Con đăng ký quyền sử dụng chính mảnh đất thuộc sở hữu của cha mẹ?
Vừa qua, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) nhận được đơn thư về việc tranh chấp quyền sử dụng đất của ông Từ Gió với bà Từ Thị Phượng ở Thôn 1, xã An Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai tại thửa đất số 39 với diện tích là 1.890m2 (thực tế là 2.207m2).
Theo hồ sơ vụ việc, 2 vợ chồng ông Từ Gió từ tỉnh Bình Định lên xã An Mỹ 9 (nay là xã An Phú, thành phố Pleiku) lập nghiệp, khai hoang một mảnh đất có diện tích hơn 7.000m2. Năm 2007, ông đi làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) thì được biết năm 1990 con gái ông bà là bà Từ Thị Phượng đã được UBND thị xã Pleiku (cũ) cấp GCNQSDĐ đứng tên bà Phượng với diện tích 945m2.
Trước đó, diện tích đất ông Gió đứng tên trong GCNQSDĐ số 297/GCNRĐ ngày 10/8/1989 được UBND thị xã Pleiku (cũ) cấp là 1.890m2. Do đất được cấp chồng lấn nên ngày 6/7/1990, UBND thị xã Pleiku (cũ) cấp lại GCNQSDĐ qua đó công nhận ông Gió được quyền sử dụng 945m2 đất thuộc thửa số 39A, tờ bản đồ số 02; bà Phượng được công nhận quyền sử dụng 945m2 đất thuộc thửa số 39B, tờ bản đồ số 02.
Được biết, vào năm 1987 thì xã An Phú tổ chức đồng loạt cho người sử dụng đất đăng ký ruộng đất theo Quyết định số 201-CP ngày 1/7/1980 của Hội đồng Chính phủ “Về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước”. Ông Gió là người ký 2 mẫu “Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất” ngày 11/3/1987 đối với 2 thửa đất của mình, trong đó có một thửa đất tranh chấp.
Theo ông Gió thì nội dung điền vào mẫu là do cán bộ xã hướng dẫn, thực hiện. Mặt khác, theo quy định tại Quyết định số 201-CP thì chỉ có tổ chức cá nhân sử dụng đất mới có quyền đăng ký ruộng đất của mình, thời điểm này bà Phượng không có đơn xin đăng ký ruộng đất của mình đối với thửa đất tranh chấp.
Tại thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất, bà Phượng làm việc tại Hợp tác xã mua bán nông nghiệp xã An Phú, chưa kết hôn và còn ở chung với ông Gió. Nhưng khi nộp hồ sơ cho ông Gió, bà Phượng tự ý khai báo để cán bộ xã điền tên bà là chủ sử dụng vào mẫu đơn. UBND thị xã Pleiku (cũ) căn cứ vào nội dung điền tại mẫu đơn bà Phượng khai để cấp GCNQSDĐ số A 133000 ngày 6/7/1990. Trong đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất của bà Phượng kê khai ngày 11/3/1987 bà Phượng khai sinh quán tại Nghĩa Bình, đất khai phá xây dựng; trong kê khai ngày 15/2/1990 bà Phượng lại khai sinh quán tại An Phú, đất cha mẹ cho.
Tại Bút lục số 06 bà Phượng khai sau khi ông Vinh chồng bà Phượng đi bộ đội về do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên được cấp đất, tuy nhiên UBND xã An Phú xác định việc bà Phượng trình bày được cấp đất là không có thật. Và điều đáng nói là từ khi được cấp đất đến nay không thấy bà Phượng canh tác, những gia đình xung quanh khu vực đất tranh chấp đều xác nhận chỉ có ông Gió canh tác và sử dụng từ khi khai hoang đến thời điểm hiện tại.
Phần đất ông Gió hiến cho hợp tác xã An Phú không nằm trong phần tranh chấp
Năm 1976, Hợp tác xã An Phú có động viên hiến đất. Ngày 5/5/1977, ông Gió chuyển nhượng cho vợ chồng ông Hiệp bà Mai 1045m2 đất (thực tế là 1.467,9m2). Cùng trong năm 1977, ông Gió chuyển nhượng cho vợ chồng ông Kiệt bà Bình 1.632m2 đất (thực tế là 2.500m2). Tiếp đó, ngày 13/12/1991 ông Kiệt bà Bình chuyển nhượng lại cho ông Công, ông Công chuyển nhượng lại cho ông Thịnh.
