Để từ trong bóng tối được nghe thấy giọng mẹ: “Tìm diêm châm đèn đi con!”. Và rồi sau những tiếng lẹt xẹt khe khẽ của đầu diêm đánh lửa vào thành bao cùng với mùi thơm hắc của lưu huỳnh, đốm sáng nhỏ bé bùng lên trong mắt những đứa trẻ con đang châu lại quanh chỗ để diêm, để đèn, phần vì sợ ma, phần vì thích cái trò thổi phụt que diêm vừa đốt lên để trêu ngươi người lớn. Sau vài lần đánh diêm vì những cái mồm bé xinh cứ chu mỏ lên thổi phù, tiếng mẹ gắt khẽ: “Thôi nào, để mẹ châm đèn rồi còn kiểm tra xem gà đã lên chuồng đủ chưa, trời tối quá rồi, không khéo lại lạc con nào thì khổ…”.
Ngay sau câu nói của mẹ, lửa từ đầu diêm bén vào bấc đèn và ánh sáng bập bùng tỏa ra khắp gian nhà nhỏ, đẩy lùi bóng tối nép vào sau khuôn cửa, góc bàn, góc giường.
Ấy cũng là lúc trò vui của lũ trẻ con bắt đầu. Thoạt tiên là hình những con thú in lên tường. Này nhé, đây là con thỏ với hai cái tai dài vẫy vẫy, kia là con chó đang ngoạc mồm ra sủa gâu gâu, kia nữa là con rắn đang ngóc cái mang bành ra dọa mổ.
“A em nhớ ra ra rồi, chiều nay ba vừa chẻ đóm, để em đi lấy” - thằng em có tiếng là nghịch láu và to gan nhất nhà thốt lên, rồi ba chân bốn cẳng chạy xuống bếp mò mẫm tìm bó đóm để cạnh cái bếp dầu. Có đóm, những ngọn lửa trở nên to hơn, soi tỏ mọi thứ trong nhà hơn và cả soi tỏ những khuôn mặt đang rất háo hức vì được nghịch lửa. “Đứa nào nghịch lửa đấy, muốn cháy nhà hả, roi sắp mang lên rồi đấy” - tiếng mẹ vọng vào từ ngoài vườn chỗ để chuồng gà khiến mấy chị em dập vội que đóm, vì biết mẹ chẳng nói đùa bao giờ...
Lớn lên tí nữa, những đứa trẻ ngày nào đã biết nấu cơm, băm bèo giúp mẹ. Lúc này, chiếc đèn dầu vẫn để ngay cạnh để lấy ánh sáng làm việc, nhưng trò vui ấu thơ không còn nữa. Làm cho xong còn quay vào nấu cơm, xào nấu thức ăn để chốc nữa bên mâm cơm đạm bạc, cả nhà lại quây quần ăn cơm bên ánh đèn dầu khi mờ khi tỏ.
Ánh đèn dầu in bóng mẹ cặm cụi bới cơm lên vách tường, soi bóng tấm lưng của bố gắp từng đũa thức ăn cho đàn con. Ánh đèn dầu có lúc tí tách, nhảy nhót như hòa theo những câu chuyện, nụ cười ấm áp của cả gia đình, cũng có lúc ánh lửa như chùn xuống thu mình lại như không muốn phản chiếu dòng nước mắt lấp lánh trên gương mặt mẹ, mỗi khi bệnh của ông bà lại trở nặng mà nhà cạn tiền chưa có cách nào xoay kịp
Trong cái gọi là “ký ức đèn dầu” vui nhất với cả trẻ con, người lớn có lẽ là khi trong làng nhà ai đó có công việc. Đèn dầu được huy động của cả xóm để nhà có việc thắp lên cho đủ sáng từ bàn để quan khách họ hàng ngồi uống nước, ăn trầu, chỗ nấu cỗ, đun nước, hay cổng ngõ... Lâu lâu mới có được các buổi nhiều ánh sáng như vậy, nên bọn trẻ con thường tụ tập nô đùa, người lớn vừa làm, vừa nói chuyện râm ran. Tình làng nghĩa xóm như ấm áp hơn nhờ những ánh đèn dầu…
Nói về chuyện đèn dầu mà không nói về nguồn gốc cây đèn dầu Việt có lẽ là thiếu sót. Có rất nhiều tư liệu, nhưng phần chung đều cho rằng, đèn dầu cổ lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là khi những nhà truyền giáo Pháp đến vào cuối thế kỷ XIX. Đèn gồm có một bầu đựng dầu làm bằng đồng và một sợi bấc. Đoạn dưới sợi bấc nhúng trong bầu để dẫn dầu, đoạn trên nhô lên khỏi bầu đèn để châm lửa thắp sáng. Ban đầu đèn dầu được dùng trang trí trong những nhà thờ Thiên chúa Giáo, ngoài ra chỉ những nhà chức sắc, giàu có mới được dùng.
