Trong mỗi đám cưới, ngoài các dịch vụ như đồ lễ, trang phục.. thì cỗ cưới là một phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên trong thời tiết nắng nóng như hiện tại, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các đám cưới là rất cao.
Gần đây nhất, trong hai ngày 12-13/7, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã tiếp nhận hơn 70 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy cấp. Theo các bệnh nhân, nguyên nhân dẫn đến hàng chục người bị ngộ độc là nghi do món gỏi tôm tại một tiệc cưới tại thôn Hiền Sỹ, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền.
Trước đó, tối 12/5, Trung tâm Y tế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho 136 bệnh nhân trong tình trạng nghi ngộ độc thực phẩm. Tất cả những bệnh nhân đều cùng triệu chứng buồn nôn, nôn, sốt, tê mỏi, đi ngoài nhiều lần... và vừa dự đám cưới tại nhà bà K.G (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh).
Sau khi tiến hành xét nghiệm các mẫu thức ăn, kết quả cho thấy: 5/5 mẫu đều có sự hiện diện của 2 vi khuẩn E.coli và Staphylococcus aureus; 2/2 mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện của vi khuẩn E.coli. Qua đó có thể kết luận, thức ăn chính là nguyên nhân gây nên vụ ngộ độc bởi độc tố vi sinh (hay còn gọi là độc tố tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus).
Tương tự, đầu tháng 4/2019, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong 2 ngày cuối tuần đã liên tục tiếp nhận gần 100 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cưới về. Các bệnh nhân nhập viện đều có các triệu chứng như: dị ứng mẩn đỏ, buồn nôn, đi ngoài và sốt…
Và hầu hết những người này đều là khách mời tham dự hai đám cưới trên địa bàn xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết và xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc. Theo tìm hiểu, cả 2 đám cưới trên đều thuê cùng một đơn vị tổ chức tiệc cưới tư nhân có địa chỉ tại phường Thanh Hải, TP. Phan Thiết.
Hiểu quy định về an toàn thực phẩm nhưng chưa chắc đã thực hiện
Với những ưu điểm tiện lợi, gọn gàng, tiết kiệm, giảm tải được mệt mỏi cho các thành viên trong gia đình, nên dịch vụ nấu ăn lưu động đang được rất nhiều người lựa chọn khi tổ chức buổi tiệc cho gia đình.
Gói dịch vụ này giúp khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức: người ở cơ sở chế biến đến nấu ăn tại chỗ hoặc bên cung cấp dịch vụ sẽ chế biến thức ăn xong rồi mang đến cho khách hàng. Giá cả của loại dịch vụ này cũng khá cạnh tranh, tùy theo túi tiền của chủ nhân.
Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều cơ sở phục vụ cỗ đám cưới không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo ATVSTP như: quy trình nấu ăn không được thiết kế theo nguyên tắc một chiều; dụng cụ chế biến cũ kĩ, tạm bợ, không được vệ sinh sạch sẽ; nền nhà không lát gạch men, ứ đọng nước; khâu xử lý rác thải và nước thải chưa đúng quy định, hệ thống cấp thoát nước không vệ sinh, không có nhà tiêu hợp vệ sinh làm cho ruồi, nhặng phát triển đậu vào thức ăn.
Bên cạnh đó phần lớn các cơ sở chưa rửa bát đĩa đúng quy trình hoặc nếu có rửa sạch thì cất giữ cũng không sạch sẽ do nhà chật, ẩm, phải xếp chồng ngay vào trong thùng, không thể làm khô, ráo nước,.. gây ra hiện tượng hôi mốc, gián bọ sinh sôi, nảy nở.
Ngoài ra, cũng chỉ có một số ít cơ sở có xe chuyên dụng để mang thực phẩm chín, bát đĩa đến nhà khách hàng. Nhiều nhân viên ở các cơ sở này chưa được tập huấn qua lớp kiến thức về ATVSTP, chưa định kỳ khám sức khoẻ, thiếu kiến thức về ATVSTP... đó là các yếu tố có nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm cho khách hàng.
Ở các vùng nông thôn, vào mỗi buổi tiệc tân gia, chúc thọ, cưới hỏi hay đám giỗ... đa phần là các gia đình tự đứng ra nấu ăn với sự trợ giúp của người thân, bạn bè, hàng xóm. Việc tự phát này tiềm ẩn nguy cơ mất ATVSTP là rất lớn vì nguồn thực phẩm do mua với số lượng lớn nên không thể đảm bảo về chất lượng của thực phẩm.
