Được UBND tỉnh Quảng Nam cho thuê đất thực hiện dự án trồng rừng sản xuất, nhưng nhiều năm qua ông Lê Văn Ngọc (ngụ huyện Quế Sơn) vẫn không cách gì thực hiện. Suốt thời gian trên, diện tích đất được giao cho ông Ngọc tại thôn 3, xã Phước Hiệp (huyện Phước Sơn) bị một người dân địa phương tranh chấp vì cho rằng đất do mình khai hoang, không thể giao cho người khác.
Vụ việc còn khiến dư luận quan tâm do liên quan thói quen, tập tục khai hoang canh tác của người dân từ xưa trên đất Nhà nước quản lý.
Thuê được đất nhưng không thể canh tác
Khu đất đồi trồng keo tại thôn 3, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn có nguồn gốc từ Xí nghiệp thuốc lá Quảng Sơn thuê của Nhà nước từ 2003, diện tích 144ha, giao UBND xã quản lý. Vì Xí nghiệp làm ăn thua lỗ, ngày 18/11/216, UBND tỉnh có Quyết định 4093/QĐ-UBND thu hồi đất, giao UBND xã Phước Hiệp quản lý và giao lại Cty Ngọc Sơn (ông Lê Văn Ngọc làm GĐ) thuê 19,37ha để thực hiện dự án trồng rừng sản xuất. Những phần còn lại gồm đường giao thông, các con suối thì không tính đến.
Trên cơ sở các căn cứ pháp lý trên, tháng 11/2016, Cty Ngọc Sơn đã thực hiện các trách nhiệm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Ngày 13/6/2017, sau khi đơn vị cũ đã khai thác hết số cây keo, giao lại đất cho Cty Ngọc Sơn để dọn vệ sinh, chuẩn bị đưa cây keo con vào trồng. Tuy nhiên, lúc này ông Vũ Văn Minh (người dân ngụ thôn 4, xã Phước Hiệp) cho rằng đây là đất ông khai hoang, dọn dẹp nên không cho Cty làm lán trại, phát dọn cây.
Suốt 3 năm, hễ phía Cty Ngọc Sơn cho người vào trồng cây đều gặp cản trở. Nhiều lần Cty có văn bản báo cáo UBND xã và huyện, tỉnh.
Ngày 15/4/2019, UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện cùng Công an huyện Phước Sơn phối hợp giải quyết. Nhưng sự việc chưa thể rõ ràng dứt khoát vì ông Minh đưa ra lý do đất tranh chấp.
Theo đơn của Cty, tháng 7/2019, ông Sơn đưa 22 lao động vào làm lán trại để chăm sóc cây, lúc này ông Minh và người thân tiếp tục không cho người phía Cty tiếp cận. Cty báo cáo Công an xã và huyện Phước Sơn xuống lập biên bản, sự việc tạm được ổn thỏa.
Vậy nhưng trong thời gian 5 năm, khi cây keo lớn, phía tranh chấp bị cho là còn tự ý cho người vào khai thác hết 6ha cây keo trên 19,37ha trên. Công an xã đã vào kiểm tra hiện trường, đo đạc diện tích, đình chỉ không cho khai thác, lập biên bản lấy lời khai các đối tượng, chuyển hồ sơ cho Công an huyện Phước Sơn.
Thống nhất nhờ Tòa
Vụ việc kéo dài nhiều năm, gây bất ổn trật tự. Trong nhiều cuộc họp với UBND xã, Phòng TN&MT huyện, ông Minh cho rằng, ngày 22/2/2004 có làm đơn xin đất để xây dựng mô hình VACR và được UBND xã xác nhận. Tuy nhiên, biên bản giải quyết tranh chấp giữa ông Minh với Xí nghiệp Quảng Sơn (đơn vị cũ trước khi UBND tỉnh có quyết định cho Cty Ngọc Sơn thuê lại), ông Minh chưa cung cấp.
Một số cây keo của Cty Ngọc Sơn bị cho là bị phía tranh chấp “khai thác trộm”.
Trong khi đó, tại biên bản làm việc tháng 9/2021, ông Trần Ngọc Lan (cán bộ địa chính xã), cho biết, năm 2014, UBND huyện đo đạc toàn bộ diện tích của các hộ gia đình đang sử dụng trong ranh giới thuộc Xí nghiệp Quảng Sơn thuê đất. Trong hồ sơ đo đạc năm 2014, hộ ông Minh đã xác nhận ranh giới với phần diện tích trên là không tranh chấp. Từ đó, UBND huyện mới có căn cứ đề nghị cho Cty Ngọc Sơn thuê lại.
