dân làng ghi nhận, bầu làm hậu thần, hậu Phật để tri ân. Nếu dân làng không trọng cái danh “Miếng giữa làng hơn sàng xó bếp” thì lấy đâu ra tài lực, nhân lực làm việc công ích, để chúng ta có hệ thống di sản đồ sộ ngày nay.

bài liên quan
Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Thái Bình: Triển khai Kế hoạch kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thái Bình: Triển khai Kế hoạch kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật các Đảng viên vi phạm

UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật các Đảng viên vi phạm

Thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Trung Thành, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm.
Kẻ đâm ô tô, đánh chết người ở Hà Nội khai gì tại cơ quan Công an?

Kẻ đâm ô tô, đánh chết người ở Hà Nội khai gì tại cơ quan Công an?

Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Bắt giữ nhóm "trẻ trâu" vô cớ đánh người khi tham gia giao thông tại Quảng Ninh

Bắt giữ nhóm "trẻ trâu" vô cớ đánh người khi tham gia giao thông tại Quảng Ninh

Từ tháng 9/2024 đến khi bị bắt, nhóm "trẻ trâu" đã gây ra 4 vụ việc, uy hiếp gây thương tích cho 7 nạn nhân, đập phá 4 xe máy.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.