Với nền văn minh lúa nước thì Tết là sự kết thúc cũng là sự khởi đầu của vòng quay thời gian Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân. Con người hồ hởi đón nhận nó bằng sự khởi phát tâm hồn, nồng nàn đón năm mới.
Bây giờ đã là tháng Chạp
Những ngày tháng Chạp, tháng cuối cùng của năm âm lịch làm tôi lại nhớ mẹ tôi. Bởi mọi thứ bồi hồi lắm, cái không khí giáp Tết, cuối năm khiến mọi thứ rạo rực, mẹ tôi cứ đi ra đi vào, tính toán, mua cái này cái kia, nào là mấy cân thịt lợn, thịt bò, rượu nếp, bánh chưng đặt ở nhà cậu… rồi mua hương hoa, vàng mã bày biện lên bàn thờ. Tụi tôi con nhỏ chỉ chạy lăng xăng, mong mẹ mua thêm cho áo quần mới, dép mới, để mặc đi Tết cho tươm tất, khoe khoang với mọi người. Nhà nghèo, nhưng Tết ba mẹ vẫn sắm sửa đầy đủ. Đó vừa là phong tục, cũng là sự vui chơi đủ đầy sau một năm vất vả.
Nhà nghiên cứu Nhất Thanh còn có quan sát thú vị đúng phong vị những ngày trước Tết mà ông ghi nhớ lại: Từ trung tuần tháng Chạp, phố xá, chợ búa đã bắt đầu có vẻ Tết, rồi mỗi ngày thêm nhộn nhịp, mấy buổi chợ cuối năm càng tưng bừng tấp nập “đông như chợ Tết”.
Hàng gì cũng nhiều gấp bội ngày thường đã đành, chợ Tết vẫn còn thêm đặc sắc về Tranh Pháo. Ta có tục cho trẻ nhỏ từ đưa lớn đến đứa năm sáu tuổi đi chơi chợ Tết phiên cuối năm, mua tranh mua pháo, mua quế chi ăn cho thơm miệng ngày Tết. Tại những nơi chợ họp phiên cuối tháng vào ngày 26 hay 27 thì thế nào cũng có thêm phiên chợ cho trẻ con vào ngày 28, 29 hay 30, cũng gọi là phiên chợ Tết. Đi chợ không thể quên không mua một hai cây mía thật lớn dựng bên bàn thờ ngày Tết làm gậy ông vải.
Cách sửa soạn, lo lắng của mẹ tôi cũng giống như người Việt ta vậy. Trong cuốn “Đất lề quê thói”, học giả Nhất Thanh viết: “Ta ăn Tết ba ngày mà có thể nói là sắm sửa Tết gần cả năm cũng không phải là ngoa. Nhà có vườn cau quanh năm lo lượm nhặt những tàu lá rụng, cắt lấy tước mỏng, quấn lại, gác bếp, để Tết gói giò. Người ta lo từ chiếc lạt giang để buộc bánh chưng, không đợi đến ngày Tết mới sắm. Nhiều nhà nuôi heo, nuôi gà từ đầu năm để Tết mổ thịt. Nhiều nơi có tục chơi họ giò bánh, mỗi tháng góp tiền, để lại một phần giao cho nhà cái đến Tết mua gáo thịt làm giò, gói bánh chưng chia nhau.
Dù còn nhỏ nhưng mẹ vẫn bắt tôi lau dọn nhà cửa, lau chùi đồ vật trong nhà, bàn thờ, treo mấy bức tranh, câu đối năm mới mẹ mua ở chợ Tết. Cái không khí rồi trang hoàng trong không gian đơn sơ đó khiến cho ngôi nhà sáng lên đôi chút, sang lên, ấm áp hơn, như cha ông ta thường nói: “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, Giàu khó ba muơi Tết mới hay”.
Ở quê tôi nhà nào cũng trồng cây nêu, một cây tre chặt tận gốc còn đủ ngọn lá, trồng trước ngõ hay sân, trước đây người ta còn tranh trí hoa văn rồi mấy chiếc khánh bằng đất nung để khi gió thổi chạm vào nhau có tiếng kêu thú vị. Tục trồng cây nêu là để tránh ma quỷ và khẳng định ngôi nhà đã có chủ rồi, không được quấy nhiễu.