Ngày 18/10/1978 vợ chồng ông Gió có Đơn xin vào hợp tác xã An Phú và tự nguyện hiến “4.000m2đất ruộng 2 vụ và 1.000m2 đất vườn có nhà ở”. Trong đó 1.000m2 đất vườn có nhà ở ông Gió hiến được Hợp tác xã cấp cho vợ chồng ông Phụ và bà Liễu đang sử dụng. Diện tích đất còn lại đang tranh chấp là 1.890m2 (thực tế là 2.207m2).
Tại bản án số 107/2017/DS-GĐT ngày 26/9/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng lại nhận định rằng: “Năm 1976, Hợp tác xã An Phú động viên nên ông bà đã hiến cho Hợp tác xã hơn một nửa đất, còn lại hơn 2.000m2 đất thì… sử dụng trồng cà phê, hoa màu. Ngày 05/5/1977, ông Gió chuyển nhượng cho vợ chồng ông Hiệp, bà Mai hơn 1.000m2 đất (thực tế là 1.467,9m2). Tiếp đó, ông Gió chuyển nhượng cho vợ chồng ông Kiệt, bà Bình hết phần diện tích đất ông quản lý, sử dụng”.
Nếu 4.000m2 đất ruộng 2 vụ và 1.000m2 đất vườn có nhà ở mà ông Gió hiến nằm trong 7.000m2 đất được khai hoang thì sau khi bán cho vợ chồng ông Hiệp bà Mai và vợ chồng ông Kiệt bà Bình, diện tích đất còn lại có đủ để ông Gió hiến cho Hợp tác xã An Phú? Và diện tích đất còn lại đang tranh chấp thực tế là nằm ở đâu?
Trên thực tế 7.000m2 đất tranh chấp được người dân xung quanh khu vực phản ánh mảnh đất này là đất vườn và đất thổ cư, nằm trong khu dân cư nông thôn. Xung quanh đều có người dân làm nhà và canh tác từ trước khi ông Gió hiến đất, địa hình khu vực đất này không phải là ruộng 2 vụ, đất khai hoang được người dân trồng cà phê và làm vườn, làm nhà ở trong phạm vi hàng chục hecta tạo nên xóm làng sau này.
Giới cận hiện nay của khu vực đất đang tranh chấp là: Phía Nam giáp đường đi; phía Bắc giáp suối; phía Tây giáp đất nhà ông Phụ, phía Đông giáp ông Nguyễn Thành Sơn (Giấy thối công đất ngày 05/5/1977 giữa ông Gió với bà Mai thể hiện phần đất ông Gió bán cho Mai giáp ông Sơn).
Theo thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính “nhóm đất ở tại nông thôn được ký hiệu là ONT”. Theo trích lục bản đồ địa chính mà Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh TP Pleiku cung cấp, thể hiện toàn bộ phần đất ông Gió đã khai hoang và chuyển nhượng là đất ở tại nông thôn, ký hiệu trên bản đồ là ONT. Do vậy 4.000m2 đất ruộng mà ông Gió hiến cho hợp tác xã không nằm trong 7.000m2 đất mà ông khai hoang. Thế nhưng Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử vụ việc này lại có nhận định ngược lại, không chấp nhận đơn khởi kiện của ông Gió.
Theo đó, Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên hủy GCNQSDĐ số CE 107602 do UBND TP Pleiku cấp ngày 06/7/2017 mang tên ông Từ Gió. Đồng thời cho rằng việc UBND thị xã Plieku (cũ) cấp GCN QSDĐ số A 133000 ngày 06/7/1990 cho bà Phượng tại thửa đất 93B, tờ bản đồ số 2 với diện tích 945m2 là đúng quy định của pháp luật.
Được biết, vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất của ông Từ Gió với bà Từ Thị Phượng ở Thôn 1, xã An Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đã qua 5 bản án nhưng vẫn chưa có hồi kết. Hiện vụ việc này đang được Tòa án nhân dân Tối cao xem xét tái thẩm.
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
Khi đo đạc xác định lại diện tích thửa đất mà thấy diện tích thực tế nhỏ hơn so với diện tích trên sổ đỏ thì tùy theo nguyên nhân mà có cách xử lý khác nhau.
Theo Luật Đất đai mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ? Nếu trẻ em được tặng cho nhà đất thì khi làm thủ tục có cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật?
Bị can Lê Thị Thanh Nghĩa (sinh năm 1984; thường trú tại Thôn 2, xã Kông Yang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) là Kế toán trưởng – Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de về tội “Tham ô tài sản”.
UBND huyện yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H'de, công an huyện và các đơn vị có liên quan và UBND xã Sró khẩn trương mở rộng, điều tra, làm rõ tính chất mức độ, hậu quả vi phạm.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.