Được biết, Cẩm Thủy là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 70 km về phía Tây Bắc; phía Đông giáp huyện Vĩnh Lộc, phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía Tây giáp huyện Bá Thước, phía Nam giáp các huyện Ngọc Lặc và Yên Định.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện 425,03 km2; dân số 113.427 người, chủ yếu là 03 dân tộc: Mường (52,4%), Kinh (44,5%), Dao (2,9%), còn lại 0,2% là các dân tộc khác; toàn huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã. Cẩm Thủy có đường liên vận quốc tế 217 dài 40 km nối vùng thượng Lào với Biển Đông; đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217, sông Mã giao nhau tại thị trấn Phong Sơn tạo điều kiện kết nối, giao thương thuận lợi với các khu vực trong và ngoài tỉnh, nhất là với thủ đô Hà Nội.
Dự toán thu ngân sách “quá thấp”
Năm 2022, tổng thu ngân sách là 1.218.329.253.543 đồng (trong đó: NSTW là 4.700.046.235 đồng, ngân sách tỉnh là 19.405.699.543 đồng, NS cấp huyện là 888.416.183.123 đồng, ngân sách cấp xã là 305.807.324.642 đồng); Kết quả thực hiện cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu trong năm.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng nhận thấy, Dự toán thu ngân sách Nhà nước giao chưa sát với thực tế, một số khoản thu dự toán tỉnh và huyện giao quá thấp so với thực hiện như:
Thuế thu nhập cá nhân: tỉnh và huyện giao 4.700.000.000 đồng, thực hiện 11.021.107.948 đồng, bằng 234% so với dự toán tỉnh và huyện giao.
Thu từ phí, lệ phí: tỉnh và huyện giao 1.600.000.000 đồng, thực hiện 5.938.067.561 đồng, bằng 371% so với dự toán tỉnh và huyện giao.
Thu tiền thuê đất, mặt nước: tỉnh và huyện giao 421.000.000 đồng, thực hiện 3.498.812.525 đồng, bằng 831% so với dự toán tỉnh và huyện giao.
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: tỉnh và huyện giao 1.000.000.000 đồng, thực hiện 6.220.241.378 đồng, bằng 622% so với dự toán tỉnh và huyện giao.
Trong khi đó, có một số chỉ tiêu thu không hoàn thành dự toán tỉnh và huyện giao, như: thu từ khu vực Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý: tỉnh và huyện giao 12.757.000.000 đồng, thực hiện 11.689.873.677 đồng, đạt 92% so với dự toán tỉnh và huyện giao; Thu từ tiền sử dụng đất: dự toán huyện giao 80.500.000.000 đồng, thực hiện 71.122.753.737 đồng, đạt 88% so với dự toán huyện giao.
Dự toán chi ngân sách vi phạm Luật Ngân sách
Trên cơ sở dự toán tỉnh giao, UBND huyện căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán năm trước, nhiệm vụ năm kế hoạch, các chế độ hiện hành, biên chế được tỉnh giao để xây dựng dự toán chi ngân sách huyện, trình HĐND huyện phê duyệt; sau khi được HĐND phê duyệt, UBND huyện giao dự toán chi cho các đơn vị trực thuộc. Năm 2022, tỉnh giao 498.968.000.000 đồng; huyện giao 526.352.400.000 đồng, tăng 5,5% so với dự toán tỉnh giao (thực hiện 1.194.037.787.432 đồng, đạt 239% dự toán tỉnh giao và 227% dự toán huyện giao).
Việc lập dự toán chi: Năm 2022, nguồn dự phòng huyện là 8.404.000.000 đồng, chiếm 1,6% tổng chi ngân sách, là chưa đạt tỷ lệ từ 2%-4% tổng chi ngân sách cấp huyện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách năm 2015.
Không chỉ vậy, việc lập dự toán chi cho Hội đồng tư vấn khoa học công nghệ, số tiền 25.000.000 đồng là chưa phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 điều Điều 39 Luật Ngân sách năm 2015.
Lập dự toán chi dự nguồn bổ sung hợp đồng lao động cho Văn phòng UBND huyện, số tiền 400.000.000 đồng là không phù hợp theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ.
Việc phân bổ dự toán chi: Năm 2022, dự toán chi ngân sách địa phương đã phân bổ chi tiết đến từng nội dung chi cho từng sự nghiệp, tuy nhiên còn một số nhiệm vụ chưa phân bổ đến từng đơn vị sử dụng ngay từ đầu năm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Ngân sách năm 2015 và điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ tài chính, số tiền 13.392.000.000 đồng.
