Ngày 18/5, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trong mùa hè này, virus Zika sẽ bùng phát toàn châu Âu.
Tin nên đọc
Những "ngỡ ngàng" về dịch bệnh Zika đối với thai phụ
Thời sự 9h ngày 15/5/2016: Trường hợp thai nhi đầu tiên bị dị tật do Virus Zika tại Mỹ
Thai phụ tuổi teen nhiễm Zika kiên quyết giữ con
Người Hàn Quốc nhiễm virus Zika trở về từ Việt Nam từng ở Quận 7, TPHCM
Mức lây lan thay đổi tùy theo từng nước
Văn phòng của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu cho biết, đảo Madeira và phía đông bắc Biển Đen là những nơi có nguy cơ cao, vì địa bàn này tập trung nhiều muỗi Aedes và mức nguy hiểm nằm trong khoảng từ nhỏ đến vừa.
Theo bà Zsuzsanna Jakab, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, nguy cơ lây lan virus Zika ở khu vực châu Âu là có, và nguy cơ này thay đổi tùy theo từng nước. "Chúng tôi kêu gọi tăng cường năng lực quốc gia, đặc biệt các nước có nguy cơ cao, và ưu tiên các hoạt động ngăn chặn sự bùng phát lớn của virus này".
|
Trụ sở chính của văn phòng WHO tại Thụy Sỹ. (Ảnh: Zing News) |
Trong khu vực 53 quốc gia và gần 900 triệu dân do WHO châu Âu phụ trách, các khu vực có nguy cơ cao nhất là ở các khu vực muỗi Aedes phát triển mạnh, như bờ Biển Đen của Nga, Georgia và đảo Madeira. 18 quốc gia có nguy cơ trung bình, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp. 36 quốc gia có nguy cơ thấp, rất thấp và không có nguy cơ, như Anh.
Tháng 10/2015, một ổ dịch lớn và lan rộng của virus Zika ở Brazil khởi đầu cho báo động toàn cầu về sự lây lan một loại virus gây dị tật đầu nhỏ, và biến chứng nghiêm trọng ở não đối với trẻ sơ sinh, do bà mẹ mang thai nhiễm virus Zika và hội chứng thần kinh tê liệt hiếm gặp có tên Guillain-Barre ở người lớn. Tháng 2 năm nay, WHO chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch bệnh do virus Zika gây ra.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, những nước có nguy cơ cao bùng phát virus Zika nên trang bị cho nhân viên y tế để sớm phát hiện trường hợp đầu nhiễm bệnh, báo cáo nhanh chóng, và giúp đỡ những người có nguy cơ - đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Ông Paul Hunter, giáo sư về bảo vệ sức khỏe tại Đại học East Anglia (Anh) cho rằng: "Cảnh báo rủi ro Zika của WHO là kịp thời và thực tế".
Thiếu thốn hệ miễn dịch tự nhiên là nguyên nhân virus Zika lan rộng
Trước đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo rằng loại virus nguy hiểm này có khả năng lan rộng khắp châu Mỹ và có thể là toàn cầu.
|
Zika không chỉ lan rộng sang các nước Châu Âu mà nguy cơ ra toàn cầu. (Ảnh: Đại Đoàn Kết) |
Virus Zika sau khi đi vào cơ thể người có thể gây ra một số triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, và viêm màng kết. Loại virus này đã xuất hiện ở 21 quốc gia trên vùng biển Caribbe, Bắc và Nam Mỹ. Nó cũng có liên quan tới hàng nghìn trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc chứng đầu nhỏ - não chưa phát triển hoàn toàn - và thậm chí khiến một số quốc gia đưa ra khuyến cáo rằng phụ nữ không nên mang thai vào thời điểm này.
Tính đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị hoặc loại vaccine nào ngăn ngừa được virus Zika.
Zika lần đầu tiên được phát hiện ra là vào năm 1947, ở trên loài khỉ châu Phi. Sau đó, loại virus này đã gây nên một số trận bùng phát dịch ở người trên lục địa này, một số khu vực của châu Á và các hòn đảo trên Thái Bình Dương. Nhưng kể từ hồi tháng 5-2015, khi virus Zika được phát hiện trên người ở Brazil, nó đã thực sự trở thành một đại dịch diện rộng.
Số lượng lớn muỗi mang theo virus Zika cùng việc thiếu thốn hệ miễn dịch tự nhiên được cho là các nhân tố khiến cho loại virus này lây lan nhanh chóng.