Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Thừa kế thế vị là gì, điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị

Tư vấn pháp luật
22/07/2024 14:06
Nguyễn Xinh
aa
Thừa kế thế vị là gì, các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị là gì, đang là câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm.

Thừa kế thế vị là gì?

Thừa kế được hiểu là sự tiếp nối, là sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang người sống. Việc thừa kế có thể được thực hiện theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức, không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân hay huyết thống, bởi vì bản chất của việc thừa kế theo đi chúc sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Còn đối với thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế theo pháp luật được quy định theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 theo các hàng thừa kế.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, người thừa kế là người được hưởng di sản do người mất để lại.

Người thừa kế nếu là cá nhân thì cá nhân đó phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế/đã thành thai trước khi người để lại di sản mất và được sinh ra sau thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế nếu không phải là cá nhân thì phải tồn tại tại thời điểm mở thừa kế.

Thừa kế thế vị là gì? Điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị là gì? (Hình minh họa: Công ty luật AAC)

Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp người thừa kế mất trước người để lại di sản thừa kế. Trong trường hợp này Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thừa kế thế vị. Xét về bản chất, thừa kế thế vị là sự thay thế vị trí thừa kế, do đó người thừa kế thế vị phải thuộc trong mối quan hệ huyết thống.

Tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Có thể hiểu, thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay thế vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống.

Điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị là gì?

Căn cứ quy định chung về thừa kế thế vị đã phân tích ở trên, có thể rút ra một số điều kiện để được thừa kế thế vị như sau:

(1) Con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị).

Như vậy, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại);

(2) Những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ;

(3) Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết;

(4) Khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết. Nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì không thể thế vị;

(5) Bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

Vậy các trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

- Thứ nhất, cháu thế vị ba hoặc mẹ nhận di sản của ông, bà;

- Thứ hai, chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ.

Theo đó, thừa kế thế vị chỉ xảy ra ở hàng thừa kế thứ nhất, trong hàng thừa kế thứ nhất, người thừa kế thế vị được hưởng di sản chỉ có thể là cháu hoặc chắt. Tức là sự thế vị chỉ áp dụng cho đối tượng thuộc trực hệ đến đời thứ ba với điều kiện cháu phải sống vào thời điểm ông bà chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của ông bà, chắt phải sống vào thời điểm cụ chết mới là người thừa kế thế vị của các cụ.

Trường hợp người thừa kế thế vị không được hưởng di sản thừa kế

Pháp luật quy định, một người đã được xác định là người thừa kế thế vị nhưng vẫn không được hưởng thừa kế thế vị nếu ở một trong các trường hợp sau:

- Bị kết án về các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản hoặc người thừa kế có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản;

- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản;

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác để được hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

- Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc có hành vi ngăn cản người để lại di sản lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc để được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý muốn của người để lại di sản.

Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 621 Bộ luật Dân sự quy định nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người thừa kế thế vị nhưng vẫn cho họ hưởng di sản thì những người thừa kế thế vị này vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế.

bài liên quan
Những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế

Những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế

Những người có tên trong di chúc sẽ được nhận di sản thừa kế do người chết để lại. Tuy nhiên, vẫn có những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Vậy họ là ai?
Con ngoài giá thú thì có được thừa kế thế vị phần di sản từ người bố đã mất?

Con ngoài giá thú thì có được thừa kế thế vị phần di sản từ người bố đã mất?

Pháp luật về thừa kế quy định, con đẻ nhưng bố mẹ chưa có đăng ký kết hôn thì vẫn có thể được thừa kế thế vị phần di sản từ bố đã mất. Như vậy, cháu bé vẫn được hưởng di sản thừa kế của ông bà, bất kể ông bà còn hàng thừa kế thứ nhất hay không, theo quy định về thừa kế thế vị.
Quyền hưởng thừa kế của người đang chấp hành hình phạt tù

Quyền hưởng thừa kế của người đang chấp hành hình phạt tù

Đang chấp hành án phạt tù thì vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu như hành vi phạm tội của bạn không xâm phạm đến người để lại di sản.
Sắp xét xử vụ án tranh chấp chia thừa kế tại Thái Bình: Cần một bản án khách quan, công tâm!

Sắp xét xử vụ án tranh chấp chia thừa kế tại Thái Bình: Cần một bản án khách quan, công tâm!