Trong khi đó, việc thực hiện dự toán chi Ngân sách Nhà nước. Đơn vị bổ sung một số nội dung chi từ 30% nguồn tăng thu theo Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 29/12/2022 của HĐND huyện để chi thường xuyên, số tiền 2.600.000.000 đồng, là không đúng quy định tại khoản 2 điều 59 Luật Ngân sách năm 2015.
Nguồn dự phòng ngân sách được sử dụng trong năm là 11.585.043.000 đồng; số đã chi trong năm là 5.464.616.000 đồng; nguồn dự phòng ngân sách còn lại 6.120.427.000 đồng chưa có nội dung chi cụ thể, UBND huyện thực hiện chuyển nguồn sang năm 2023 là không phù hợp, phải để kết dư ngân sách.
UBND huyện cấp kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các cơ quan theo ngành dọc đóng trên địa bàn huyện, như: Kho bạc nhà nước, Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê, Công an, Tòa án, Thi hành án, Viện kiểm sát, Hạt kiểm lâm, Trường THPT Cẩm Thủy 3, Liên đoàn lao động, Quản lý thị trường với tổng số tiền là 1.125.000.000 đồng, là không đúng quy định tại khoản 4, khoản 9 Điều 9 Luật Ngân sách năm 2015.
Sau khi sắp xếp nhiệm vụ chi theo Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 29/12/2022 của HĐND huyện, đã sử dụng 3.366.500.000 đồng từ nguồn kinh phí phòng chống dịch bệnh Covid-19 để chi thường xuyên là chưa phù hợp với nội dung chi theo quy định của Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng chống Covid; sử dụng 584.545.0000 đồng từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và mua sắm ô tô để chi quản lý hành chính, là chưa phù hợp nội dung, mục đích chi và chưa phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện được quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
Ngày 17/02/2022, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thuỷ đã ban hành Quyết định số 383/QĐ-UBND về việc công khai dự toán năm 2022. Tuy nhiên, việc công khai dự toán ngân sách còn chậm so với quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách.
Nợ đọng trong xây dựng cơ bản “cao”
Được biết, tính đến 31/12/2021, nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) của huyện Cẩm Thủy là 52.153.000.000 đồng; Tính đến 31/12/2022, nợ đọng XDCB của huyện là 126.169.900.000 đồng.
Số liệu nợ đọng XDCB của huyện còn cao, tại thời điểm 31/12/2021 là 52.153.000.000 đồng; tại thời điểm 31/12/2022 là 126.169.900.000 đồng, tăng 74.016.900.000 đồng (trong đó ngân sách cấp huyện nợ tăng lên 32.661.100.000 đồng, tương ứng 384,4% so với năm 2021).
Trong tổng số tiền nợ đọng cuối năm 2022 tăng thêm có cả tiền lũy kế nợ đọng đầu tư của cuối năm 2021 nhưng chưa được ưu tiên bố trí vốn trả nợ, thanh toán và nợ đọng do tiếp tục triển khai công trình dự án mới dẫn tới giá trị nợ đọng lũy kế tăng cao là chưa phù hợp quy định điểm a khoản 2 Chỉ thị 03/CT-UBND ngày 14/3/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin khi sự việc có diễn biến mới.
2 bố con lên rừng (thuộc thôn Mòng, xã Cẩm Liên, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) chặt luồng. Trong quá trình chặt, vận chuyển luồng, người bố chẳng may trượt chân ngã xuống vách đá rơi xuống hang mất tích.
Những năm gần đây, dọc bờ sông Mã đoạn qua xã Cẩm Vân, Cẩm Tân (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) bị sạt lở nghiêm trọng. Không chỉ diện tích đất cảnh tác của bà con bị cuốn trôi mà nhà dân cũng đang có nguy cơ bị cuốn theo dòng nước. Nhưng điều khiến dư luận có ý kiến trái chiều, bất bình là việc Sở NN&PTNT Thanh Hóa ra 2 văn bản cùng ngày, cùng số với 2 nội dung hoàn toàn trái ngược nhau.
Chánh văn phòng UBND huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) mới ban hành văn bản “nhờ” CSGT "giúp đỡ" cho 6 chiếc xe tải hổ vồ chở vật liệu xây dụng lưu thông trên đường phục vụ một dự án làm đường trên địa bàn huyện này.
Mới được đưa vào sử dụng khoảng hơn 4 tháng nay, song tuyến đường QL217 đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đã xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ trâu, ô voi. Nhiều nơi mặt đường bị nứt, lún gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.