Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt, là dịp hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm thiêng liêng, sâu sắc của người Việt.
Tết, với nhiều người là thời gian để về nhà sum vầy với gia đình, cùng nhau ngồi lại ăn bữa cơm đoàn viên, đón khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng nhất của năm mới. Nhất là với những người xa quê, ai cũng đều muốn trở về đoàn viên cùng gia đình trong dịp đặc biệt này.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, không ít người gần đây có sự thay đổi về cách đón Tết. Họ cho rằng, Tết là thời gian thư giãn và du lịch khám phá văn hóa, không khí đón Tết ở những vùng đất mới.
Tận hưởng không khí đón Tết ở quê nhà
Tết Nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây, thể hiện sự gắn kết trong gia đình, gia tộc và cộng đồng, là dịp để những người con trở về nhà sum họp với gia đình.
Dù cho những chuyến tàu, chuyến xe ngày Tết có đông đúc, chen chúc, vất vả như thế nào, dù cho khoảng cách có xa xôi Nam - Bắc đến hàng ngàn cây số, thậm chí là ở những đất nước cách cả nửa vòng trái đất, những người con đất Việt vẫn luôn có một ước mong trở về sum họp bên những người thân yêu nhất của mình vào dịp Tết Nguyên Đán. Đối với bậc sinh thành, thấy con cái trở về trong ngày Tết là món quà vô giá và ý nghĩa nhất.
“Đặt vé chưa con? Quên quên vài bữa đến Tết không khéo sát ngày khó mua!”. Những câu hỏi, dặn dò ân cần của nhiều cha mẹ đều vang lên mỗi dịp cận Tết.
Đó là sự mong đợi những đứa con thân yêu xa nhà một năm qua có thể về nhà sớm dịp Tết, để cùng nhau đi mua vài chậu hoa chưng Tết, quây quần trong bữa cơm Tất niên. Các con về, nhà có đủ người thì mới thấy Tết về!
Không ít người xa quê, họ chuẩn bị kế hoạch đặt mua vé tàu, vé máy bay từ rất sớm để kịp về quê đón Tết. Có nhiều người háo hức dành những ngày phép để về quê đúng ngày ông Công, ông Táo cùng ông bà, cha mẹ sống trong không khí chuẩn bị Tết.
Anh Hoàng Văn Châu (Phú Thọ), 32 tuổi tâm sự: “Tôi rất mong được về quê đón Tết và rất thích không khí chuẩn bị Tết của gia đình. Suốt một năm, tôi và vợ làm việc chăm chỉ và để dành ngày phép để được về quê sớm.
Tôi luôn đếm ngược thời gian từng ngày để về quê đón Tết. Những ngày giáp Tết, cha mẹ cũng gọi điện liên tục hỏi bao giờ mới về làm tôi càng háo hức hơn nữa”.
“Về quê, vợ tôi cùng mẹ sửa soạn lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, dưa hành, bánh mứt và gói bánh chưng. Còn tôi thích cảm giác được ngồi bên nồi bánh chưng, bếp củi đượm lửa hồng. Tôi nướng khoai, bắp ngô nướng vùi vào bếp than hồng kể cho các con nhỏ của tôi về sự tích cây nêu, truyền thuyết bánh chưng.
Tôi cũng giúp bố sửa sang lại mái nhà, trang trí cây đào, quất. Bọn trẻ ríu rít chạy quanh sân hát ca vui nhộn quanh ông bà. Mùi lá mùi tỏa hương thơm ngát. Nhưng có lẽ, thiêng liêng ý nghĩa nhất không chỉ với tôi mà còn là của rất nhiều người, đó là bữa cơm tất niên và đón chào thời khắc giao thừa”, anh Châu chia sẻ.
Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết, cũng là bữa cơm đoàn viên, là sợi dây gắn tình đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Đây là dịp để mọi người trong nhà được bày tỏ những nỗi niềm còn trăn trở, là lúc con cái thể hiện tấm lòng hiếu thảo tới đấng sinh thành.
