Khoảng 280 năm sau, đời sau vẫn không thể quên được người diễn nôm bản “Chinh phụ ngâm khúc”. Không chỉ có tài thơ văn đặc sắc, Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm còn là một trong những nữ nhà giáo hiếm hoi được lưu danh qua các triều đại phong kiến Việt Nam vào thế kỷ 18.
Nếu như bà Trưng, bà Triệu cầm gươm, cưỡi voi, cưỡi ngựa ra trận đánh giặc cứu nước; bà Điểm đã dám vượt qua định kiến đương thời “trọng nam khinh nữ”, dám đi học lấy kiến thức, đi thi để đỗ đạt giúp đời.
Từ người phụ nữ tài sắc vẹn toàn
Được biết, bà Đoàn Thị Điểm hiệu Hồng Hà Nữ Sĩ, biệt hiệu Bang Tang, quê làng Hiếu Phạm (còn gọi Giai Phạm hay làng Giữa), huyện Văn Giai, tỉnh Bắc Ninh, nay là huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. Bà sinh năm Ất Dậu (1705) thời nhà Lê trung hưng, đời Vua Lê Hy Tông, ở miền Bắc Chúa Trịnh là Định Vương Trịnh Cang, ở miền Nam Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu.
Sinh ra trong một gia đình trí thức, bà Điểm, mặc dù là phận gái nhưng ngay từ thuở nhỏ đã được học chữ nghĩa với anh trai mình. Bà học đủ Ngũ Kinh và Tứ Thư, ngoài ra còn được mẹ dạy nghề nữ công gia chánh.
Thời bấy giờ, bà Đoàn Thị Điểm nổi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi, đức độ, có tư cách cao thượng, văn tài càng lúc càng thêm lỗi lạc. Quan Thượng Lê Anh Tuấn, vốn đã quen biết nhiều với phụ thân bà Đoàn Thị Điểm, đã nhận bà làm con nuôi bởi yêu mến tài văn chương và đức hạnh của người con gái này. Khi về ở nhà dưỡng phụ tại phường Bích Câu, kinh thành Thăng Long, bà Điểm có dịp đọc được rất nhiều sách quí trong kho sách của quan Thượng Thư.
Lại nói, quanh đây toàn là dinh thự của các quan lớn trong triều, chưa kể quan lại, văn nhân khắp nơi thường xuyên lui tới nhà quan Đại Thần ở phường Bích Câu để cầu cạnh chức tước bổng lộc, tìm thầy, tìm bạn để luyện tập văn bài, chờ khi ứng thí khoa bảng. Kể từ đó, tiếng tăm về tài ứng đối văn chương và sự khéo léo của tài nữ Đoàn Thị Điểm lại ngày càng vang xa.
Ghi chép lại rằng, có một lần quan Tham Tụng Nguyễn Công Hãn sang chơi bên dinh của Thượng Thư Lê Anh Tuấn, thấy bà Điểm đang đi một mình bên bờ dậu, ông dừng lại, bảo cô Điểm làm câu đối lấy đề tài là đi một mình. Chỉ giây lát, cô Điểm đọc: Đàm luận cổ kim tâm phúc hữu/Truy tùy tả hữu cổ quăng thần (Dịch nghĩa: Bàn chuyện xưa nay, tim bụng là bạn/Đi theo trái phải, tay chân là bờ tôi).
Ông Hãn đã đỗ Tiến sĩ năm 21 tuổi, thường tự phụ về tài mẫn tiệp của mình, nay thấy bà Điểm tại thời điểm đó chưa đầy 20 tuổi mà làm được như vậy thì vô cùng kinh ngạc, khen ngợi luôn miệng. Dưỡng phụ nhiều lần tỏ ý muốn cho tiến cử bà Điểm vào cung Chúa Trịnh để dạy các cung nữ, thể hiện tài năng của mình. Nhưng bà Điểm nhất định từ chối, vì không muốn bị gò bó trong chốn triều đình.
