Hà Nội 19 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 22 °C
Đà Nẵng 23 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 19°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 22°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 23°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

WHO: 175 quốc gia trên thế giới áp dụng các hình thức quản lý thuốc lá làm nóng

Dân sự & tố tụng dân sự
24/05/2024 15:21
Thái Vũ
aa
Đầu năm 2024, theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 175 quốc gia quản lý thuốc lá làm nóng bằng nhiều hình thức như cấm sử dụng tại những nơi cấm hút thuốc, dán nhãn cảnh báo sức khỏe đối với điếu thuốc đặc chế của thuốc lá làm nóng, áp dụng các quy định về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ tương tự thuốc lá điếu.

Cụ thể, theo Báo cáo toàn diện về nghiên cứu và bằng chứng về các sản phẩm thuốc lá mới, cụ thể là thuốc lá làm nóng (TLLN hay còn gọi là thuốc lá nung nóng), do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tại Hội nghị Các bên về Kiểm soát thuốc lá lần thứ 10 (COP10) hồi đầu năm 2024, tổ chức này đã thu thập dữ liệu lại 195 quốc gia.

Trong đó, có 69/195 quốc gia và vùng lãnh thổ có quy định cụ thể về TLLN dưới dạng thuốc lá điếu, thuốc lá mới, thuốc lá không khói, hay các dạng khác. 86 quốc gia ngầm quản lý TLLN theo quy định của thuốc lá điếu. Hầu hết đều áp dụng mức thuế suất cho TLLN thấp hơn so với thuốc lá điếu.

TLLN độc hại đến mức nào?

Mặc dù tính độc hại của TLLN vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng các sản phẩm này đã được kiểm soát và cung cấp hợp pháp tại nhiều quốc gia trong nhiều năm nay. Trong đó, bao gồm các nước có nền kinh tế cao (khối G7) gồm Mỹ, Italia, Đức, Anh, Canada, Nhật Bản, Pháp, các quốc gia thành viên OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế). Ngoài ra, còn có các nước và vùng lãnh thổ lân cận Việt Nam như Malaysia, Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Đài Loan (Trung Quốc).

Tại Philipines, Đạo luật quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (2022) đặt ra các quy tắc về việc nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, sử dụng và truyền thông cho các sản phẩm TLLN, TLĐT và các sản phẩm thay thế khác.

Trong khi đó ở Malaysia, TLLN đã được hợp pháp hóa từ 2018 theo luật kiểm soát thuốc lá hiện hành. Đến năm 2023, sản phẩm này tiếp tục được phân loại khác so với thuốc lá điếu theo quy định Kiểm soát sản phẩm thuốc lá hút tại dự luật Y tế Công cộng năm 2023.

WHO: 175 quốc gia trên thế giới áp dụng các hình thức quản lý thuốc lá làm nóng
Toàn cảnh phiên giải trình. (Nguồn: THQH)

Việc quản lý TLLN cũng giúp các quốc gia đạt được một số kết quả trong kiểm soát thuốc lá. Cụ thể, năm 2023, Chính phủ Philippines đã thu được 3 tỷ đô-la doanh thu thuế thuốc lá để phục vụ cho các chính sách công.

Trong khi đó, tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá điếu tại Nhật Bản đã đến 44% kể từ khi TLLN có mặt trên thị trường.

Tại hầu hết các quốc gia, quyết định quản lý TLLN được đưa ra căn cứ trên hệ thống luật của nước sở tại, khuyến nghị của WHO và tình hình thực tiễn trong nước.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA), WHO và CDC Mỹ đều xác nhận hàm lượng các độc chất gây ra các bệnh do hút thuốc lá có trong khí hơi của TLLN là thấp hơn so với thuốc lá điếu.

Nhận diện đúng về TLLN, TLĐT để có quy định phù hợp

Tại phiên giải trình “Trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống tác hại của TLĐT, thuốc lá nung nóng” ngày 4/5 vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi ấy nêu rõ định hướng để các Bộ đề xuất chính sách quản lý TLLN, TLĐT nhằm ứng phó với tình hình buôn lậu leo thang như hiện nay.

