Trong thời gian nghỉ giãn cách xã hội do dịch COVID-19, tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) nhận được nhiều phản ánh về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng internet và biến tướng dưới nhiều hình thức khó lường.
Theo ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin ( Bộ TTTT), thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp. Sự đa dạng của các thiết bị kết nối, nền tảng xã hội và ứng dụng di động đã tạo nên sự thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt của con người, trong đó có trẻ em. Khi tham gia vào môi trường mạng, trẻ em đang phải đối mặt với những rủi ro về bắt nạt, nội dung, ứng xử không phù hợp, nguy cơ xâm hại tình dục...
Trần Hà Bảo Phương thường lướt mạng để học trực tuyến. Ảnh: XM
Dẫn chứng cụ thể, ông Hoàng Minh Tiến cho biết: “Trong thời gian giãn cách xã hội, khi trẻ em phải ở nhà và truy cập internet nhiều, Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em (111) nhận phản ánh của nhiều phụ huynh về việc con họ được nhắn tin mời tham dự các cuộc thi sắc đẹp trẻ em. Khi tham dự cuộc thi này, các đối tượng xấu sẽ yêu cầu trẻ gửi ảnh khỏa thân hoặc bán khỏa thân để kiểm tra trên cơ thể có vết sẹo gì hay không. Nhiều trẻ em không biết, chia sẻ hình ảnh sẽ rất nguy hiểm. Hay gần đây, trên youtube có nhiều phong trào nổi lên như “cá voi xanh”, khuyến khích các em nhỏ tự làm hại chính mình và lôi kéo những người khác cùng làm”.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Thành Hưng dẫn số liệu năm 2019 của UNICEF và Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) cho thấy, hiện nay thế giới có hơn 2,2 tỷ người dưới 18 tuổi và cứ 3 người truy cập Internet thì có 1 trẻ em. Việt Nam hiện có hơn 24 triệu trẻ em dưới 16 tuổi. Đây là thế hệ đón nhận nhanh nhất và đồng thời, chịu tác động mạnh mẽ nhất của công nghệ và Internet, đặc biệt khi công nghệ, internet đã len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Trong cuộc sống thực, trẻ em được bảo vệ bởi nhiều thiết chế như gia đình, họ hàng người thân cho đến nhà trường, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ trẻ em... Tuy nhiên, trên môi trường mạng, hiện còn thiếu rất nhiều thiết chế để bảo vệ trẻ em như cách chúng ta làm trong cuộc sống thực. Bất kỳ một trẻ em nào truy cập internet đều chịu nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ việc bắt nạt trên mạng (cyberbullying), dụ dỗ qua mạng (grooming), lừa đảo qua mạng hay thậm chí là bị tấn công, xâm hại tình dục qua môi trường mạng.
Số liệu của Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH cho hay, sau gần 16 năm hoạt động, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã nhận được trên 4 triệu cuộc gọi đến và số cuộc gọi tăng đều hàng năm. Tỷ lệ cuộc gọi đến Tổng đài 111 đến nay đã tăng 1,68 lần so với giai đoạn trước. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2020, đã có đến hơn 230.000 cuộc gọi đến Tổng đài để được tư vấn, hỗ trợ, can thiệp.
Đại diện A05, Bộ Công an cho biết, số vụ việc phản ánh về tội phạm mà cơ quan này tiếp nhận hàng năm chỉ khoảng hơn 1.000 vụ, tuy nhiên trong đó số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tội phạm cũng đang chuyển dần lên môi trường mạng.
Bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh những cơ hội, internet, mạng xã hội cũng đang đưa đến nhiều những thách thức, mặt trái. Các nền tảng mạng tạo ra cách mạng với cuộc sống của trẻ em, song đồng thời cũng mang lại những lạm dụng và khai thác trẻ em kinh khủng nhất.
Minh chứng cho đánh giá của mình, bà Lesley Miller thông tin, trên toàn thế giới, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, luôn có 750.000 kẻ rình mò tình dục trẻ em trực tuyến. Số hình ảnh xâm phạm tình dục trẻ em được tải lên trên môi trường mạng mỗi ngày cũng đạt con số gần tương tự. Tại Việt Nam, tình trạng này cũng đang gia tăng.
“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Bộ TT&TT đang chủ trì, phối hợp với các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công an và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025.