Có lẽ đây cũng là khoảng thời gian ấm áp nhất, mọi thành viên cùng đắm mình vào cảm xúc yêu thương, của tình thân trọn vẹn.
Những câu chuyện từ thuở ấu thơ với bầu trời kỷ niệm hay những vấp ngã, thành đạt trong năm qua và những ước mơ vào năm mới được những người con sẻ chia với sự chân thành. Ông bà được đón các con, cháu cùng quây quần bên mâm cơm trào dâng niềm hạnh phúc. Đối với những bậc làm cha mẹ, còn gì hạnh phúc hơn khi thấy con cái trưởng thành, hiếu nghĩa và hiểu chuyện.
Trong tâm thức mỗi người, thời khắc giao thừa dường như ẩn chứa một sức mạnh tinh thần mà khi trải qua thời khắc đó, người ta đều tin rằng có điều gì vừa đổi thay, mới mẻ hơn. Khi trời đất, vạn vật bước vào một “tiết” mới, dường như con người cũng đang đứng trước vận hội mới.
Bước sang ngày đầu xuân, có lẽ với mỗi người dân Việt Nam đều nhớ tới câu: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Mùng 4, mùng 5, các gia đình cùng nhau đi viếng chùa, đi lễ hội làng…
Vừa đón Tết cổ truyền, vừa kết hợp du xuân
Những năm gần đây, cuộc sống hiện đại, không ít người có sự thay đổi về cách đón Tết cổ truyền. Đối với họ, Tết là thời gian thư giãn và du lịch khám phá đón Tết ở những vùng đất mới. Họ đang dần thay đổi văn hóa đón Tết truyền thống.
Nhiều người đã dành thời gian từ 28 Tết đến ngày mùng 1 Tết âm lịch ở nhà đón Tết cùng gia đình. Còn lại, họ dành thời gian đi du lịch trong hoặc ngoài nước. Chị Thu Vân (Hà Nội), 28 tuổi chia sẻ: “Nếu dành cả 7 - 10 ngày chỉ loanh quanh ở nhà thì rất lãng phí thời gian. Tôi muốn tận hưởng, khám phá những điều tốt đẹp xung quanh”.
Theo chị Thu Vân, chị cùng 5 gia đình lên kế hoạch để đi du lịch vùng Tây Bắc vào chiều ngày mùng 1 Tết, sau khi chị đã đón giao thừa và thắp hương tổ tiên, ông bà.
Cũng như chị Thu Vân, không ít người muốn tận dụng kì nghỉ Tết Nguyên Đán để tận hưởng niềm đam mê du lịch, khám phá vùng đất mới. Vui Tết cùng bạn bè cũng có thú vui riêng. Mọi người cùng khám phá, hòa cùng đón Tết đầy sắc màu của 54 dân tộc trên dải đất hình chữ S.
Có người đề ra mỗi năm đi miền đất mới, hiểu biết một dân tộc mới. Anh Thái Văn Thắng (Nghệ An) nhẩm tính: “Việt Nam có 63 tỉnh, thành với 54 dân tộc anh em. Nếu mỗi năm tôi khám phá Tết tại một tỉnh, thành thì hết 63 năm. Giờ 25 tuổi, hy vọng, 88 tuổi tôi vẫn còn khỏe chân, mạnh tay để đón Tết đủ ở khắp Tổ quốc Việt Nam”.
Nhiều người để dành những ngày nghỉ phép để dịp Tết đi du lịch nước ngoài dài ngày cùng gia đình. Anh Xuân Thành (Nam Định), 43 tuổi đã đặt tour du lịch Hàn Quốc 7 ngày để mời bố mẹ cùng đi. “Tôi biết ở “xứ sở Kim Chi” cũng đón Tết cổ truyền như ở Việt Nam.