Theo ông Mẫn, cần hiểu đúng về TLLN, TLĐT, đánh giá tác hại của các sản phẩm này, có thông điệp rõ ràng, cụ thể đến người dân và chính kiến về trách nhiệm của Nhà nước.

Những kiến nghị về khung pháp lý cần bảo đảm tính khả thi, thống nhất của hệ thống pháp luật và có giải pháp thực hiện phòng, chống tác hại của TLLN, TLĐT.

Việc quản lý phải trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bằng chứng thực tiễn, và trên cơ sở phân tích tác động đến người dùng, doanh nghiệp, năng lực cơ quan quản lý Nhà nước.

WHO: 175 quốc gia trên thế giới áp dụng các hình thức quản lý thuốc lá làm nóng
"Mổ xẻ" nguyên liệu thuốc lá bên trong điếu TLLN và thuốc lá truyền thống. (Ảnh: PLO)

Tại phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nêu rõ, xét trên cấu tạo nguyên liệu của sản phẩm có “sợi thuốc lá”, Bộ Công Thương kiến nghị đưa TLLN vào kiểm soát theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL). Tuy nhiên, Bộ Công Thương chọn giải pháp thận trọng là bước đầu chỉ áp dụng hình thức thí điểm quản lý TLLN.

Bổ sung thêm các căn cứ pháp luật của đề xuất này, bà Thắng nhấn mạnh việc đề xuất quản lý TLĐT, TLLN là nhiệm vụ chính trị được Chính phủ giao phó. Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, Bộ Công Thương đã có nhiều nghiên cứu cấp Bộ về TLLN, có tham khảo công bố từ FDA Hoa Kỳ và thực tiễn kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới.

Với quan điểm cấm các sản phẩm này, nhiều đại biểu tại phiên giải trình cũng đặt ra nhiều nội dung chất vấn, cụ thể về cơ sở pháp lý, căn cứ khoa học của việc cần thiết bắt buộc phải cấm TLLN hay TLĐT. Nhất là khả năng mất cân đối trong hệ thống quản lý giữa TLLN và thuốc lá điếu, nếu cả hai loại này đều được xác định là sản phẩm thuốc lá.

Đồng thời, lệnh cấm còn đi kèm với việc phải sửa Luật PCTHTL và Luật Đầu tư, bởi hiện nay thuốc lá là ngành hàng kinh doanh có điều kiện cũng như có quyền tự do kinh doanh, sử dụng sản phẩm không bị cấm theo Luật Đầu tư và các quy định của Hiến pháp.

Đối với vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn chặn giới trẻ, phòng chống tác hại thuốc lá, Luật PCTHTL hiện hành vẫn còn nhiều dư địa để thực thi.

bài liên quan
Bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người chết chưa xác định được nguyên nhân

Bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người chết chưa xác định được nguyên nhân

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tối 11/12 dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo đã ghi nhận 406 trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong.
Việt Nam loại trừ thành công bệnh mắt hột khỏi vấn đề sức khỏe cộng đồng

Việt Nam loại trừ thành công bệnh mắt hột khỏi vấn đề sức khỏe cộng đồng

Ngày 21/10 tại Manila (Philippines), PGS, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế đã nhận giấy chứng nhận và bảng vinh danh Việt Nam loại trừ thành công bệnh mắt hột.
Nghiên cứu các công bố khoa học của FDA về thuốc lá làm nóng

Nghiên cứu các công bố khoa học của FDA về thuốc lá làm nóng

Theo Công điện 47/CĐ-TTg của của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Y tế có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp liên quan thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử.
Lao động nữ phi chính thức có nguy cơ nghèo đói vì sinh con

Lao động nữ phi chính thức có nguy cơ nghèo đói vì sinh con

Lao động nữ phi chính thức vốn có cuộc sống bấp bênh với thu nhập thấp, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội. Đặc biệt, sau khi sinh con, họ có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói vì vừa không được nhận trợ cấp trong các tháng đầu sau sinh, vừa không được đảm bảo duy trì công việc sau khi nghỉ.