Ít năm sau đó, hãng dầu “Con sò” (Shell) của Hoa Kỳ mang dầu hỏa sang bán, đèn dầu mới phổ biến từ ngày ấy và cái tên đèn Hoa Kỳ cũng ra đời từ nguyên cớ đó. Từ đó, đèn dầu thay thế cho đèn đốt bằng dầu thực vật, nến sáp và gắn với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và tâm linh của người Việt. Ngày rạng thì thôi, nhưng hễ đêm sập xuống hay tinh mơ, nhập nhoạng là nhà nào, nhà ấy chong đèn; việc làng, việc xã, sinh hoạt, học hành của con trẻ đều quanh ngọn đèn đó. Ngọn đèn dầu xua bóng tối trong nhà, nhọc nhằn reo vui bên bếp lửa bập bùng sớm hôm. Ngọn đèn trong những đêm tối trăng ra giếng làng gánh nước, ngọn đèn dầu lấp lánh thắp sáng những trang sách đêm khuya. Chiếc đèn dầu trên ban thờ với đốm lửa nhỏ như hạt đỗ như làm ấm thêm không gian sinh sống, thờ tự…
Và cũng không biết từ bao giờ, ngọn đèn dầu gắn với hình ảnh của những người phụ nữ, của mẹ, của chị. Này là chiếc đèn chai nữ sư thầy Đàm Duyên trụ trì chùa Nam Ngạn (Thanh Hóa) tham gia dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Sư thầy tuy không thuộc thành phần tham gia kháng chiến nhưng đã hai lần xung phong đi dân công gánh bộ, vận chuyển lương thực lên Tây Bắc phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Để chuẩn bị cho chuyến đi, sư thầy đã tự làm chiếc đèn từ chai thủy tinh 0,65l để soi đường. Đèn chai được sư thầy buộc ở đầu đòn gánh, vượt qua hàng trăm km đường rừng, gánh hai bồ gạo nặng hơn 20kg để đưa gạo đến các chiến trường...
Này là chiếc đèn dầu tự chế từ vỏ đạn cối M79 của cô văn công Nguyễn Phương Liên thuộc Đoàn văn công giải phóng Tây Nguyên (B3) sử dụng để thắp sáng trong thời gian tham gia phục vụ tại chiến trường Tây Nguyên từ năm 1973 -1975. Chiếc đèn dầu xuất hiện trong triển lãm “Kiêu hãnh Trường Sơn” làm cho nhiều người rưng rưng xúc động, bởi cuộc sống và chiến đấu nơi tuyến lửa Trường Sơn được hiện lên đầy nữ tính nhưng không kém phần anh dũng, kiên cường.
Này là chiếc đèn xuất hiện ở vị trí rất trang trọng tại Bảo tàng Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở đất lửa Quảng Nam. Cây đèn dầu đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và người gìn giữ trao lại cho bảo tàng là Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Trị. Mẹ Trị chính là con gái cả của mẹ Nguyễn Thị Thứ - bà mẹ có 9 con trai liệt sĩ và là nguyên mẫu của tượng Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam.
Mẹ Trị đào 5 căn hầm bí mật trong vườn nhà để nuôi giấu cán bộ, bộ đội, du kích quân giải phóng miền Nam. Mẹ sử dụng cây đèn dầu để ra ám hiệu. Vào ban đêm, hễ nhìn vào bàn thờ trong nhà, thấy ngọn đèn được thắp sáng thì các anh có thể yên tâm hoạt động. Ngược lại, khi đèn không được chong lên, chính là lúc địch đang lùng sục. Ánh lửa đèn các mẹ thắp lên chờ con về, báo nguy báo an cho các con hoạt động đã đi vào thơ ca, nhạc họa: “Đêm chong đèn ngồi nhớ lại/Từng câu chuyện ngày xưa/Mẹ về đứng dưới mưa/Che đàn con nằm ngủ/Canh từng bước chân thù/Mẹ ngồi dưới cơn mưa”.
Một cái Tết nữa lại về trong ánh điện lung linh, rực rỡ. Nhưng không vì thế mà những cái “Tết đèn dầu” năm xưa lại bị lãng quên trong ký ức của nhiều thế hệ. Thế nên, mới có chuyện kể về một bà mẹ Việt Nam anh hùng ra ở với con chốn thị thành điện đèn sáng trưng, nhưng lâu lâu mẹ lại bảo: “Tắt điện đi con, thắp ngọn đèn dầu trên bàn cho ấm cúng”. Mỗi lần vậy, biết là mẹ nhớ cha, nhớ các anh, các chị - con trai con gái mẹ đã ra đi mãi mãi không về vì Tổ quốc.
Bước sang thập niên thứ ba của thế kỷ 21, ngọn đèn dầu đứng gác của muôn vàn những người mẹ như mẹ Thứ, mẹ Trị vẫn đã và đang được thắp lên để soi sáng cho thế hệ tương lai, để thêm nhiều niềm vui, hy vọng khi một mùa xuân mới lại về.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Trong quá trình cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm ở độ sâu gần 1m.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.