Thanh tra Chính phủ cho rằng, trách nhiệm để xảy ra hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai thuộc trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực giai đoạn 2016-2020...
Như Phapluatplus.vn đã thông tin tại bài viết: "UBND tỉnh Hải Dương còn nhiều thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng". Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành thông báo kết luận thanh tra số 1315/TB-TTCP, thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Hải Dương trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2016-2020.
Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2016-2020 của UBND tỉnh Hải Dương. Cụ thể:
UBND tỉnh Hải Dương đã chậm ban hành một số quy định nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật về đất đai theo thẩm quyền được giao theo Nghị định số 01/2017NĐ-CP ngày 6/1/2017 và Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ.
Cùng với đó, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với một số chỉ tiêu còn đạt tỷ lệ thấp như: Đất an ninh tỷ lệ thực hiện đạt 49,2%, khu công nghiệp 32,3% đất cụm công nghiệp 53,4%, đất thương mại dịch vụ 29,3%, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 76,6%…
Việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính còn chậm, chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do vậy việc cập nhật, chỉnh lý biến động chưa thực hiện được đồng bộ, liên thông giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân còn đạt tỷ lệ thấp đối với đất nông nghiệp là 33,7% và đất sản xuất kinh doanh 44,8%.
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra việc vẫn còn tình trạng các Chủ đầu tư, doanh nghiệp nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền chậm nộp.
Cụ thể, theo báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương đến thời điểm thanh tra, trên địa bàn tỉnh còn 26 dự án Khu đô thị, dân cư đã được giao đất với tổng diện tích 290,29ha nhưng chưa được xác định tiền sử dụng đất, trong đó có 14 dự án giao đất trước năm 2021, vi phạm quy định tại khoản 3 điều 108 Luật đất đai.
Sau thời gian thanh tra trực tiếp, UBND tỉnh Hải Dương đã từng bước khắc phục như đã phê duyệt giá đất đối với 6 dự án Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh phương án giá đất đối vơi 4 dự án, đã thuê đơn vị tư vấn, rà soát hoàn thiện phương án giá đất đối với 10 dự án.
Cụ thể qua thanh tra 16 dự án sử đụng đất (bao gồm cả dự án đối ứng trong dự án BT), Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót, vi phạm như:
Có đến 7/16 dự án có hạn chế, thiếu sót về công tác quy hoạch như: thời điểm phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng có chức năng sử dụng đất còn chưa phù hợp đồng bộ với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (sau đó được cập nhật điều chỉnh); quy hoạch xây dựng tại khu công nghiệp có lô đất y tế chưa phù hợp với chức năng sử dụng đất khu công nghiệp.
Đặc biệt là tình trạng, khi phê duyệt quy hoạch xây dựng, chủ trương đầu tư không xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch khoáng sản. Trong đó có 2 dự án: Thứ nhất là dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu dân cư, dịch vụ thương mại phía Bắc thị trấn Ninh Giang huyện Ninh Giang có chất lượng quy hoạch chi tiết xây dựng dự án còn bất cập, phải điều chỉnh nhiều lần, nội dung điều chỉnh manh mún, việc lập, thẩm định và phê duyệt đồ án điều chỉnh chậm, kéo dài ảnh hưởng lớn đến tiến độ đầu tư xây dựng;
Thứ hai là dự án khu dân cư Đại An II tại phường Tứ Minh, TP Hải Dương, việc triển khai các bước về lập quy hoạch kéo dài, điều chỉnh cơ cấu, ranh giới cho thuê đất nhưng chưa kịp thời thực hiện các trình tự thủ tục thu hồi đất theo quy định, từ đó dẫn đến chậm lựa chọn Chủ đầu tư dự án làm giảm hiệu quả sử dụng đất.
Ngoài ra, có 13/16 dự án có hạn chế, thiếu sót như: chậm phê duyệt giá đất, xác định bổ sung tiền sử dụng đất khi chưa điều chỉnh quy hoạch hoặc giao đất bổ sung; xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là tạm tính, phê duyệt giá đất cho cả phần diện tích đất chưa được giao; chậm điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết thời gian ổn định 5 năm; không xác định cụ thể diện tích từng loại đất dẫn đến diện tích đất phải nộp tiền thuê đất không thống nhất tại các hồ sơ, tài liệu; chậm thu, nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa.
