Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Tài chính vừa yêu cầu các cơ quan liên quan của Bộ này thực hiện các công việc liên quan đến việc Việt Nam vẫn bị xếp hạng là quốc gia không tuân thủ hay mới tuân thủ một phần về cơ chế chống rửa tiền.
Tin nên đọc
Bộ Tài chính có thêm Phó Chánh Văn phòng
Bộ Tài chính yêu cầu kê khai lại cước vận tải
Bộ Tài chính bác đề nghị ưu đãi thuế đối với Samsung
Giám đốc Sở Tài chính bị “nhắc” vì bổ nhiệm con gái trái quy định
|
Ngành ngân hàng cũng có trách nhiệm đối phó với nạn rửa tiền. |
Cụ thể, theo Bộ Tài chính, vừa qua, Hội nghị thường niên Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) lần thứ 18 đã thông qua quy trình đánh giá đa phương vòng thứ 3.
Theo APG thì các thành viên dự họp đã nhất trí việc Việt Nam sẽ phải trải qua cơ chế đánh giá về cơ chế chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của APG vào năm 2019.
"Trong thời gian từ nay đến năm 2018, Việt Nam vẫn phải chịu sự giám sát của APG với 9 khuyến nghị chủ chốt và hiện vẫn đang bị xếp hạng là quốc gia không tuân thủ hoặc (mới) tuân thủ một phần và phải báo cáo hàng năm về những tiến triển mới nhất về cơ chế chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố cho AVG", nguồn tin trên cho biết.
Hiện nay, một số cơ quan của Việt Nam: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước...đều có trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện các khuyến nghị trên của APG.
Về phía Bộ Tài chính, cơ quan này mới đây đã có yêu cầu các Cục, Vụ liên quan trực thuộc Bộ này tăng cường thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra tại chỗ về chống rửa tiền với các tổ chức là đối tượng chịu sự quản lý trực tiếp của các Cục, Vụ này; tình hình xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến việc phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam, tình hình triển khai nhiệm vụ theo dõi các hoạt động vận chuyển tiền mặt qua biên giới... để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính vào trước ngày 14/3/2016.