Khi đề nghị mở L/C (thư tín dụng), trên công văn đề nghị của Công ty Trung Dũng đã có bút phê chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà. Tuy nhiên, GĐ Công ty Trung Dũng lại khẳng định không biết đến bút phê này.
Sáng 27/10, phiên xử sơ thẩm đại án BIDV tiếp tục với phần xét hỏi liên quan đến hành vi vi phạm trong việc cấp tín dụng cho Công ty TNHH thương mại và du lịch Trung Dũng (Cty Trung Dũng) xảy ra tại BIDV chi nhánh Hà Thành.
Theo cáo buộc, mặc dù thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của Cty Trung Dũng gặp khó khăn, chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán chưa đảm bảo, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên giá trị hạn mức tín dụng đề nghị được cấp chưa đáp ứng chính sách tín dụng của BIDV... nhưng tháng 8/2011, các bị cáo Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Trần Hồng Quang, Đặng Thanh Nam vẫn thực hiện việc cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 700 tỷ đồng cho Công ty Trung Dũng.
Quá trình cho vay theo hạn mức, do áp lực từ sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà, các bị cáo trên đã quyết định giải ngân cho Cty Trung Dũng vay 26 khoản còn dư nợ, trong đó có 20 khoản giải ngân không đáp ứng đúng tỷ lệ tài sản đảm bảo khoản giải ngân cho vay để đảo nợ.
Đối với tất cả 26 khoản vay trên, các bị cáo đã không kiểm soát được tiền bán hàng của doanh nghiệp để thu nợ, không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của Công ty Trung Dũng đối với các khoản giải ngân để mua phôi thép, dẫn đến còn dư nợ hơn 600 tỷ đồng không có khả năng thanh toán.
Tại thời điểm tháng 11/2011, Cty Trung Dũng đã gặp nhiều khó khăn về tài chính, dư nợ gần hết hạn mức được cấp, các chỉ tiêu tài chính càng ngày càng xấu nhưng các bị cáo vẫn đề xuất để BIDV phê duyệt phát hành L/C theo món cho Công ty Trung Dũng để nhập khẩu phôi thép, thép phế.
Sau khi phát hành L/C, các bị cáo tại BIDV chi nhánh Hà Thành không thực hiện đúng các điều kiện tín dụng được BIDV phê duyệt, giao cho Cty Trung Dũng tự quản lý hàng hóa mà không kiểm tra, giám sát để doanh nghiệp tự ý bán toàn bộ lô phôi thép, thép phế là tài sản đảm bảo cho khoản phát hành L/C…, đến nay còn dư nợ hơn 260 tỷ đồng không có khả năng thanh toán.
Hành vi của các bị cáo tại BIDV chi nhánh Hà Thành đã gây thiệt hại cho BIDV tổng số tiền hơn 860 tỷ đồng.
Khai nhận trước tòa, bị cáo Ngô Duy Chính (cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành) thừa nhận, năm 2011, khi được cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 700 tỷ đồng, Cty Trung Dũng có một số điều kiện chưa đủ, song việc quyết định là của Hội sở chính.
Ông Chính cho rằng, Trung Dũng được BIDV xếp hạng A, là khách hàng uy tín, việc cấp hạn mức tín dụng năm 2011 là tái cấp, bị cáo chưa nhìn ra các rủi ro tiềm ẩn nên vẫn đề xuất tái cấp.
Đối với việc phát hành L/C cho Trung Dũng, bị cáo Chính khai, ban đầu, khi doanh nghiệp đề nghị cấp L/C, bị cáo đã từ chối, sau đó báo cáo Chủ tịch HĐQT là ông Trần Bắc Hà thì ông Hà vẫn chỉ đạo cho mở L/C.
“Phía Trung Dũng đề nghị và anh Hà phê duyệt.” - ông Chính nói trước tòa.
Trả lời HĐXX về việc quản lý tài sản đảm bảo, bị cáo Chính cho biết bản thân biết việc phải phối hợp với doanh nghiệp giám sát hàng hóa đem đi bán, từ đó thu hồi nợ.
“Khi hàng hóa về đến cảng, bị cáo có kiểm tra nhưng Trung Dũng dùng biện pháp gian dối, không giao hàng cho TISCO mà giao cho các công ty khác. Theo quy định, TISCO trả tiền cho Trung Dũng bằng cách chuyển khoản về tài khoản của Trung Dũng ở BIDV để đối trừ nợ nhưng Trung Dũng không thực hiện, hiện dư nợ L/C gốc món này khoảng 19-20 tỷ đồng.” - cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành khai.