Chiều ngày 1 mùng Tết, gia đình tôi gồm: bố mẹ, vợ chồng tôi và hai con sẽ cùng đi du lịch, trải nghiệm nền văn hóa, ẩm thực ở nước ngoài. Bố mẹ tôi vô cùng háo hức, sẵn sàng sức khỏe để khám phá miền đất mới. Vậy là vẫn có một cái Tết sum vầy, cả nhà bên nhau. Tôi thấy hạnh phúc khi bố mẹ tôi đã thay đổi suy nghĩ chỉ quanh quẩn vào những ngày Tết cổ truyền”.
Không chỉ giới trẻ mà cả những người cao tuổi ngày càng muốn được đi du lịch những ngày Tết. Đi du lịch cùng gia đình nhiều thế hệ còn là dịp để các thành viên hiểu nhau và gắn kết hơn. Nhiều người chọn đón Tết ở nhà 1 - 2 ngày đầu năm mới rồi khởi hành du xuân.
Họ vừa đón Tết cổ truyền đúng nghĩa, vừa không bỏ qua cơ hội được khám phá các địa danh du lịch trong dịp năm mới với một tâm thế đầy an nhiên và hứng khởi.
Một mùa xuân mới đang về…
Nam ca sĩ 9X Soobin Hoàng Sơn với các bản hit “Đi để trở về” thu hút hơn trăm triệu lượt xem đã chia sẻ: “Dù người trẻ có rất nhiều chuyến đi để có thêm nhiều trải nghiệm, nhưng điều kỳ diệu là trong muôn vàn những chuyến đi, luôn có một chuyến đi đặc biệt nhất, cảm xúc nhất và luôn là chuyến đi được mong đợi nhất vào dịp cuối năm, đó là chuyến đi… để trở về. Trở về nhà, trở về kể với gia đình những hành trình, trải nghiệm kỉ niệm buồn lẫn vui đã từng trải qua! Càng đi xa, càng đi nhiều thì chuyến đi về nhà càng đong đầy cảm xúc.
Đi thật xa để bản thân trưởng thành hơn, hiểu đời hơn để rồi biết trở về yêu thương, trân trọng giá trị tình thân, gia đình. Đi thật xa để trở về và đóng góp, sống tích cực hơn. Trong tim giới trẻ vẫn là tình yêu dành cho gia đình”.
Trái tim khao khát khám phá cuộc sống thế giới bên ngoài của giới trẻ để rồi nhận ra gia đình là nơi bình yên nhất. Cho dù đi bao xa, giới trẻ vẫn mong mỏi trở về nhà. Có lẽ, đó là sự da diết, mở ra tầng nghĩa mới khi “nhà” là quê hương nguồn cội của thế hệ 9X.
Với việc phải đón hàng ngàn du khách trong những ngày đầu năm mới, công tác bảo đảm an ninh trật tự, ở chùa Vĩnh Nghiêm vẫn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng chen lấn, lộn xộn tại điểm di tích.
Từ lâu, múa rồng đã trở thành món ăn tinh thần, nét văn hóa độc đáo trong dịp Tết đến, xuân về. Múa rồng mang theo ước vọng cầu mong mong sự thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc cho mọi nhà. Khi tiếng trống vang lên, người già, trẻ nhỏ lại háo hức dõi theo.
Hơn mười năm sống ở nước ngoài nhưng Đặng Kiều My (27 tuổi), hiện là tư vấn chiến lược tại Công ty Boston Consulting Group (BCG) tại Paris (Pháp), vẫn luôn dành trọn tình yêu cho quê hương, đất nước Việt Nam.
Tết Nguyên Đán là lễ hội đầu tiên của năm và là lễ hội lớn nhất trong truyền thống của người Việt. Đó là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời điểm “tống cựu nghinh tân”, rũ bỏ quá khứ và chào đón tương lai.
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.