Trao đổi với PV, ông Vũ Đình Nghiễu, Chủ tịch UBND xã Phước Hiệp cho biết, năm 1998, ông Minh là người nơi khác đến huyện Phước Sơn lập nghiệp. Năm 2001, ông Minh nhập khẩu thường trú tại xã Phước Hiệp. Do thời điểm trước đó đất đồi mênh mông, xã tạo điều kiện để người dân tự phát quang, canh tác tăng thu nhập. Xã cũng hướng dẫn từ đơn xin cấp xã, người dân phải lên huyện và hoàn thiện các bước tiếp theo.
“Nhưng vì một phần do nhận thức, một phần chủ quan ở khu vực đồi núi, nên người dân mặc nhiên nhận đất của mình, từ đó mới xảy ra câu chuyện tranh chấp kéo dài như hôm nay. Địa phương đã nhiều lần giải thích nhưng ông Minh không đồng tình nên thống nhất đưa vụ việc ra Tòa thụ lý”, ông Nghiễu nói.
Về vấn đề này, trong các văn bản trả lời do ông Nguyễn Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện, ký, nêu rõ, trên cơ sở nhiều lần mời làm việc và ý kiến hai bên không thống nhất, huyện đề nghị ông Minh làm đơn kèm theo chứng cứ chứng minh nguồn gốc để được TAND các cấp xem xét giải quyết.
Văn bản nhấn mạnh: “Trong thời gian chờ, đề nghị ông Minh không được có hành vi gây cản trở việc sản xuất của Cty Ngọc Sơn. Tại thời điểm lập hồ sơ cho Cty Ngọc Sơn thuê không có phát sinh tranh chấp với các hộ gia đình, cá nhân nào, mà diện tích trên có nguồn gốc do thu hồi từ diện tích thuê của Xí nghiệp Quảng Sơn. Khi có quyết định của Tòa, bên nào sai phải có trách nhiệm bồi thường cho bên kia theo pháp luật”.
Thẩm phán Phan Thị Lan, Phó Chánh án TAND huyện, xác nhận hiện Tòa đã thụ lý đơn khởi kiện của ông Ngọc; bị đơn là ông Minh.
Ông Ngọc đề nghị Tòa giải quyết, buộc bị đơn không được cản trở trên diện tích đất 19,37ha UBND tỉnh cho Cty Ngọc Sơn thuê đất. Nguyên đơn cho rằng bị thiệt hại trong 6 năm bị đơn cản trở không cho Cty kinh doanh sản xuất; và khai thác trộm; nên đòi bị đơn phải bồi thường 300 triệu đồng. Tòa đã mời các bên tham gia hòa giải đến lần thứ hai nhưng vẫn chưa có kết quả.
Theo Cty Ngọc Sơn, tại dự án trên, tương tự như trường hợp ông Minh, còn có một số hộ ở thôn 1, 3, 4 cũng canh tác trên đất đồi chồng lấn phần đất Cty thuê. Do yếu tố lịch sử, tập quán khai hoang của bà con, Cty sẵn sàng thỏa thuận chi trả và những hộ này đều đã đồng tình bàn giao toàn bộ diện tích đất và cây trồng cho Cty Ngọc Sơn.
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
Công ty CP Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao An An Hoà đề xuất với UBND tỉnh Quảng Nam xin cấp phép xây dựng Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Theo phương án phân luồng xe khi sửa chữa cùng lúc 2 cầu Câu Lâu (tỉnh Quảng Nam), một số xe ưu tiên làm nhiệm vụ, xe buýt Đà Nẵng - Tam Kỳ... được qua cầu mới với tốc độ hạn chế.
Nhận tiền của người khác để giúp hoãn gọi khám nghĩa vụ và hoãn nhập ngũ, nguyên phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự xã ở Quảng Nam bị bắt tạm giam.
Sau vụ đấu giá mỏ cát 1,2 tỷ đồng lên 370 tỷ đồng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu công an xác minh các cuộc đấu giá có dấu hiệu bất thường, kiên quyết xử lý các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm.
Với chức danh Phó Giám đốc chi nhánh ngân hàng ở TP Hội An (Quảng Nam), Võ Đức Bảy đã vay mượn, chiến đoạt hơn 50 tỷ đồng của nhiều người, sau đó bỏ trốn.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.