Từ lâu, múa rồng đã trở thành món ăn tinh thần, nét văn hóa độc đáo trong dịp Tết đến, xuân về. Múa rồng mang theo ước vọng cầu mong mong sự thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc cho mọi nhà. Khi tiếng trống vang lên, người già, trẻ nhỏ lại háo hức dõi theo.
Múa rồng mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn
Mảnh đất Thăng Long xưa được coi là cái nôi phát triển loại hình múa rồng, với Hà Nội - “Thành phố rồng bay” thì hình tượng rồng lại càng gần gũi, thân thương. Hiện nay, ở các vùng quê như Chương Mỹ, Thanh Trì, Thanh Oai… vào đầu xuân thường tổ chức các đội thi múa rồng với các điệu rồng chầu, rồng lượn, rồng bay, rồng uốn khúc… Những màn múa đã thổi hồn cho mùa xuân thêm sôi nổi, hào hứng và ý nghĩa. Điều đó là minh chứng cho thấy múa rồng vẫn đang tồn tại ở đất Thăng Long chứ không hề mai một.
Lý giải vì sao múa rồng trở thành nét văn hóa gần gũi với người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về, GS.TS, Nhà giáo Ưu tú, Bùi Quang Thanh - Viện Văn học nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết, Rồng là biểu tượng, là linh vật có ở nhiều nước trên thế giới, khi đến Việt Nam rồng gắn với nền nông nghiệp lúa nước, được coi là vật tổ gắn với truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.
Trước đây, múa rồng thường diễn ra sau khi kết thúc mùa vụ, đó gần như một cuộc ăn mừng của người dân sau vụ mùa vất vả. Những động tác múa rồng thường mô tả lại hoạt động của con người chống lại lực lượng siêu nhiên để bảo vệ mùa màng. Bài múa mô phỏng lại cuộc sống của người dân, ví dụ như làm ăn, đánh nhau với thủy quái chống lại lũ lụt bảo vệ mùa màng… Những động tác ấy được người múa thể hiện lại làm sao kết hợp giữa chuyển động ở đầu rồng, thân rồng, đuôi rồng một cách nhuần nhuyễn.
“Múa rồng mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn của người dân khi có một mùa màng bội thu, đồng thời thể hiện ước mơ về một mùa vụ mới mưa thuận gió hòa, được tươi tốt hơn. Ngày nay, rồng trở thành biểu tượng văn hóa mang ý nghĩa đa dạng hơn, thể hiện ước mơ của con người về một vùng đất làm ăn phát đạt, đời sống khấm khá. Ngoài ra, khi rồng đi vào không gian của triều đình, lúc này rồng gắn với hình ảnh của vua, gắn với biểu tượng sức mạnh, sự quyền uy. Múa rồng trong những dịp Tết tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và hanh thông. Trong múa rồng, các đội múa thường chọn theo số lẻ, bởi theo quan niệm của dân gian những số lẻ, số 7, số 9 là biểu tượng về ước mơ, sự trọn vẹn của hạnh phúc”, GS.TS, Nhà giáo Ưu tú, Bùi Quang Thanh chia sẻ.
Trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa của cha ông
Suốt 15 năm qua, võ sư Bùi Viết Tưởng (xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) - Trưởng đoàn võ thuật lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường đã miệt mài lưu giữ nét đẹp văn hóa múa rồng.
Theo võ sư Tưởng: “Đội múa rồng của Câu lạc bộ có 100 thành viên cùng luyện tập và dựng các bài biểu diễn. Cùng với việc lồng ghép võ thuật chúng tôi mang đến hình ảnh những chú rồng khỏe mạnh, uy dũng. Điều tạo động lực cho chúng tôi gìn giữ nét đẹp văn hóa đó là sự yêu mến, ủng hộ ngày càng nhiều của người dân để môn nghệ thuật này ngày càng được tỏa sáng. Đặc biệt sự đón nhận thích thú của các bạn trẻ là niềm động viên thiết thực để chúng tôi lan tỏa nét đẹp múa rồng”.
Cũng theo võ sư Tưởng, điều làm nên nét đặc sắc của múa rồng Hà Nội so với các địa phương khác đó chính là hình ảnh rồng mang dáng dấp từ thời Lý, thời Trần. Trên mình rồng có sự sắc sảo, phản quang, chi tiết tượng trưng cho sự linh thiêng, oai hùng, khí thế mạnh mẽ vươn lên.
Phải trực tiếp xem những màn múa mới biết được múa rồng là một thể nhịp nhàng đến khó ngờ. Đó là sự phối hợp thống nhất giữa người múa đầu và người múa đuôi, giữa con rồng và dàn nhạc... Là sự kết hợp giữa cương và thả, giữa lỏng và cường, tất cả phải đồng điệu.
Để điều khiển một con rồng thông thường cần khoảng từ 10 - 15 người, tùy vào kích cỡ rồng. Trang phục của người tham gia múa rồng là sự đồng đều cả màu sắc và hình khối. Nghệ thuật múa rồng ngoài sự dẻo dai còn đòi hỏi người tham gia có sức khỏe tốt, đặc biệt là người điều khiển đầu rồng và đuôi rồng, vì đầu rồng, đuôi rồng cồng kềnh, to, nặng, người múa lại phải phối hợp khi lượn sóng, lúc bay lúc lượn…
“Ai cũng có thể tham gia múa rồng nhưng để là người múa rồng tốt và hay thì lại rất khó. Người trực tiếp tham gia múa rồng phải có sức bền, tâm trạng hào hứng, đặc biệt là phải thật khí chất để nhập hồn của mình vào từng vị trí, làm sao toát lên được thần thái của rồng và tinh thần của mỗi tiết mục, nhất là khi rồng cuộn mình, nhảy nhót... Trong các vai diễn thì người múa đầu rồng phải là người có nghệ thuật múa điêu luyện nhất bởi không chỉ là sự thông minh, dứt khoát mà còn cần yếu tố sức khỏe, do đó chỉ những người nắm vững kỹ thuật, có sức khỏe mới có thể đảm nhiệm vai diễn. Rồng là con vật linh thiêng trong quan niệm của người Việt, múa rồng là nét đẹp văn hóa truyền thống, bởi vậy, chúng tôi luyện tập, biểu diễn không chỉ vì đam mê mà còn vì trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa của cha ông”, võ sư Bùi Viết Tưởng chia sẻ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng TP Hà Nội tháng 11 ước tính đạt 80,1 nghìn tỷ đồng. Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 780,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.
UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) tình hình mới trên địa bàn thành phố.
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 344/KH-UBND nhằm triển khai Chỉ thị 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Theo đó, các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm sẽ xử lý nghiêm, thậm chí đình chỉ hoạt động nếu không đảm bảo những điều kiện.
Năm nay, chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 14/1/2025 đến 28/1/2025 (từ ngày 15 đến 29 tháng Chạp), tại tuyến đường Nguyễn Văn Của và Bến Bình Đông (quận 8, TP HCM).
Chiều 5/12, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiện nhiệm vụ năm 2025.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định trả hồ sơ vụ án đốt xe ô tô xảy ra cách đây 6 năm để yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Yên Định điều tra bổ sung.
Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi đăng ký tham gia các lớp học Pickleball cũng như các môn thể thao khác được quảng cáo trên mạng xã hội facebook.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Thành phố Hà Nội tháng 11/2024 giảm 0,05% so với tháng trước. Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 4,37% so với bình quân cùng kỳ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.