Cây nêu được người ta hạ xuống sau Tết, thường là ngày mồng 7 khi vàng mã đã đốt xong. Bây giờ quê tôi, cây nêu người ta còn tranh trí hoa văn đẹp mắt, rồi đèn nháy, khi đêm xuống rực rỡ cả làng quê. Trước đây, người ta còn rắc vôi bột trước sân, ngõ hay lá dứa, cành đa, cũng ý là để xua đuổi ma quỷ, như tục đốt pháo vậy.
Tục xưa, bây giờ cũng nhạt phai nhiều, nhưng tục trông cây nêu thì quê tôi vẫn còn gìn giữ và có vẻ cầu kỳ, đặc sắc hơn. Chỉ có là mẹ tôi đã già, việc sắm Tết cũng đơn giản hơn vì con cái đã có gia đình riêng. Người già chỉ thơ thẩn mong con cháu về quê ăn Tết cho đỡ trống vắng, nhưng không phải đứa con, cháu nào cũng có cơ hội về quê.
Những ngày đoàn viên
Theo tác giả Nguyễn Kim Thản, Tết đối với người Việt Nam, theo một tập tục lâu đời, không chỉ đơn giản là ngày kết thúc một năm cũ và mở đầu một năm mới âm lịch. Đó là dịp nghỉ ngơi, mừng những thành quả của cả một năm lao động nông nghiệp vất vả, không có ngày nghỉ. Đó là dịp mọi người ăn ngon hơn, uống nhiều rượu hơn bất kỳ ngày vui mừng nào trong năm: “đói giỗ cha, no ba ngày Tết”, tục ngữ đã dạy như thế.
“Đó là dịp họp mặt của gia đình, thậm chí với cả đại gia đình: cha mẹ, anh chị em, có khi còn cả với ông bà, cụ kỵ, nội và ngoại để con, cháu, chắt chúc thọ người trên. Đó là dịp gặp gỡ họ hàng xa gần, bạn bè, đồng hương nơi thôn xóm. Thiêng liêng hơn, đây còn là dịp tưởng nhớ với lòng thành kính những người đã khuất trong gia đình - một sự tưởng nhớ lâu nay đã trở thành sự thờ cúng trang nghiêm. Mà những hoạt động đó lại diễn ra trong những ngày lập xuân, theo sự phân chia của lịch pháp cổ truyền mỗi năm chia làm 24 tiết: vào những ngày này mùa xuân bắt đầu sau mùa đông giá lạnh (nhất là ở miền Bắc Việt Nam), cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua sắc khoe hương, con người rạo rực sức sống, tràn đầy ước mơ, chào đón một năm mới nhiều hứa hẹn tốt lành… Tết gắn bó sâu sắc mỗi người con dân đất Việt với cộng đồng dân tộc chính là vì những lẽ đó”.
Ngày 23 tháng Cháp, Lễ ông Công ông Táo được người Việt coi là quan trọng nhất trong năm. Đây có thể coi là những ngày mở đầu để đón Tết, bởi khi cúng ông Công ông Táo xong coi như không khí đã rộn ràng lắm rồi. Đâu đâu cũng nói chuyện Tết, thăm hỏi xôn xao chuyến sắm Tết, con cháu có ai về không?.
Chập tối hôm cuối cùng của năm âm lịch này, xưa kia, nhà nhà đóng cửa sớm. Song ở thành phố, nhất là ở Hà Nội xưa, còn có hoạt động của các chú bé đi “súc sắc súc sẻ”. Đó là những cậu bé - thường là con nhà nghèo - đi chúc Tết. Các chú bé gồm 2-3 người, mặc áo dài, người cầm bó hương, người cầm một ống nứa dài khoảng 60-70cm, trong đó có một số đồng tiền bằng kim loại. Đến cửa mỗi nhà, chú thì xóc ống đựng tiền đó, chú thì đọc lời chúc tụng: “Súc sắc súc sẻ/ Nhà nào còn đèn còn lửa/ Mở cửa cho chúng tôi vào/ Bước lên giường cao/ Thấy con rồng thấp/ Bước xuống giường thấp/Thấy con rồng chầu/ Bước ra đằng sau/ Thấy nhà ngói lợp /Trâu ông còn buộc/ Ngựa ông còn cầm/ Ông sống một trăm/ Thêm năm tuổi lẻ/ Vợ ông sinh đẻ/ Những con tốt lành/ Những con như tranh/ Những con như rối/ Ông ngồi ông đối một câu/ Ve vẻ vè ve/ Cái bè qua sông/ Ông đi thuyền rồng/ Bà đi thuyền chúa/ Năm nay tốt lúa/ Thiên hạ được mùa”.
