Những năm gần đây, dọc bờ sông Mã đoạn qua xã Cẩm Vân, Cẩm Tân (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) bị sạt lở nghiêm trọng. Không chỉ diện tích đất cảnh tác của bà con bị cuốn trôi mà nhà dân cũng đang có nguy cơ bị cuốn theo dòng nước. Nhưng điều khiến dư luận có ý kiến trái chiều, bất bình là việc Sở NN&PTNT Thanh Hóa ra 2 văn bản cùng ngày, cùng số với 2 nội dung hoàn toàn trái ngược nhau.
Tin nên đọc
Sạt lở bờ sông Mã ăn sâu vào nhà dân: Chưa thể xác định nguyên nhân
Thanh Hóa: Dân kêu cứu vì sạt lở bờ sông Mã đang ăn sâu vào nhà
BĐS Đà Nẵng: Sóng mạnh đổ về phía Nam
Ninh Bình: Tai nạn hy hữu khiến 1 người chết, 1 người văng xuống sông mất tích
Trước đó, Phapluatplus.vn có đăng bài phản ánh tình trạng bờ sông Mã (đoạn qua xã Cẩm Vân) bị sạt lở nghiêm trọng khiến diện tích đất nông nghiệp của bà con bị cuốn trôi. Không những thế, người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ sạt lở xâm lấn vào nhà khiến bà con không dám xây dựng công trình chăn nuôi, trồng trọt.
Bờ sông sạt lở trở thành vách cao, thẳng đứng với những khối lớn đổ ập xuống dòng nước. Theo phản ánh của người dân cho hay, tình trạng sạt lở chỉ mới xuất hiện khoảng 4-5 năm trở lại đây. Do mưa lũ cộng với tình trạng khai thác cát với khối lượng lớn, mật độ dày đặc. Chỉ trong một đoạn sông khoảng 1,5 m2 với nhiều khúc cua đã có tới 3 mỏ khai thác cát 45,46,47 do UBND tỉnh cấp phép.
|
Bờ sông Mã đoạn qua xã Cẩm Vân bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Nguyệt Chi |
Ngày 6/7/2017 và ngày 19/7/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản số 7794/UBND-CN và văn bản số 8342/UBND-CN gửi DNTN Thắng Hiền và Vân Lộc. Công văn nêu: “Đồng ý với đề nghị của Sở Tài nguyên & Môi trường không chấp thuận chủ trương thăm dò, đánh giá lại trữ lượng để gia hạn thời gian khai thác mỏ cát số 45 tại xã Cẩm Vân. Sau khi Giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn (ngày 31/7/2017), yêu cầu doanh nghiệp dừng mọi hoạt động khai thác, di dời máy móc thiết bị ra khỏi khu vực mỏ theo đúng quy định hiện hành của nhà nước”.
Sau đó, UBND tỉnh lại có công văn yêu cầu các sở ngành liên quan kiểm tra để cấp phép thăm dò khoáng sản cho các mỏ trên.
|
Chỉ khoảng 1,5km nhưng có tới 3 mỏ cát được cấp phép hoạt động là mỏ 45,46,47. Ảnh: Nguyệt Chi |
Ngày 31/10/2017, Sở NN&PTNN có công văn số 3293 và 3294/SNNPTNT-ĐĐ gửi Sở TNMT về việc tham gia ý kiến về đề nghị của DN Thắng Hiền và Cty Vân Lộc xin thăm dò đánh giá lại trữ lượng mỏ cát số 45, 46 xã Cẩm Vân (huyện Cẩm Thủy).
Công văn nêu: Sau khi kiểm tra thực tế, Sở NNPTNT có ý kiến: Mỏ cát số 45 của DNTN Thắng Hiền có vị trí mỏ nằm ở đoạn sông cong, phía bờ hữu sông Mã, lòng sông khu vực này rộng 150-200m; bên bờ hữu giáp mỏ là bãi sông rộng; bên bờ tả, đoạn thượng lưu mỏ là bãi sông đang được nhân dân trồng màu, đoạn hạ lưu mỏ là núi cao. Qua kiểm tra thực tế cho thấy phía đối diện với mỏ bên bờ tả đang có diễn biến sạt lở bờ sông.