Việc giết mổ bò, gà, lợn cũng không tuân theo quy trình nghiêm ngặt. Nhiều nơi, người dân giết mổ, sử dụng nước ngay tại ao nhà hoặc sông (cạnh khu vực mình sinh sống) rồi xả rác linh tinh, không những gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh mà còn ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.
Do số lượng mâm cỗ lớn nên có những món được chế biến trước bữa ăn nhiều giờ, trong khi với thời tiết mùa hè, thức ăn không được bảo quản cẩn thận rất dễ bị ôi, thiu. Ngoài ra, lượng thức ăn thừa sau mỗi bữa cỗ cũng được gia chủ tận dụng lại cho các bữa sau, nếu không được bảo quản tốt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sử dụng.
Theo kết quả điều tra của Cục An toàn thực phẩm, kiến thức của các nhóm đối tượng người sản xuất, kinh doanh, người chế biến và người tiêu dùng thực phẩm đang được nâng cao đáng kể nhưng “thực hành đúng” về an toàn thực phẩm còn khá hạn chế.
Thói quen “đơn giản” trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến, không tuân thủ các quy định bảo đảm ATVSTP tại các bếp ăn tập thể, kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm… thì sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc và các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Trao đổi với báo chí, bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng, những hành vi kiến thức của người dân, của nhà quản lý, nhà sản xuất kinh doanh đã được nâng lên cao, tuy nhiên, từ kiến thức chuyển đổi sang hành vi vẫn đang còn là một vấn đề rất lớn.
Rất nhiều người sản xuất hiểu thế nào là thực phẩm an toàn cũng như làm thế nào cho thực phẩm an toàn, nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp vì đạo đức kinh doanh, vì lợi nhuận họ chưa làm điều đó. Bản thân người tiêu dùng khi được hỏi về an toàn thực phẩm thì rất lo lắng, quan tâm, muốn tìm hiểu thông tin nhưng thực hành tại nhà chưa chắc đã thực hiện đúng.
“Mùa cưới” vào những tháng cuối năm cũng là thời điểm vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc tại bữa cỗ tập trung đông người được đặc biệt chú trọng để ngày vui thêm trọn vẹn, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Cứ vào những tháng cuối cùng của năm, thị trường thực phẩm lại sôi động để chuẩn bị cho mùa lễ, Tết. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao cũng kéo theo nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, nếu không kiểm soát tốt thì tình trạng mất an toàn thực phẩm sẽ diễn biến phức tạp.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 21/11/2024 về việc đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Tình trạng mất an toàn thực phẩm (ATTP) trước cổng trường học dù được cơ quan chức năng chấn chỉnh, siết chặt nhưng vẫn diễn ra. Để giải quyết bài toán này đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng, trong đó nhà trường, phụ huynh, học sinh cần nâng cao ý thức tiêu dùng.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Ngày 14/11, TAND TP HCM kết thúc phiên tòa sơ thẩm, tuyên án các bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt gần 129 tỷ đồng của 64 cá nhân, xảy ra tại 02 công ty bất động sản.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Trần Thị Sớm (sinh năm 1979, trú tại xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
TAND tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên tòa xét xử, tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Huế (SN 1983), trú tại thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hai người đàn ông tình thân như thủ túc bỗng chốc chỉ vì món lợi vật chất mà tình cảm sứt mẻ, đưa nhau thưa kiện tại tòa. Kết quả thì ai cũng đạt được mục đích nhưng không nụ cười chiến thắng nào nở trên môi vì họ mãi mãi mất đi một người bạn, một mối bang giao nhiều năm vun đắp không tiền bạc nào mua được.
Trong phiên xét xử ngày 23/9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng (SN 1971, cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) mức án tử hình về tội 'Tham ô tài sản'.
Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Ngày 12/01/2024, TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Xuân Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Thành (Cty Việt Thành - phường Tân Phong, quận 7, TP.Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bản án sơ thẩm ngay sau đó, đã bị kháng cáo.
HĐXX toà án nhân dân thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hoá) quyết định trả hồ sơ vụ án "Gây rối trật tự công cộng" xảy ra ở nhà máy gạch Long Thành để điều tra lại.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.