Xuất phát từ thông tin đề xuất dự án mới, đất nền Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã tăng “nóng” và đứng trước nguy cơ sốt ảo… khi cò đất liên tục thổi giá và chủ yếu các giao dịch chỉ “lướt sóng” giấy đặt cọc.
Những ngày qua, sau khi có thông tin Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) đề nghị xây dựng 2 khu đô thị trên địa bàn, hàng trăm nhà đầu tư đã đổ xô về khu vực này khiến “cơn sóng” đất bất ngờ được thổi lên làm cho giá đất tăng nhanh theo từng giờ, ngày.
Có mặt tại khu vực Đồng Trúc (huyện Thạch Thất), cảnh tượng môi giới, nhà đầu tư đi xem đất nhộn nhịp như một phiên chợ. Khung cảnh ít ai ngờ tới giữa cánh đồng ven xã Đồng Trúc, ngay trong những ngày dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp lại nhộn nhịp “chợ bất động sản” với cả trăm môi giới miệt mài thổi giá đất.
Môi giới, nhà đầu tư đi xem đất ở khu vực Đồng Trúc đông như đi chợ.
Một số người dân ở xã Đồng Trúc cho biết, sau khi thông tin dự kiến thực hiện khu đô thị 300 ha thì giá đất tại địa phương này tăng lên từng ngày. Tăng giá chóng mặt nhất là khu đất phân lô giãn dân Quan Giai ở xã Đồng Trúc, chỉ trong vài ngày, nhiều lô đất tại đây đã tăng giá gấp 2 – 3 lần.
“Mấy ngày rồi, đường trong làng liên tục ùn tắc vì nhiều ô tô, xe máy của thợ săn đất, cò đất đi lại nhộn nhịp. Tuần trước, làng tôi bình yên bao nhiêu thì tuần này nhốn nháo vì tăng giá đất bấy nhiêu. Đâu đâu cũng nói chuyện mảnh nọ, thửa kia chốt bán giá tăng theo ngày, thậm chí từng giờ”, bà Nguyễn Thị Tạo, 45 tuổi, người dân xã Đồng Trúc chia sẻ.
Xe ô tô xếp hàng dài trong một con đường làng...
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Giáp, 50 tuổi, người dân xã Đồng Trúc, khu này có vài chục lô đất phân lô diện tích từ khoảng 150 m2 đến 250 m2. Nhưng môi giới và khách tập trung hết ở đây, giới thiệu luôn cả những ô, thửa đất ở những khu vực khác.
“Giá cả còn tùy vị trí, nhưng phổ biến dao động từ 5 triệu đồng/m2 đến vài chục triệu đồng/m2. Đa số tăng lên gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với 10 ngày trước thôi”, ông Giáp nói.
Đặt cọc, bán cọc
Qua ghi nhận, một số môi giới ở đây tiết lộ trong hàng trăm người có mặt tại “chợ bất động sản” này thì chỉ khoảng 10% là khách đến xem đất. Giá tăng từng giờ, thậm chí từng phút đều là qua miệng cò đất đưa ra, thực tế, giao dịch thành công không nhiều.
Các giao dịch thông qua hình thức đặt cọc, viết giấy tay rồi ra phòng công chứng chứng thực giao dịch. Giá chốt mua và bán cũng vô chừng, nhốn nháo, chộp giật, tùy vào sự hiểu biết của khách.
Những mảnh đất đã được phân lô sẵn tại xã Đồng Trúc.
“Cò đất tinh lắm, nhìn ai là khách mới, ai là chủ đất, ai là môi giới biết ngay. Nhiều cò đất còn liên tục diễn kịch khi vờ có điện thoại đưa lên nghe, hét lớn các thuật ngữ chốt giá, tăng giá, lấy sổ đỏ, đặt cọc trăm triệu…
Một số cò đất khác thì chọn cách kéo khách ra góc riêng thì thào về giá, diện tích, không quên nhắn nhủ câu: Không mua nhanh giá sẽ tăng hoặc người khác đặt cọc mất…”, anh Nguyễn Văn Tài, 36 tuổi, một môi giới kỳ cựu chia sẻ.
Cũng theo chia sẻ của một môi giới, giao dịch sôi động nhất là khu vực đất trong làng của người dân. Hầu như đội trung gian thi nhau đẩy giá, chủ yếu người này đặt cọc xong lại bán giấy đặt cọc cho người kia. Còn người đứng ra ôm 1 đống tiền trả 1 lúc là không thấy.
Thực tế, cơn sốt những ngày qua dường như đã làm lợi rất nhiều cho giới cò đất. Những ngày qua, giới “cò đất” thông qua việc mua bán, sang tay, hỗ trợ làm thủ tục giấy tờ… nhưng cũng đã có thể đút túi vài trăm triệu đến cả tỷ đồng thông qua hàng chục lô đất được giao dịch mỗi ngày.