'Bộ Công Thương có thẩm quyền xác định sản phẩm thuốc lá'

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Bộ Công Thương có trách nhiệm và quyền hạn để xác định sản phẩm thuốc lá mới nào là sản phẩm thuốc lá, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiện hành, để đưa vào quản lý.
Pharmacity triển khai chương trình “Thu xịt hen cũ – Đổi xịt hen mới” trên toàn quốc

Pharmacity triển khai chương trình “Thu xịt hen cũ – Đổi xịt hen mới” trên toàn quốc

Từ 9/5/2024, hệ thống nhà thuốc Pharmacity trên toàn quốc, khách hàng chỉ cần mang theo bình xịt hen cũ bất kỳ sẽ được Dược sĩ hướng dẫn thu gom và trợ giá lên đến 10.000đ/sản phẩm khi mua bình xịt mới.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đồng bằng sông Hồng tìm giải pháp tăng trưởng 2 con số để bước vào kỷ nguyên mới

Đồng bằng sông Hồng tìm giải pháp tăng trưởng 2 con số để bước vào kỷ nguyên mới

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới.”
Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ năm 2024 cao nhất trong vòng 10 năm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ năm 2024 cao nhất trong vòng 10 năm

Mỹ là 1 trong những thị trường nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh, những năm gần đây, quốc gia này đã nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm cá tra giá trị gia tăng.
Tin bài khác
Đồng bằng sông Hồng tìm giải pháp tăng trưởng 2 con số để bước vào kỷ nguyên mới

Đồng bằng sông Hồng tìm giải pháp tăng trưởng 2 con số để bước vào kỷ nguyên mới

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới.”
Lạng Sơn tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Lạng Sơn tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo định kỳ tháng 12 năm 2024

UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo định kỳ tháng 12 năm 2024

Chiều 13/1, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức buổi họp báo định kỳ tháng 12/2024, nhiều vấn đề được các ngành chức năng phản hồi.
Đồng bào công giáo đoàn kết giữ gìn an ninh trật tự

Đồng bào công giáo đoàn kết giữ gìn an ninh trật tự

Hiệp sĩ Đại Thánh giá tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào Công giáo phát huy phương châm sống tốt đời, đẹp đạo; thực hiện chính sách, pháp luật; qua đó góp phần thiết thực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội tại Kon Tum
Nương tựa vào chính mình

Nương tựa vào chính mình

Trong cuộc sống, mỗi người đều trải qua những giai đoạn mệt mỏi và căng thẳng. Nhiều người may mắn có gia đình, bạn bè để chia sẻ và tìm kiếm sự an ủi. Tuy nhiên, cũng có những người, khi đối mặt với khó khăn, chỉ biết lặng lẽ thở dài và tự dựa vào bản thân để tiếp tục cố gắng.
Thủ tướng yêu cầu điều tra, làm rõ vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Nậm Càn

Thủ tướng yêu cầu điều tra, làm rõ vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Nậm Càn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 01/CĐ-TTg ngày 13/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ thăm hỏi và khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và vụ tai nạn giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Hà Nội.
Xe ô tô Mercedes chở nhiều người bất ngờ lao xuống biển ở Nha Trang

Xe ô tô Mercedes chở nhiều người bất ngờ lao xuống biển ở Nha Trang

Đang di chuyển trên đường phố ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), xe ô tô hiệu Mercedes bất ngờ lao xuống biển khiến nhiều người bị thương.
Đắk Nông: Đi câu cá, 2 anh em ruột đuối nước thương tâm

Đắk Nông: Đi câu cá, 2 anh em ruột đuối nước thương tâm

Sáng 13/1, UBND xã Quảng Tín (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông) cho biết, gia đình và người dân đang tổ chức lo hậu sự cho 2 anh em ruột không may bị đuối nước tử vong.
Kịp thời dập tắt đám cháy tại một kho hàng tại xã Tân Triều

Kịp thời dập tắt đám cháy tại một kho hàng tại xã Tân Triều

Vào khoảng 12h30 ngày 13/1, một vụ cháy xảy ra tại thôn Yên Xá, Xã Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Nghệ An: Tài xế gây tai nạn khiến 6 người tử vong không có nồng độ cồn, chất ma tuý

Nghệ An: Tài xế gây tai nạn khiến 6 người tử vong không có nồng độ cồn, chất ma tuý

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định lái xe không có nồng độ cồn và ma túy.