Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Hãng tàu nước ngoài liên tục tăng phí, phụ phí
Ông Phan Thông - Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC) cho biết, VNSC mới có gửi văn bản kiến nghị gửi đến các Bộ, ngành liên quan về việc tăng cường quản lý phụ phí của hãng tàu nước ngoài. Theo văn bản này, từ nhiều năm nay, các hãng tàu nước ngoài đã tự ý thu hàng chục loại phí và phụ phí khác nhau đối với hàng hóa của các DN XNK Việt Nam. Không chỉ vậy, các hãng tàu cũng liên tục tự tăng các loại phí và phụ phí mà thiếu căn cứ, cơ sở, cũng như chưa tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Các mức tăng hầu hết ở mức cao hơn rất nhiều so với phí bốc dỡ container mà hãng tàu trả lại cho các cảng biển Việt Nam.
Trong đó, đáng chú ý nhất là mới đây, các hãng tàu đã công bố tăng tăng 10 - 20% phụ phí THC (xếp dỡ tại cảng) đối với mỗi loại dịch vụ container tại Việt Nam, mặc dù Thông tư điều chỉnh về giá các dịch vụ này mới có hiệu lực từ ngày 15/2/2024. Thậm chí, theo phản ánh của VNSC “việc tăng phí chỉ áp dụng đối với Việt Nam, trong khi các quốc gia khác trong khu vực đều chưa có động thái tăng”. Nếu xét theo giá trị tuyệt đối thì 10 - 20% tăng phí THC của hãng tàu cao hơn gấp 3 lần mức điều chỉnh giá bốc dỡ container của cảng biển Việt Nam.
Trong một cuộc họp của các Bộ, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN khi xảy ra xung đột Biển Đỏ, bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho rằng việc ứng xử của các hãng tàu là không minh bạch, không công khai, không phù hợp. Cụ thể, bà Liên cho biết, các hãng tàu đã từng đơn phương thông báo tăng phụ phí kể cả khi tàu đã khởi hành. Nếu phía DN không nộp phụ phí tăng thêm thì họ sẽ gửi thêm bản áp phụ phí thanh toán trễ trong vòng 1 tuần nếu không thanh toán các phụ phí mà hãng tàu yêu cầu.
Cần có chế tài với các hãng tàu nước ngoài
Hiện nay, chi phí vận chuyển đối với mặt hàng hồ tiêu đi thị trường châu Âu tăng 5 - 6 lần. Do đó, bà Liên đề xuất phải có chế tài đối với các hãng tàu, không để các hãng tàu tự tăng phí hay áp phí. Đây cũng là đề nghị của đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) khi cho rằng, nếu các hãng tàu tăng thêm các phụ phí hoặc có những thay đổi liên quan đến vấn đề chi phí thì cần phải minh bạch, thông tin sớm, kịp thời để DN có những định hướng ứng phó.
Đại diện VNSC cho biết thêm, VNSC từng đối thoại với các chủ tàu nhưng cũng không mang lại kết quả gì vì không có cơ chế ràng buộc phải các hãng tàu phải đối thoại cũng như yêu cầu họ phải cam kết những gì mà họ đã thỏa thuận. “Có thể trong các cuộc gặp họ tỏ ra có thiện chí nhưng thực tế họ vẫn tăng mà không có lời giải thích nào. Chúng tôi đã từng làm việc với các hãng nhưng thực sự việc thực hiện thỏa thuận giữa các hãng tàu và hiệp hội không có gì ràng buộc bởi dù sao đây cũng là vấn đề thương mại” - ông Thông thông tin.
Đồng thời cho biết, việc điều chỉnh giá các dịch vụ cảng biển mới được thực hiện sau hơn 5 năm không điều chỉnh bất kỳ loại giá dịch vụ nào nhưng các hãng tàu nước ngoài chỉ trong khoảng 1 tháng từ khi Thông tư tăng phụ phí được ban hành đã điều chỉnh mức phí THC áp dụng riêng đối với Việt Nam. Đáng chú ý, khác với thời điểm COVID-19, các hãng tàu không công bố tăng nhưng vẫn tự tăng thì trong giai đoạn này, các hãng tàu đã niêm yết thay đổi giá trước thời điểm điều chỉnh 15 ngày. Các hãng tàu cũng không phải thông qua kiểm tra, giải trình các yếu tố cấu thành phí, phụ phí hay bất kỳ báo cáo, ràng buộc nào trong các quy định hiện có của cơ quan chức năng.
Theo đại diện VNSC, đây chính là vấn đề cần phải đặt ra trong công tác quản lý hãng tàu nước ngoài. VNSC đã đề xuất các cơ quan ban ngành cần có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết để kiểm soát hành vi điều chỉnh phí THC, phụ phí của các hãng tàu nước ngoài để bảo vệ lợi ích chính đáng của các DN XNK, cảng biển, dịch vụ logistics nước nhà.
Cụ thể, VNSC đề xuất bổ sung Phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá container bằng đường biển vào danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc diện kê khai giá để hoàn thiện cơ chế quản lý mức giá và các loại phụ thu đối với hàng hoá tại cảng biển, tránh trường hợp các hãng tàu tuỳ ý tăng giá và lạm thu ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ hàng XNK. Đồng thời rà soát và ban hành cơ chế quản lý việc thu các loại phụ phí, so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; yêu cầu chủ tàu ngừng ngay việc thu các loại phí không hợp lý. Đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế quản lý việc thu phí của các hãng tàu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phù hợp.
Đây là nhận định của Tổng cục Hải quan đối với thông tin kim ngạch xuất khẩu trong 15 ngày đầu tháng 6/2024 khi các nhóm ngành hàng có nhiều yếu tố tích cực.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Ngày 15/2 (tức mùng 6 Tết), Cục Hải quan Đồng Nai tổ chức buổi họp mặt đầu năm và trở lại làm việc bình thường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Ngày 20/11, nhóm hợp tác phát triển văn học nghệ thuật (VN8+5) tổ chức hội thảo với chủ đề “Đất nước đổi mới và đóng góp của văn học nghệ thuật”. Hội thảo do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương đăng cai tổ chức.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.