Thừa nhận trách nhiệm liên đới trong vụ án nhưng ông Chính cho rằng, bản thân có các hành vi sai phạm trên do thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà và tin tưởng vào cán bộ cấp dưới.
"Bí ẩn" công văn có bút phê của Chủ tịch
Đối với bị cáo Nguyễn Xuân Giáp (cựu Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), trước tòa, ông Giáp thừa nhận đã có những sai phạm trong quá trình đề xuất cho vay, thực hiện cho vay và quản lý sau vay, chịu trách nhiệm cá nhân đối với sai phạm tại BIDV chi nhánh Hà Thành liên quan đến các khoản vay của Cty Trung Dũng.
Tuy nhiên, ông Giáp cho rằng bản thân ông chịu áp lực thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà vì ông Hà đã buộc Giám đốc chi nhánh điều chuyển công tác của các Phó Giám đốc chi nhánh, giao cho ông Giáp phụ trách quan hệ khách hàng thay cho một Phó Giám đốc khác do anh này có ý kiến dừng giải ngân. Khi Cty Trung Dũng đề nghị phát hành L/C, ông Trần Bắc Hà có bút phê chỉ đạo nên ông Giáp và cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng phải thực hiện.
Tương tự, bị cáo Phạm Hồng Quang (cựu Trưởng phòng Quan hệ khách hàng 1 - BIDV chi nhánh Hà Thành) cũng cho rằng, bản thân ông có những sai phạm như cáo trạng nêu là do có sức ép từ lãnh đạo BIDV. Bị cáo và các cán bộ khác tại BIDV chi nhánh Hà Thành biết Trung Dũng có quan hệ với ông Trần Bắc Hà nên tiếp tục thực hiện giải ngân.
Khai tại tòa, ông Quang cho biết, khi Cty Trung Dũng đề nghị mở L/C theo món thì trên công văn đề nghị của khách hàng đã có bút phê chỉ đạo của ông Hà trước khi chuyển đến Phòng Quan hệ khách hàng. Do đó, bị cáo và các cán bộ BIDV chi nhánh Hà Thành phải đề xuất cho vay.
Khẳng định bản thân không hề biết ai đã chuyển công văn có bút phê của ông Hà đến, bị cáo Quang mong HĐXX xem xét vai trò, hành vi của mình, cho rằng mình làm việc do sự chỉ đạo và chịu sức ép tinh thần từ cấp trên.
Liên quan đến công văn trên, khai trước tòa, bị cáo Đoàn Hồng Dũng (cựu Tổng Giám đốc Cty Trung Dũng) cũng cho rằng bản thân không được biết bút phê của ông Trần Bắc Hà yêu cầu BIDV chi nhánh Hà Thành cấp L/C cho Cty Trung Dũng. Đến khi bị khởi tố, bắt giam, làm việc với cơ quan điều tra, ông Dũng mới biết đến bút phê này.
Khai trước HDXX, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên thừa nhận việc tổ chức cho công dân ở nước ngoài về cách ly ở Thái Nguyên là cơ hội để kiếm tiền của bản thân, thấy có lãi nên làm.
Ngày 19/12, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai, do một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Ngày 24/12/2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024.
Viện kiểm sát huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế lùi xe đưa rước công nhân cán tử vong người phụ nữ đang nghe điện thoại.
Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan báo chí ngành Công Thương, ngày 23/12/2024, Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật trong năm 2024.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
Công an huyện Hàm Thuận Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Lê Ngọc Thọ về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Công an huyện Quỳnh Phụ đã truy bắt thành công đối tượng Đỗ Trọng Hoàng đi từ Hải Phòng sang Thái Bình thực hiện vụ cướp một tiệm vàng sau 12 giờ tiếp nhận tin báo.
Công an huyện Đông Anh đã bắt giữ nhóm đối tượng đang vận chuyện 50.000 bao thuốc lá nhãn hiệu “Manchester” do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Sau khi bị tuyên án, bị cáo Phạm Ngọc Thuỷ và Tống Ngọc Tú sẽ kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, cho rằng mình không phạm tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý".
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.