Chinh phụ ngâm là tác phẩm đưa văn chương của Đoàn Thị Điểm lên đỉnh cao mới
Sau này phụ thân qua đời, bà Điểm trở về ở cùng gia đình anh trai, tiếp quản lớp dạy học của cha. Không lâu sau, anh trai bà Điểm cũng đột ngột ngã bệnh rồi qua đời. Gia cảnh nhà bà Điểm bỗng trở nên hiu quạnh.
Chị dâu trước giờ là tiểu thư quyền quý, nay mất kế sinh nhai, thân còn mang bệnh đậu mùa. Vừa có mẹ già vừa hai cháu nhỏ, bà Điểm phải mở tiệm xem mạch và hốt thuốc Bắc cho dân chúng quanh vùng, để có tiền nuôi mẹ, lo cho 2 cháu và chị dâu.
Đến giáo thụ dạy nghi lễ trong cung
Sau này, lại có người tiến cử bà Đoàn Thị Điểm vào cung Chúa Trịnh để dạy học, lần này, bà Điểm nhận lời. Mặc dù thời gian ở trong cung không nhiều nhưng đủ để bà Điểm thấy rõ những điều xấu xa, thối nát trong đám quan lại của triều đình. Sau này, bà xin trở về nhà.
Mặc dù tài liệu về bà Đoàn Thị Điểm không nhiều, nhưng có thể tìm thấy một số bài giảng mà bà Điểm đã dạy lại cho các cung nữ trong cung thời ấy. Trong đó phải nhắc tới tác phẩm “Nữ Trung Tùng Phận” gồm 1.401 câu thơ song thất lục bát, được coi là một áng văn chương tuyệt tác bởi nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Bà đã viết tác phẩm này với tất cả kinh nghiệm sống trong suốt sinh thời: Làm con trong gia đình, phụng dưỡng cha mẹ già, làm em giúp đỡ lo lắng cho anh chị và các cháu, rồi làm vợ, làm mẹ (mẹ nuôi)…
Trong tác phẩm “Nữ Trung Tùng Phận”, bà Điểm giảng: “Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng trần mở Đạo Cao Đài để cứu vớt nhân sanh, lập nên 5 nấc thang tiến hóa cho nhân loại, mà khởi đầu là Nhân đạo, tiến lên kế trên là Thần đạo, rồi Thánh đạo, Tiên đạo và nấc thang thứ năm là Phật đạo”.
Theo đó, trong phần Nhân đạo, Đức Chí Tôn lấy tinh hoa của giáo lý Nho giáo làm căn bản để giáo hoá nhân sinh, chỉnh đốn kỷ cương xã hội, còn được biết đến là “Nho Tông Chuyển Thế”. Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm hướng tới giáo hóa Nữ phái, lấy Nhân đạo làm nền tảng: Người phụ nữ cần phải trau dồi Tứ Đức, thực hành Tam Tùng, giúp chồng làm nên sự nghiệp, dạy dỗ con cái thành nhân chi mỹ, hữu ích cho xã hội.
Khi đã xong phần Nhân đạo thì nương theo bóng Đức Chí Tôn tìm lên những nấc thang tiến hóa cao hơn là Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo, mà vượt qua bể khổ, thoát đọa luân hồi. Mặt khác, ngay từ thời này, bà Điểm đã có nhiều quan điểm truyền dạy về bình đẳng giới.
Bà cho rằng, cần hướng dẫn người phụ nữ trở lại nền nếp tốt đẹp thời xưa với Tứ Đức, Tam Tùng, nhưng chỉ nên giữ lại phần tinh hoa tốt đẹp, bỏ bớt những điều làm giảm nhân cách phụ nữ và bất bình đẳng với nam phái, cho hợp với trình độ tiến hóa của nhân sinh ngày nay.
Dám học, dám đi thi, dám mở trường học
Dưới thời phong kiến, dù có tài năng uyên bác, người phụ nữ vẫn không được ra khỏi nhà, không được đi thi, không được làm nghề dạy học. Năm 35 tuổi, mặc dù nghề bốc thuốc cũng tạm đủ nuôi gia đình nhưng bà ngẫm nghĩ rằng cái vốn học vấn và văn tài thì chưa có cách gì thi thố được.
