Ngày 12/9 tới đây, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững (PTBV), với chủ đề “Vì một thập niên phát triển bền vững hơn”.
Thực ra, PTBV là câu chuyện của toàn cầu, được đặt ra từ năm 1980 của thế kỷ trước. Năm 1992, tại Rio de Janeiro (Brasil), các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp quốc đã xác nhận lại khái niệm này và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.
PTBV hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Với tư cách là quốc gia có trách nhiệm với các cam kết quốc tế và trước hết vì sự PTBV của đất nước, trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các bộ luật, luật, chiến lược, quy hoạch... của đất nước, của các ngành, lĩnh vực đều nhắc đến PTBV.
Năm 2012 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 432/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu tổng quát được xác định là: “Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.
Như vậy là Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến PTBV. Có một nghịch lý là những điều làm được, không phải ai cũng nhận ra; nhưng những điều chưa làm được thì rất dễ đánh giá. Ví dụ: Các nguồn lực của đất nước đang sử dụng một cách rất lãng phí (nhất là đất đai); văn hóa, đạo đức trong xã hội tiếp tục có những biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng; ô nhiễm, suy thoái môi trường, rừng tiếp tục bị tàn phá, đa dạng sinh học đã và đang bị phá vỡ...
Điều này phản ánh, hệ thống thể chế PTBV còn chưa đồng bộ; quản trị quốc gia đối với PTBV còn chưa đáp ứng yêu cầu, tìm kiếm nguồn lực tài chính cho PTBV gặp nhiều khó khăn; nhận thức và trách nhiệm công dân đối với PTBV ở trình độ rất thấp.... Nhiều vấn đề có thể dễ thấy, là việc xử lý các dòng sông ô nhiễm như sông Tô Lịch ở Hà Nội cũng phải nhờ đến các chuyên gia Nhật. Nói thế để thấy, vai trò và tác động của khoa học và công nghệ trong thực hiện PTBV còn ở mức quá “khiêm tốn”.
Chắc chắn, sắp tới Thủ tướng Chính phủ sẽ có những quyết sách mới; bởi bản thân Quyết định 432/QĐ-TTg cũng chỉ đề ra mục tiêu đến năm 2020. Dù là quyết sách nào thì rõ ràng “nghị quyết một, quyết tâm mười, hành động phải hai mươi” luôn đúng. Câu chuyện hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, bảo đảm sự “thượng tôn pháp luật” là những giá trị “cốt lõi” bảo đảm thực thi hiệu quả các mục tiêu PTBV của đất nước.
Thông tin “nóng” trong nước gần đây về việc phát hiện vận chuyển nhiều cá thể hổ sống, xây hầm ngầm nuôi hổ khiến các nhà bảo tồn “đứng ngồi không yên”.
Năm 2018, trong số gần 6.000 văn bản do các cơ quan cấp bộ và cấp tỉnh ban hành được kiểm tra thì đã phát hiện 84 văn bản có quy định trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền. Kết quả kiểm tra, xử lý là tích cực nhưng có những văn bản chưa được xử lý kịp thời lại đem đến những ảnh hưởng không tốt đến xã hội, người dân.
Đó là nỗi lo của nhiều chuyên gia sau việc Bộ Tài nguyên - Môi trường cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ra biển Bình Thuận.
Theo các chuyên gia, việc cai nghiện không khó, chủ yếu là “con nghiện” giữ được trong bao lâu. Hay nói cách khác, phụ thuộc vào ý chí của người nghiện.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
Phát hiện đối tượng vi phạm giao thông, tổ công tác đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng nam thanh niên không những không chấp hành mà tiếp tục tăng ga bỏ chạy và đã đâm vào một đồng chí trong tổ công tác bị thương, sau đó tiếp tục bỏ chạy.
Từ tháng 6/2024 đến khi bị bắt, bọn chúng đã tổ chức cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vay tiền với mức lãi suất từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng/triệu/ngày (tương đương với 100 - 600%).
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.