Ông Ma Văn Kiên – Chủ tịch UBND xã Đường Hồng cho biết: “Thêu họa tiết, hoa văn trên trang phục của các dân tộc nói chung và người Dao đỏ nói riêng là nét văn hoá truyền thống gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trong xã, nhằm giúp cho chị em phụ nữ giữ gìn và phát huy sự khéo léo, chăm chỉ, rèn luyện kỹ năng trong việc thêu thùa. Từ đó, góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang””.
Được biết, trang phục của phụ nữ Dao đỏ là bộ trang phục được thêu thùa, trang trí rất cầu kỳ. Theo quan niệm của người Dao đỏ, màu đỏ mang lại hạnh phúc, may mắn, đầy đủ và tạo ra năng lượng tích cực cho con người. Chính vì vậy đây là gam màu chủ đạo được họ sử dụng trong trang trí trang phục.
Từ xa xưa, người Dao đỏ không trực tiếp dệt vải mà mua của cư dân láng giềng, thường là mua vải mộc rồi đem nhuộm tràm để thêu và may quần áo.
Bộ nữ phục gồm có: áo dài, áo yếm ,dây lưng, quần, khăn đội đầu. Tại hội thi này, các đội đã tiến hành thi thêu trang trí họa tiết trên trang phục của người Dao đỏ gồm: Họa tiết cây trăm hoa (mầu đỏ) (Kích thước cao 9,5-10cm – rộng từ 4 -4,5cm, chiều rộng (bán kính tính từ cành hoa đầu tiên đến cành hoa cuối); Họa tiết con ngựa (chỉ mầu trắng) (kích thước cao 4 4,5cm (tính từ trân đến đỉnh cao nhất của đầu ngựa); dài 10-10,05cm (tính từ đuôi ngựa đến đầu ngựa); chiều rộng thân từ 1,7 – 2cm; Họa tiết viền áo (theo mẫu) gồm hai đường thẳng hai bên, ô chữa nhật hình lá, ô chữ nhật hình hoa mặt trợi và ô chữa nhật hình lá (Chiều dài 4,3-4,7cm; rộng 1,8-2cm).
|