Trong đó, có 4 dự án đã được giao đất trên 1 năm nhưng vẫn chưa phê duyệt giá đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất như: Dự án Khu đô thị Đại Sơn tại phường Cộng Hoà, TP Chí Linh; dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu dân cư, dịch vụ, thương mại phía Bắc thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang; Dự án Khu dân cư, dịch vụ thương mại phía bắc thị trấn Phú Thứ huyện Kinh Môn; Dự án Khu dân cư phía Đông đường Trần Hưng Đạo phường Sao Đỏ, TP Chí Linh.
Có 7/16 dự án có hạn chế thiếu sót, vi phạm khi phê duyệt giá đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất như: việc xác định tổng mức đầu tư dự án có một số chi phí chưa phù hợp hoặc vẫn để khoản thuế giá trị giá tăng trong tổng chi phí hạ tầng của chi phí phát triển giả định để tính tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư làm phát sinh bổ sung tiền sử dụng đất phải nộp; chậm xác định khối lượng thẩm định dự toán đối một số hạng mục có giá trị đầu tư tạm tính không tiến hành các thủ tục về quản lý đất đai, không có hợp đồng thuê đất dẫn đến không xác định và thu hồi tiền thuê đất kịp thời; trong đó, có dự án xác định tiền sử dụng đất không đúng thời điểm giao đất hoặc bàn giao đất thực tế như Dự án Khu dân cư Bắc đường 52m thuộc Dự án đầu tư xây dựng Khu thương mại - du lịch - văn hoá và đô thị mới phía Tây, TP Hải Dương theo hình thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra có 4/16 dự án có hạn chế thiếu sót, vi phạm về trình tự, thủ tục như: thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện thủ tục báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua danh mục dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư; thu hồi đất để thực hiện dự án khu chưa tiến hành đầy đủ trình tự thủ tục sắp xếp lại xử lý tài sản công theo quy định; chậm hoặc chưa tiến hành thủ tục giao đất, bàn giao đất trên thực địa cho Chủ đầu tư khi đã giải phóng mặt bằng xong; chậm tiến độ do vướng mắc trong giải phóng mặc bằng.
Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ ra có 4/16 dự án có hạn chế, thiếu sót, vi phạm về trật tự xây dựng như: Chủ đầu tư dự án tổ chức thi công khi chưa được cấp phép xây dựng; không thực hiện các thủ tục thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc đóng cửa mỏ tại khu vực dự án trong đó; Dự án Khu dân cư Đại An II, Công ty Cổ phần Đại An đang tạm quản lý đất khu vực dự án, chưa được lựa chọn chính thức làm chủ đầu tư đã thi công đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật, tiến hành xây dựng nhà trên một số ô đất vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất và trật tự xây dựng.
Ngoài ra, còn một số dự án có hạn chế, thiếu sót, vi phạm khác như: dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đại An mở rộng, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp và cấp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhưng chưa ghi đầy đủ nội dung về tiến độ dự án, ưu đãi đầu tư theo quy định; Có dự án cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở cho chủ đầu tư dự án với thời hạn sử dụng đất lâu dàu không đúng quy định; có dự án chậm thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan Thanh tra, kiểm toán; chậm nghiệm thu, quyết toán hạ tầng kỹ thuật của dự án.
Trách nhiệm để xảy ra hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai nêu trên theo Thanh tra Chính phủ thuộc trách nhiệm của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phụ trách lĩnh vực giai đoạn 2016-2020 và thời kỳ có liên quan. Cùng với đó là Giám đốc, Phó Giám đốc, Sở, ngành phụ trách lĩnh vực. Tại địa phương đó là trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã phụ trách lĩnh vực giai đoạn 2016-2020 và thời kỳ có liên quan; các cơ quan, đơn vị được kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan đã được nêu cụ thể.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo đó, Chánh thanh tra Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên đã ban hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực đầu tư đối với Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao Phúc Sơn với tổng số tiền xử phạt là 65 triệu đồng.
Ngày 22/11, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Công ty CP Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao An An Hoà đề xuất với UBND tỉnh Quảng Nam xin cấp phép xây dựng Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Lực lượng chức năng Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây làm giả thẻ ngành Công an, Quân đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bắt giữ 6 đối tượng.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.