Thành Nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai).
Thành Nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai).
Thành Nhà Hồ là một di tích lịch sử độc đáo, độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.
|
Cổng thành phía Nam là cổng chính dẫn vào Hoàng thành ( Ảnh:Hà Đương) |
Thành Nhà Hồ là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Một số hình ảnh do phóng viên Pháp luật Plus ghi lại về công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam:
|
Thành có diện tích 142,2ha; tường thành chiều Nam – Bắc dài 870,5m; chiều Đông – Tây dài 883,5m. Thành nội có 4 cổng, được mở ở chính giữa của bốn bức tường thành. ( Ảnh: Hà Đương). |
|
Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày 1m, nặng khoảng từ 15 đến 20 tấn.( Ảnh: Lê Hoàng) |
|
Gạch vồ lớn, kích thước trung bình 45x24x7 cm, được sử dụng trong xây dựng vào thời kì này. (Ảnh: Hà Đương). |
|
Ngói ngói âm dương, ngói mũi sen đơn, ngói mũi sen kép, ngói mũi lá, ngói bò nóc được sử dụng trong xây dựng thời kỳ này (Ảnh: Hà Đương). |
|
Đối trọng của đòn bẩy bắn đá (súng bắn đá cơ học) được dùng để bắn các viên bi đá phục vụ quân sự của nhà Hồ. (Ảnh: Hà Đương) |
|
Hàng trăm viên đạn đá được mài đẽo công phu vừa được phát hiện dưới nền đường Hoàng Gia (thành nhà Hồ, Thanh Hóa). Các nhà khoa học nhận định, đây chính đạn dùng cho việc khai hỏa súng thần công. (Ảnh: Hà Đương) |
|
Mô phỏng súng thần công của vương triều Hồ.(Ảnh: Hà Đương) |
|
Các đinh sắt có niên đại hàng trăm năm đã rỉ sét.( Ảnh: Đình Ban) |
|
Một cách giữ tiền độc đáo vào thời này. (Ảnh: Đình Ban). |
Vẻ đẹp của Thành nhà Hồ đã gây ấn tượng với rất nhiều tờ báo nước ngoài. CNN từng ca ngợi "Công trình được xây dựng trong 3 tháng, ghép các viên đá lại với nhau mà không hề dùng vữa này là một thành tích ấn tượng của kỹ thuật thế kỷ 15".
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.