Dù đều là các sản phẩm không đốt cháy, nhưng giữa thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử có sự khác biệt lớn. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị quản lý riêng biệt cho hai loại sản phẩm này.
Không nhầm lẫn giữa thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử
Đây là những chia sẻ của ông Lê Thành Hưng, Trưởng Phòng Tiêu chuẩn nông nghiệp thực phẩm, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội thảo “Kiểm soát thuốc lá mới có trách nhiệm” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức mới đây. Theo đó, ông Hưng nhắc lại hướng dẫn phân biệt và quản lý riêng từ WHO đối với 2 chủng loại sản phẩm này.
Trong phần phát biểu tại hội thảo, ông Hưng đã nêu: “Năm 2018, tại Phiên họp thứ tám của Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát tác hại của thuốc lá (WHO FCTC), WHO đã công nhận thuốc lá làm nóng (TLLN) là sản phẩm thuốc lá và khuyến nghị các quốc gia thành viên phân loại TLLN là sản phẩm thuốc lá”.
Ông Hưng cũng nhắc thêm, theo báo cáo của WHO, đến tháng 7/2021 đã có 184/195 quốc gia thành viên đưa mặt hàng TLLN vào quy định quản lý các sản phẩm thuốc lá (sản phẩm khác) theo luật hiện hành hoặc là ngầm định (chưa cấm nhưng cũng chưa cho phép).
Tại Hội thảo “Kiểm soát thuốc lá mới có hiệu quả”, ông Lê Thành Hưng cho biết: “Chúng tôi rất mong muốn có những cơ sở kĩ thuật nhất định để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, đồng thời giúp giám sát các hóa chất độc hại ở trong các sản phẩm thuốc lá mới, góp phần bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng”.
WHO khuyến nghị quản lý thuốc lá làm nóng
Được biết, WHO xếp TLLN và thuốc lá điện tử (TLĐT) vào danh mục những sản phẩm thuốc lá mới. Thay vì đốt cháy điếu thuốc để tạo ra khói chứa nicotine, các sản phẩm thuốc lá mới sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra khí hơi (aerosol) có chứa nicotine.
Điểm chung duy nhất giữa TLLN và TLĐT là đều có thành phần nước và glycerin (chiếm tỉ lệ 90% hàm lượng khí hơi).
Về mặt khác biệt, TLĐT không chứa nguyên liệu thuốc lá mà hóa hơi dung dịch tinh dầu có hoặc không có nicotine, cùng với hương liệu và các chất khác. Nicotine có trong TLĐT được phân tách từ thuốc lá hoặc từ nguồn nicotine tổng hợp. Hương liệu trong tinh dầu TLĐT hiện có khoảng 16.000 loại. TLĐT còn đa dạng hình thức sử dụng: loại dùng một lần, hoặc loại cho phép tái sử dụng - tức người dùng có thể tùy ý thêm tinh dầu ưa thích hoặc thay thế bình tinh dầu. WHO nhận định, sự phức tạp này sẽ gây khó khăn cho hệ thống quản lý TLĐT. Luật hiện hành cũng chưa bắt kịp những thay đổi “chóng mặt” đó.
Trong khi đó, WHO và FDA Hoa Kỳ xác nhận điếu thuốc đặc chế của TLLN chỉ chứa thành phần thuốc lá tự nhiên từ thân, cây và lá thuốc lá. Sau khi kích hoạt thiết bị làm nóng, người dùng sẽ hút nicotine trực tiếp từ nguyên liệu thuốc lá có trong sản phẩm này. Theo WHO, dù đều được tạo ra từ nguyên liệu thuốc lá tự nhiên, nhưng khí hơi aerosol của TLLN có nồng độ các chất gây hại thấp hơn so với khói của thuốc lá điếu thông thường.