Theo cuốn “Đất lề quê thói” thì “Đêm 30 Tết, nhà nào chẳng còn đèn còn lửa", câu hát có dụng ý làm cho con người ta có bận mấy cũng phải tiếp đón chúng, nếu không mở cửa có khác gì nhà đã tro lạnh khói tàn, không còn ai nữa. Tục này, bây giờ không còn, quả là đáng tiếc.
“Có lẽ là vì từ bao nhiêu đời nay tổ tiên mình, rồi đến ông cha mình tin tưởng, rồi đến mình đây tin tưởng là đất đai cũng như sinh vật, ngưng hoạt động trong những ngày cuối năm, lại bắt đầu sống lại, với sự trở về sắp tới của khí ấm. Từ quan niệm đó, người ta vui mừng trông đợi lúc cây cối và muôn vật trở lại cuộc sống bình thường và ao ước năm mới phải có một cái gì mới, một tiến bộ mới.
Người nông dân ao ước sản xuất nhiều, người thị thành ao ước khôn ngoan hơn, giàu có hơn, trưởng thành hơn. Bao nhiêu thù oán xếp lại, tình đoàn kết được đề cao, sự lo buồn lộn xộn quẳng đi một xó. Người ta thăm hỏi nhau, kiêng mắng chó chửi mèo, kiêng hốt rác, rồi trông nêu, vạch vôi vẽ cung tên, chẳng qua chỉ là để hi vọng năm sắp tới bản thân mình, gia đình mình, làng nước mình sẽ khôn ngoan hơn, khoẻ mạnh hơn, sinh sản nhiều hơn. Người ta chúc mừng nhau, cầu trời khấn phật, chỉ là để xin các sức huyền bí viện trợ cho mình. Sự hoang đường mê tín thường xuất phát từ một nhu cầu thực tế. Không theo như thế thì không yên dạ. Không yên dạ vì sợ rông, vì sợ xúi quẩy cả năm, nhưng không yên dạ còn vì sợ việc này hay việc nọ trong năm sẽ không bằng được năm cũ.
Nghe thấy nói trước đây, ở chợ Đồng (Hà Nam), chợ Phủ Giày (Nam Định), có những người đến phiên chợ cuối năm thường cố mang một thứ hàng, bất kì nhiều ít, bất kì tốt xấu đi bán, chỉ mong bán chạy chớ không mong lấy tiền. Bán như thế là bán cái xúi quẩy của năm cũ đi. Cũng vậy, ở Nghệ Tĩnh trở vào Thừa Thiên ngày trước cũng có tục đến phiên chợ tết thì đem đồ đi bán và rao “Có ai mua dại ra mua” và không cần bán mà cũng không cần ai trả lời mua hay là không mua.
Tất cả những tục lệ ấy, ý nghĩa sâu xa là biểu hiện nguyện vọng của dân tộc muốn cho mọi sự trong năm mới phải hơn năm cũ”.
Chiều 21/11, Công an tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đại tá Diệp Văn Thế, Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị; cùng dự có lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương.
Cục Quản lý thị trường Hà Nội chủ trì, phối hợp với Công an, Cục Hải quan, Cục Thuế Hà Nội và các đơn vị khác tập trung kiểm tra nhóm hàng hóa thiết yếu, có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Tết luôn là thời điểm văn hóa truyền thống của Việt Nam thể hiện đậm nét nhất. Đó là lý do vì sao không ít cây viết nước ngoài hứng thú tìm hiểu nhiều hơn về phong tục đón năm mới của người Việt.
Trên 50.000 lon "Bò húc" có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull đang chuẩn bị đưa ra tiêu thụ phục vụ Tết 2025 cùng hàng trăm nghìn vỏ lon chưa qua sử dụng vừa bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, kiểm tra và tạm giữ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Thành phố Hà Nội tháng 11/2024 giảm 0,05% so với tháng trước. Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 4,37% so với bình quân cùng kỳ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới, đó là chuyển sang cho vay thông qua các phần mềm, ứng d
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.