Thấy đủ sự thối nát, xuống cấp đạo đức của tầng lớp quan lại, triều đình, bà Điểm xin về quê, không ham danh lợi
Bà Điểm thường nói: “Xem qua các chuyện đàn bà con gái ngày xưa thì thấy không hiếm kẻ có tài hoa, nhưng chưa từng thấy có kẻ dạy học trò đậu đạt”. Nhân thời nhiễu nhương, bà Đoàn Thị Điểm cho rằng mình đủ tư cách để vượt thói thường nên mở trường học tại nhà, vừa bốc thuốc, vừa truyền đạo thánh hiền. Danh tiếng của bà đã thu phục được lòng người. Con em gần xa nô nức cắp sách đến trường bà Điểm.
Sinh thời, bà Đoàn Thị Điểm có nhiều đóng góp trong giáo dục đương thời trên lĩnh vực dạy học, trọng dụng nhân tài. Về dạy học, ngoài việc dạy học trong triều đình nơi cung vua, phủ chúa bà còn dạy học cho con em nhân dân bằng hình thức mà ngày nay gọi đó là hình thức giáo dục từ xa.
Đó là bà cho mở các lớp học ở các làng quê, sau đó duy trì việc học bằng cách, bà trực tiếp giao đề bài rồi gửi về để học trò học, làm bài, sau đó nộp ống quyển rồi gửi lên Thăng Long để bà xem xét, chấm điểm. Cùng với việc mở ra loại hình giáo dục từ xa, bà còn là người mở ra hình thức khuyến học, đó là việc bà dùng tiền lương mở lớp học ở các làng quê, giúp đỡ các học trò nghèo có điều kiện được đi học.
Cũng thông qua việc chấm thi, bằng tài năng, đức độ và tấm lòng trân trọng người tài, bà đã giúp triều đình lựa chọn tìm ra những người tài ra giúp nước. Có thể nói công lao của bà đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà rất lớn, đương thời bà được các nho sĩ, danh sĩ và người dân đánh giá rất cao. Khi bà mất, nhân dân đã xây tháp mộ để hương khói. Trong số học trò nhỏ của bà về sau có nhiều người thành đạt, như Đào Duy Doãn quê ở xã Chương Dương, đỗ Tiến sĩ năm 1763.
Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, dường như vào thời trung đại, duy nhất có bà Đoàn Thị Điểm là nữ mở trường dạy học và trở thành danh sư. Dù ở xã hội phong kiến không dành cho phụ nữ những ngôi vị quan lại và có điều kiện thi cử ngang hàng với nam giới; bà Điểm không hề kém tiếng ở đất kinh kỳ về văn thơ, nổi tiếng về sự nghiêm nghị, đoan trang, cứng cỏi.
Với những tác phẩm để lại cho đời, bà đã được người đương thời tôn vinh là một nữ sĩ có thi tài lỗi lạc, với lời thơ tao nhã, đài các, bóng bẩy, giàu âm điệu và là một phụ nữ mẫu mực nho phong, đầy đủ hiếu thảo, nghĩa khí.
Nhận thức về bình đẳng giới từ rất sớm, tác phẩm “Truyền kỳ tân phả” của bà Đoàn Thị Điểm mang nội dung đề cao hình ảnh người phụ nữ đương thời. Cùng với bản dịch chữ nôm “Chinh phụ ngâm” đầu tiên đã đưa bà Đoàn Thị Điểm lên thành một đỉnh cao văn chương thời bấy giờ. Đây cũng là yếu tố làm nên tên tuổi cùng với sự nghiệp của bà Đoàn Thị Điểm sống mãi với hậu thế.
Sáng 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nhiều ý kiến thảo luận về nội dung liên quan dạy thêm, học thêm.
UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Cục Quản lý Dược vừa ban hành Công văn và thông báo tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả Nexium 40mg.