Đại diện chính quyền xã Đồng Trúc cho biết, đang theo dõi, nắm bắt tình hình môi giới đẩy giá đất ở trên địa bàn vài ngày gần đây. Đúng là có nhiều người ở huyện Thạch Thất và cả môi giới bất động sản chuyên nghiệp ở Hà Nội về đua nhau đẩy giá đất. Tuy nhiên, lượng giao dịch thực tế không nhiều như đồn thổi.
Một số chuyên gia bất động sản cảnh báo, đây là hiện tượng "lướt sóng" của dân đầu cơ khi có thông tin một tập đoàn bất động sản lớn đang nghiên cứu đầu tư dự án khu đô thị quy mô lớn sát khu vực này. Dự báo, thực trạng như hiện nay nhiều khả năng giá đất còn tăng, nhưng cùng lắm cũng chỉ lên đỉnh điểm khoảng 20 triệu đồng/m2. Là hiện tượng đầu cơ nên nhà đầu tư nào vào sau sẽ chịu nhiều rủi ro.
Trước đó, cách đây hơn 10 năm khi Hà Nội sáp nhập với Hà Tây, rồi sau đó quy hoạch chung Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2050, thị trường bất động sản "nóng sốt" khắp mọi nơi, giá nhà đất leo thang từng ngày. Vào thời điểm 2009-2011, những khu vực chỉ mới bắt đầu có thông tin trở thành đô thị vệ tinh như Hòa Lạc dù cơ sở hạ tầng còn yếu kém, vẫn chỉ là vùng quê hoang sơ thế nhưng giá nhà đất đã được đẩy cao gấp nhiều lần do hiệu ứng tâm lý đám đông, người người nhà nhà lao vào "cơn sốt" đất.
Giá nhà đất Hòa Lạc khi đó tăng rất mạnh, gấp nhiều lần so với mặt bằng ban đầu. Giai đoạn 2008-2009, từ mức chỉ khoảng 2-3 triệu đồng/m2 cho những lô đất đẹp, ô tô đỗ cửa đã tăng vọt lên mức 10-15 triệu đồng/m2, cao điểm nhất có khu lên tới 30 triệu đồng/m2. Những mảnh đất trong làng xóm khi đó có giá ban đầu chỉ chừng 500-600 nghìn đồng/m2 cũng được đẩy lên 5-6 triệu đồng mỗi m2. Với những lô đất mặt đường quốc lộ có giá lên tới 30 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên sau đó thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, "vỡ bong bóng" giá nhà đất ở khắp Hà Nội "xì hơi" vào giai đoạn 2011-2012, hầu hết các dự án tại khu đô thị vệ tinh đều bất động hoặc chậm triển khai. Trong đó, nhà đất Hòa Lạc cũng rơi vào tình trạng đóng băng, giá giảm sâu suốt 10 năm qua.
Phải đến cuối năm 2018 đầu năm 2019 thì đất Hòa Lạc có mới tăng giá trở lại. Nhưng sau đó lại chững lại cho tới cuối 2019 sôi động trở lại.
Trong thời gian gần đây, Phú Thọ và Hòa Bình trở thành hai khu vực thu hút sự chú ý đặc biệt trên thị trường bất động sản ven đô Hà Nội. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, quy hoạch và du lịch, giá đất tại hai tỉnh này liên tục tăng cao, tạo ra làn sóng đầu tư sôi động. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đang chuẩn bị tổ chức đấu giá gần 45.000m² đất tại Khu Đồng Cá, xã Phúc Hoà, nhằm thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở thấp tầng. Sự kiện này dự kiến diễn ra vào ngày 21/4/2025, do huyện Phúc Thọ phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt tổ chức.
Trong thời gian này, nhà máy làm việc hết công suất 24/24h. Công nhân được chia làm 3 ca, không có thời gian nghỉ, ngắt quãng trong sản xuất mía đường.
Trong thời gian gần đây, Phú Thọ và Hòa Bình trở thành hai khu vực thu hút sự chú ý đặc biệt trên thị trường bất động sản ven đô Hà Nội. Nhờ sự phát triển mạnh.
Với 212 dự án dự cuộc thi nghiên cứu KHKT học sinh, Ban giám khảo đã lựa chọn trao 12 giải Nhất, 36 giải Nhì, 36 giải Ba, 36 giải Tư cho các dự án xuất sắc.
Chiều ngày 21/3, Trung tâm 286 (Bộ Tư lệnh 86) phối hợp với Đồn Biên phòng Lạc Quới (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” và tặng quà cho phụ nữ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.