Bên cạnh đó, theo FDA, TLLN còn được phân loại rõ ràng hơn, dưới tên gọi thuốc lá không đốt cháy (non-combusted cigarette), để phân biệt với thuốc lá điếu là loại thuốc lá đốt cháy (combusted cigarette) và TLĐT sử dụng dung dịch tinh dầu (e-cigs, vape, pod).
Riêng TLĐT đã có khung quy định do WHO hướng dẫn ngay từ Hội nghị Các bên lần thứ 7 (COP7), nếu việc cấm sản phẩm là không khả thi. Một số quốc gia xem TLĐT như một mặt hàng tiêu dùng, thuốc lá thông thường hoặc sản phẩm thuốc lá khác; số khác xếp TLĐT như một loại dược phẩm kê đơn từ bác sĩ, điển hình là Úc. Tại Nhật Bản, TLĐT được xem như như một loại dược phẩm, trong khi TLLN được quản lý bằng những điều luật được nới lỏng hơn so với thuốc lá điếu nhằm khuyến khích người dùng chuyển đổi sử dụng.
Sẽ thí điểm sản xuất, kinh doanh TLLN trong 5 năm
Tại Việt Nam, thuốc lá mới vẫn là nằm ngoài vòng pháp luật. Hàng lậu kém chất lượng tràn lan từ mạng xã hội đến các cửa hàng tại mặt tiền các con phố lớn. Một số kẻ gian còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của thanh thiếu niên để dụ dỗ dùng thử sản phẩm và từ đó tiếp tay bán hàng.
Tới đây, ông Trần Thành Trung, đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương sẽ có văn bản xin ý kiến bộ, ngành. Bộ dự kiến sẽ thí điểm sản xuất, kinh doanh TLLN trong 5 năm, sau đó có đánh giá và báo cáo Chính phủ. Ngược lại, riêng với TLĐT, ông Trung cho biết sẽ cần nghiên cứu lại trước khi thống nhất phương án kiểm soát phù hợp.
Xét trên quan ngại của Bộ Y tế về sức khỏe cộng đồng, cơ chế thí điểm này được cho là đủ thận trọng để đánh giá toàn diện về tác động xã hội của sản phẩm. Trước mắt, Bộ Công Thương sẽ cố gắng thống nhất quan điểm với Bộ Y tế. Từ đó, đẩy nhanh tiến trình đề xuất để sớm đưa loại thuốc lá mới nào đã phù hợp theo định nghĩa của luật như TLLN vào điều chỉnh theo khung pháp lý, giảm gánh nặng cho cơ quan chức năng.
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tối 11/12 dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo đã ghi nhận 406 trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong.
Ngày 21/10 tại Manila (Philippines), PGS, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế đã nhận giấy chứng nhận và bảng vinh danh Việt Nam loại trừ thành công bệnh mắt hột.
Theo Công điện 47/CĐ-TTg của của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Y tế có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp liên quan thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử.
Đầu năm 2024, theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 175 quốc gia quản lý thuốc lá làm nóng bằng nhiều hình thức như cấm sử dụng tại những nơi cấm hút thuốc, dán nhãn cảnh báo sức khỏe đối với điếu thuốc đặc chế của thuốc lá làm nóng, áp dụng các quy định về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ tương tự thuốc lá điếu.
Lao động nữ phi chính thức vốn có cuộc sống bấp bênh với thu nhập thấp, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội. Đặc biệt, sau khi sinh con, họ có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói vì vừa không được nhận trợ cấp trong các tháng đầu sau sinh, vừa không được đảm bảo duy trì công việc sau khi nghỉ.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Bộ Công Thương có trách nhiệm và quyền hạn để xác định sản phẩm thuốc lá mới nào là sản phẩm thuốc lá, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiện hành, để đưa vào quản lý.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 một trong những cuộc thi nhan sắc diễn ra vào cuối năm nay đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng fan sắc đẹp, khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa cuộc thi sẽ chính thức diễn ra với chuỗi hoạt động hấp dẫn.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.