Tuấn "Thần đèn" bị cáo buộc chỉ đạo "đàn em" là các đối tượng xã hội đe dọa, ép buộc doanh nghiệp và người dân tại Thanh Hóa nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt lớn.
Mục đích nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động, từ đó phát huy vai trò, trách nhiệm điều hành của các sở, ban, ngành để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Các chiến sĩ Đội CSGT số 6 đã nhanh chóng phối hợp với trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, liên hệ hỗ trợ bé trai 6 tuổi đi lạc ở bến xe Mỹ Đình để gia đình đến đón.
Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá và chỉ ra 5 xu hướng diễn biến mới của tình hình tội phạm ma túy trong thời gian gần đây.
Ngày 17/6, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang mở phiên toà xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Hà Văn Nhãn (SN 1994, ngụ xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) 05 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Sau khi tạo được lòng tin, Tâm đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của gia đình chị Phố. Tâm đã đưa ra thông tin rằng chiếc xe tải của chị Phố bị người khác yểm bùa ngải, muốn làm ăn được thuận lợi thì phải cúng, giải bùa. Tin tưởng, từ tháng 2/2019 đến tháng 2/2020, chị Phố đã đưa tiền cho Tâm tổng cộng 37 lần (ít nhất là 05 triệu đồng, nhiều nhất là 200 triệu đồng). Qua đó, Tâm đã chiếm đoạt của chị Phố với số tiền trên 2,8 tỷ đồng để tiêu xài cá nhân.
Phiên toà sơ thẩm ngày 20/5 và ngày 6/6 của TAND TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá) xét xử bị cáo Lê Cao Đồng về tội “Hủy hoại tài sản” đều bị tạm ngừng theo đề nghị của Luật sư bào chữa cho bị cáo, nhằm làm sáng tỏ căn cứ buộc tội bị cáo.
Vụ án xảy ra từ năm 2019- 2021, nhưng khi trình truy tố, xét xử cơ quan tố tụng áp dụng quy định năm 2022 cho rằng, đó là hành vi làm lộ bí mật Nhà nước độ “Tối mật”, từ đó nảy sinh những tranh cãi pháp lý. Theo nhận định của Tòa Cấp cao tại Hà Nội trong bản án phúc thẩm tuyên huỷ án sơ thẩm, trong vụ việc này cơ quan tố tụng đã có sai lầm nghiêm trọng trong điều tra, xét xử!
Ngày 5/6, TAND TP Huế đã tuyên án đối với Đào Hữu Long và 5 đồng phạm trong vụ án "Nhận hối lộ" xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới TP Huế).
Do không đồng ý bán nhà để góp tiền mua căn nhà khác, Thảo nhiều lần mâu thuẫn gay gắt với chồng. Trong lúc bức xúc, Thảo đã lên mạng đặt mua chất độc xyanua. Ban đầu, Thảo định tự tử nhưng sau đó đổi ý và âm mưu đầu độc ông Đoan.
Sau chia tay, Dần nhiều lần hẹn gặp bà Oanh để đòi tiền, nhưng bà Oanh cố tình lẩn tránh, không gặp mặt. Cảm thấy bị lừa dối tình cảm và trốn tránh trả nợ, bực tức nên Dần lấy 1 cây dao đi tìm bà Oanh. Gặp được bà Oanh, hai bên lời qua tiếng lại và phát sinh mâu thuẫn. Dần cầm dao xông đến đâm liên tiếp nhiều nhát trúng mặt, cổ, ngực và vai của bà Oanh, khiến bà bị thương tật 19%.
Ngày 27/5, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Ngô Thanh Thí (SN 1965, cán bộ Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 3, Cục Thuế tỉnh Gia Lai) về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, tổng số tiền bị cáo Lợi đã lừa đảo chiếm đoạt của bà H. là hơn 34,2 tỷ đồng. Số tiền này, bị cáo dùng tiêu xài cá nhân. HĐXX tuyên phạt bị cáo Lợi tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 3 năm tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và 1 năm tù tội sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.