Trải qua 3 phiên xét xử gồm hai lần xét xử sơ thẩm và một phiên xét xử phúc thẩm, vụ án kéo dài đã 4 năm, nhưng đến nay, vụ án dân sự tranh chấp chia thừa kế tài sản giữa các nguyên đơn và bị đơn vẫn chưa có hồi kết.
Con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế không?

Con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế không?

Khi bố mẹ qua đời mà không để lại di chúc thì người con dâu, con rể có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Mới nhất
Đọc nhiều
Cà Mau: Sẵn sàng cho chương trình truyền hình trực tiếp "Chuyến tàu tập kết ra Bắc"

Cà Mau: Sẵn sàng cho chương trình truyền hình trực tiếp "Chuyến tàu tập kết ra Bắc"

Nhiều hoạt động ý nghĩa sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, với chủ đề “Hẹn ngày thống nhất”, dự kiến vào tối 26/11/2024, tại tỉnh Cà Mau.
Phim cán mốc 1 triệu đô la Mỹ, sao Thái Lan dự kiến sang Việt Nam giao lưu

Phim cán mốc 1 triệu đô la Mỹ, sao Thái Lan dự kiến sang Việt Nam giao lưu

Sau khi phim “Tee Yod: Quỷ ăn tạng 2” cán mốc doanh thu 1 triệu đô la Mỹ nhanh nhất tại Việt Nam, dàn diễn viên và đoàn phim Thái Lan dự kiến đến Thành phố Hồ Chí Minh giao lưu với khán giả vào ngày 19/10.
Phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030

Phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2030 đạt 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tin bài khác
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Từ 1/1/2025, xe máy bắt buộc phải kiểm định khí thải

Từ 1/1/2025, xe máy bắt buộc phải kiểm định khí thải

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định xe máy phải kiểm định khí thải tại các trung tâm đăng kiểm từ đầu năm 2025 trở đi.
Nữ chuyển giới có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Nữ chuyển giới có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Ngày nay, việc chuyển giới không còn quá xa lạ đối với cộng đồng. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý xoay quanh việc chuyển giới vẫn là một đề tài khiến nhiều người thắc mắc, một trong số đó là: Một người đã chuyển giới từ nữ sang nam thì có được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?
Làm gì để đảm bảo an toàn và quyền hành nghề cho luật sư?

Làm gì để đảm bảo an toàn và quyền hành nghề cho luật sư?

Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật, thì vai trò của luật sư là vô cùng lớn. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nghề luật sư như một tất yếu của xã hội phát triển. Bởi, nghề luật sư là một nghề rất nhân bản và cao quý trong xã hội.
Đăng kiểm viên có tội sẽ không bị thu hồi chứng chỉ hành nghề?

Đăng kiểm viên có tội sẽ không bị thu hồi chứng chỉ hành nghề?

Nghị định 121/2024 quy định trong 3 tháng tới, các đăng kiểm viên bị tuyên án do vi phạm liên quan đăng kiểm sẽ không bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên.
Viện KSND tối cao đề xuất

Viện KSND tối cao đề xuất 'trả tiền cho bị hại' ngay khi điều tra

Theo đề xuất của Viện KSND tối cao, nếu vật chứng hoặc tài sản bị thu giữ là tiền và đã xác định được nguồn gốc, trách nhiệm bồi thường, thì có thể trả lại ngay cho bị hại mà không bắt buộc chờ tòa tuyên án.
Vay tiền không trả, phạm tội gì?

Vay tiền không trả, phạm tội gì?

Người vay tiền mà không trả lại tài sản cho người cho vay như đã thoả thuận thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định của pháp luật?
Khai mạc Phiên họp thứ 38 của UBTVQH: Quyết định 21 nội dung quan trọng

Khai mạc Phiên họp thứ 38 của UBTVQH: Quyết định 21 nội dung quan trọng

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ họp trong 5 ngày để xem xét, cho ý kiến và quyết định 21 nội dung quan trọng tại phiên họp lần thứ 38.
Đòi tiền thách cưới quá cao có vi phạm pháp luật không?

Đòi tiền thách cưới quá cao có vi phạm pháp luật không?

Thách cưới quá cao có thể bị xử phạt hành chính, ngoài ra tùy theo tính chất, mức độ người thách cưới cao còn bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Bỏ quy định CSGT phải công khai kế hoạch tuần tra, xử lý

Bỏ quy định CSGT phải công khai kế hoạch tuần tra, xử lý

Việc công khai kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm hành chính được cho là đang bị lợi dụng để gây khó khăn cho lực lượng CSGT làm nhiệm vụ.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.