Đối với mỏ cát số 46 của Cty Vân Lộc: Vị trí mỏ nằm ở bờ hữu sông Mã; lòng sông khu vực này rộng khoảng 200 m, hai bên bờ là bãi sông đang được nhân dân trồng màu; bên bờ tả là bãi kè Cẩm Vân. Bãi sông phía hạ lưu kè dang có diễn biến sạt lở.
Vì vậy, trong khi chưa có kết quả kiểm tra rà soát, đánh giá, Sở NN&PTNT không thống nhất với đề nghị của Cty TNHH Vân Lộc và DNTT Thắng Hiền xin thăm dò, đánh giá lại trữ lượng mỏ cát trên.
Nhưng không hiểu vì sao cũng trong ngày 31/10/2017, cũng cùng số công văn 3293, 3294/SNN&PTNT-ĐĐ Sở NN&PTNT Thanh Hóa lại thay đổi ngược nội dung “Qua kiểm tra thực tế ngày 27/10/2017 thì 2 bên bờ sông khu vực mỏ chưa thấy hiện tượng sạt lở”.
Trong một ngày, Sở NN&PTNT Thanh Hóa ra 2 văn bản trùng số cho 2 doanh nghiệp nhưng nội dung lại khác nhau hoàn toàn. Một văn bản khẳng định địa điểm doanh nghiệp xin thăm dò nằm trong khu vực sạt lở nên sở này không đồng ý cấp phép thăm dò khoáng sản. Một văn bản khẳng định không có hiện tượng sạt lở sau khi đã kiểm tra thực tế.
Rõ ràng, khu vực doanh nghiệp đang xin thăm dò nằm trong khu vực sạt lở. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất nông nghiệp của người dân nhưng Sở NN&PTNT lại ra văn bản khẳng định có hiện tượng sạt lở, rồi lại ra văn bản nữa cùng số khẳng định không có hiện tượng sạt lở. Điều này có ý đồ gì? 2 văn bản với 2 nội dung khác nhau nhưng cùng một số đều do ông Nguyễn Trọng Hải – Phó GĐ Sở NN&PTNT kí.
|
Văn bản số 3294/SNN&PTNT-ĐĐ do ông Nguyễn Trọng Hải kí có nội dung hoàn toàn trái ngược nhau. Ảnh: Nguyệt Chi |
Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Văn Nhân – Phó Chi cục đê điều phòng chống bão lụt tỉnh Thanh Hóa xác nhận: “2 văn bản trên đúng là của anh Hải (Nguyễn Trọng Hải – Phó GĐ Sở NN&PTNT - PV) ký. Cái này là có sơ xuất trong vận hành văn bản. Lẽ ra văn bản này phải thay thế văn bản kia. Tôi khẳng định sai là do thủ tục hành chính. Chắc anh Hải nhiều việc nên anh ấy cũng không để ý nên mới ra 1 văn bản nhưng lại 2 nội dung khác nhau như thế này. Sở NN&PTNT chưa bao giờ có văn bản đồng ý cho doanh nghiệp được thăm dò, khai thác cát mà chỉ có đề nghị tỉnh xem xét”.
“2 văn bản này là ý kiến riêng của Sở NN thôi. Sở thấy việc khai thác cát ở đây rất là phiền phức cho tất cả các ngành và cho cả người dân. Tỉnh giao cho DN khai thác trong 5 năm nhưng cũng không khai thác hết trữ lượng, lại còn để kéo dài.
Sở dĩ có 2 văn bản khác nhau nhưng cùng nội dung, cùng ngày vì thời điểm Sở TNMT chù trì cùng với Sở NN và các ngành đi kiểm tra vị trí sạt lở thì lúc này nước ngập sâu, đoàn kiểm tra lại đứng bên bờ tả nên không phát hiện rõ. Sau này anh em phát hiện ra ngay vấn đề đó đã báo cáo lại nên nội dung có chút thay đổi” – ông Nhân phân trần.
Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.