Chia sẻ của các em học sinh về sử dụng mạng xã hội. Ảnh: NM
Đề án được xây dựng nhằm hai mục đích: Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng; Hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng, thông qua việc kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ chung tay tham gia phát triển các ứng dụng, sản xuất các nội dung bổ ích giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.
Ông Hoàng Minh Tiến thừa nhận, hiện nay chưa có một bức tranh tổng thể, chi tiết về tác động của môi trường mạng đến trẻ em. Mỗi cơ quan quan quản lý hoặc tổ chức xã hội có con số riêng theo góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, với ứng dụng CNTT đang diễn ra rộng khắp và thay đổi từng ngày thì để giải quyết những tồn tại hiện có, dự thảo Đề án đã đề xuất những giải pháp đột phá hơn. Theo đó, việc triển khai ứng dụng công nghệ được coi là trọng tâm. Đề án hình thành các nền tảng phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện, cảnh báo nội dung gây nguy hại, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em trên môi trường mạng.
Đáng chú ý, “Bộ kỹ năng số” được đề xuất với mục tiêu trang bị cho trẻ những kỹ năng tương tác an toàn trên môi trường mạng, chủ động bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ có hại. Đồng thời, giải pháp về xây dựng nội dung bổ ích, thú vị được đề xuất nhằm xây dựng môi trường Internet lành mạnh, thu hút trẻ em cho những hoạt động tích cực.
Song song với việc ứng dụng công nghệ, Đề án tiếp tục các giải pháp truyền thống gồm có: hoàn thiện hành lang pháp lý giải quyết các tồn tại trong cơ chế chính sách bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức...
Bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị, Ban soạn thảo Đề án cần chắt lọc, đưa vào Đề án các nội dung quan trọng trong Chỉ thị 23 ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; cũng như những đề xuất, kiến nghị của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp về giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em ngày 27/5/2020.
Cục Quản lý Dược, (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược.
Theo đó, từ ngày 21/4 đến hết 20/5 trên các tuyến giao thông đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm thường gặp như: nồng độ cồn, ma túy; chạy quá tốc độ; tránh, vượt không đúng quy định; đi không đúng phần đường, làn đường…
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục đang có xu hướng gia tăng, với hình thức ngày càng tinh vi và độ tuổi nạn nhân ngày càng trẻ hóa. Một vụ án xảy ra tại huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) là bài học cảnh tỉnh về sự thiếu hiểu biết pháp luật trong quan hệ tình cảm ở lứa tuổi chưa thành niên.
Có 53 doanh nghiệp khai thác cát, sỏi hoạt động tại các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, thị xã Thái Hòa được Đoàn liên ngành kiểm tra đợt này.
Sau khi lừa được 2 hộ dân trên địa bàn huyện Gia Viễn làm ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nam đã chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng của những hộ dân này.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Ngày 9/4 vừa qua, TAND huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang mở phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Cao Thị Thiên Thư, sinh năm 1979, cư trú tổ 6, ấp Tấn Hưng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chuẩn bị xét xử Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng.
Ngày 28/3, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Danh Tiến Anh (SN 1986, trú tại xã Đông Hưng A, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) 09 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án là 04 người thân bên vợ của bị cáo.
Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chiều ngày 17/03, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Lâm Văn Kim (SN 2003, ngụ xã Thuận Yên, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) tổng cộng 14 năm tù với 02 tội danh “Giết người” và “Hủy hoại tài sản”.
Sau phán quyết của Toà cấp sơ thẩm và Phúc thẩm, bà Hoàng Thuỳ Khanh, trú tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đã có đơn kiến nghị lên giám đốc thẩm.
Chiều 7/3, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên án các cựu lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch (thuộc Công ty CP Tổng Công ty Tín Nghĩa) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ngày 6/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ "thổi giá" đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2, xảy ra tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
TAND tỉnh Quảng Ninh vừa mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án đường dây vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo, trong đó có 1 bị cáo chịu mức án tử hình, 1 bị cáo chung thân và 1 bị cáo bị 20 năm tù giam.
TAND quận Long Biên, TP.Hà Nội vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Phá hoại tài sản” đối với cụ bà Nguyễn Thị Quý (74 tuổi) và người con trai 41 tuổi, nhưng đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đáng chú ý, hai bị cáo trong vụ án này vốn từng là người bị hại sau một thời gian dài mâu thuẫn, xích mích với hàng xóm về đất đai, bị đe doạ, hành hung và uy hiếp tinh thần...
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.