Một buổi chiều đầy nắng và gió, chúng tôi có mặt ở Chùa Giáng, chốn Tổ yên bình của bậc chân tu 105 tuổi Thích Phổ Tuệ. Ngôi chùa 121 năm tuổi này nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội.
Điều làm chúng tôi rất ngạc nhiên là ngôi chùa cổ rất đẹp ấy ẩn mình giữa vùng đồng bằng chiêm trũng xanh rì bởi mạ mới cấy, các loại rau xanh và ao cá đầy nước, đúng phong cảnh hữu tình của những vùng nông thôn Bắc Bộ luôn yên tĩnh, không tấp nập người vào ra, không ồn ào như bao chùa khác.
Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ đã tu tịnh suốt gần 100 năm qua ở ngôi chùa nổi tiếng này, mặc dù chúng tôi không gặp được Đức Pháp Chủ vì đang trong thời gian dưỡng bệnh của Hoà thượng nhưng chúng tôi đã đượcThầy Thích Thanh Vịnh - người hàng ngày với công việc chấp tác chốn Tổ và hầu Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ kể cho chúng tôi nghe về lịch sử của ngôi chùa quê giản dị nhưng được coi là Tổ đình của Phật giáo Việt Nam, về bậc chân tu đạo hạnh lấy việc cày cấy làm vui, coi chuyện kinh sách làm nghiệp, một lòng thành kính hướng Phật.
Với tâm niệm: "Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo".
Trưởng lão hoà thượng Thích Phổ Tuệ cũng đã kêu gọi tăng ni, phật tử trong và ngoài nước nhân dịp đại lễ Phật đản năm 2020 sự thức tỉnh trước Covid-19 để thay đổi văn hoá sinh hoạt. Ông cho rằng, những lời Đức Phật từng nói về sự đoàn kết, sự đồng thuận xã hội, được ghi trong Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya) vẫn còn nguyên giá trị cho mỗi người hôm nay, khi nhân loại đang phải đương đầu với Covid-19.
Chúng tôi cũng kể cho Thầy Vịnh nghe về Làng Mai giữa lòng nước Pháp của Thiền su Thích Nhất Hạnh mà chúng tôi rất may mắn đã có dịp ghé qua .. Những câu chuyện về Phật Giáo giường như không có hồi kết ở một chốn an yên, bình dị đến lạ thường.
Chia tay Chùa Giáng, chúng tôi lại tiếp tục hành trình đi tìm sự bình yên, tĩnh tại những ngày đầu năm mới. Điểm đến tiếp theo là làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, một ngôi làng cổ còn khá lạ lẫm với giới trẻ nhưng lại khá thân quen với những ai đam mê kiến trúc cổ.
Ngôi làng với tuổi đời 500 năm nằm khép mình bên dòng sông Nhuệ được coi là báu vật của đất Hà thành khi đang sở hữu khoảng 20 căn nhà trên 100 năm tuổi có kiến trúc cổ kính.
Lần này chúng tôi cũng may mắn có một người bạn, quê gốc ở đây và được mời vào thăm ngôi nhà cổ vô cùng đẹp của gia đình bạn ấy. Những ngôi nhà như thế mang đậm màu thời gian, những bức tường rêu phong, trầm mặc với lối kiến trúc kết hợp rất tinh tế với hoa văn và các hoạ tiết tinh xảo.
Làng Cựu đã nổi tiếng với tài may vá, thêu thùa của người dân trong làng. Thế nên, người Pháp và giới tư sản cả nước tín nhiệm và làng Cựu nhanh chóng được mệnh danh là làng thợ may "đệ nhất Hà thành", thu hút rất nhiều khách Tây tới may đo complet, veston. Cũng có những người lên Hà Nội làm cho các nhà may lớn thời bấy giờ và nhờ sự cần cù, chịu khó mà dân làng Cự trở nên giàu có.
Tiếp xúc với người Pháp, người Hoa nên có lẽ văn hoá và kiến trúc Á - Âu kết hợp với kiến trúc Việt Nam làm nên một màu sắc rất riêng cho làng Cựu, khác hẳn với kiến trúc của những ngôi làng cổ khác như Đường Lâm, Ước Lễ, Cự Đà.
Ngôi nhà mà chúng tôi ghé thăm đã đóng cửa từ năm 2017 khi Bà của người bạn chúng tôi mất. Nó đã từng được bán đi rồi lại chuộc lại và kể từ đó tới nay, nơi ấy chỉ còn là nơi thờ cúng tổ tiên, đồ đạc trong nhà đều được gói ghém niêm phong cẩn thận.
Cũng như bao ngôi nhà khác trong Làng, chỉ còn lác đác một vài căn có người sinh sống, đa phần cũng giống như nhà bạn chúng tôi, cửa đóng, then cài, một phần không có kinh phí trùng tu, cải tạo, một phần do như cầu mưu sinh, các chủ hộ phải chuyển ra ngoài làng để thuận đường làm ăn buôn bán.
Huyện Phú Xuyên đang ngày càng phát triển nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hoá mang tính lịch sử của Việt Nam, xứng đáng là một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của chốn Hà thành. Ngôi làng yên tĩnh, cổ kính mang đậm dấu ấn văn hoá lịch sử vẫn trường tồn với thời gian và đang đợi được trùng tu và đưa vào khai thác du lịch một cách hợp lí để góp phần giữ gìn bản sắc và văn hoá của dân tộc.
Với việc phải đón hàng ngàn du khách trong những ngày đầu năm mới, công tác bảo đảm an ninh trật tự, ở chùa Vĩnh Nghiêm vẫn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng chen lấn, lộn xộn tại điểm di tích.
Hơn mười năm sống ở nước ngoài nhưng Đặng Kiều My (27 tuổi), hiện là tư vấn chiến lược tại Công ty Boston Consulting Group (BCG) tại Paris (Pháp), vẫn luôn dành trọn tình yêu cho quê hương, đất nước Việt Nam.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt, là dịp hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm thiêng liêng, sâu sắc của người Việt.
Du lịch Việt Nam hiện nay dường như đang tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các phố cổ nhưng quên lãng sự phát triển của những làng cổ. Đáng nói, trong hệ thống di sản Việt Nam, các làng cổ, nhà cổ cũng là phần cốt lõi cần được bảo tồn trong sự phát triển du lịch cộng đồng nông thôn.
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.