Nhiều nguyên thủ và cựu nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã ký bức thư có nội dung nhấn mạnh rằng bất kỳ vắc-xin nào cũng không thể trở thành độc quyền và chúng phải được chia sẻ cho các quốc gia.
Kỹ thuật viên thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/3. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 14/5, nhiều nguyên thủ và cựu nguyên thủ quốc gia trên thế giới nhất trí cho rằng bất kỳ loại vắcxin cũng như phương pháp điều trị bệnh COVID-19 an toàn và hiệu quả đều cần phải được cung cấp miễn phí cho tất cả người dân trên thế giới.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Thủ tướng Pakistan Imran Khan nằm trong danh sách hơn 140 người ký bức thư có nội dung nhấn mạnh rằng bất kỳ vắcxin nào cũng không thể trở thành độc quyền và chúng phải được chia sẻ cho các quốc gia.
Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan hoạch định chính sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sẽ triệu tập phiên họp toàn thể thường niên vào tuần tới. Các bên ký kết vào bức thư trên đã kêu gọi WHA triệu tập họp vì lý do trên.
Theo nội dung bức thư, các chính phủ và đối tác quốc tế phải thống nhất rằng khi một loại vắcxin an toàn và hiệu quả được phát triển, nó sẽ nhanh chóng được sản xuất quy mô lớn và có sẵn cho tất cả mọi người, ở tất cả các quốc gia và miễn phí.
Điều này cũng được áp dụng đối với toàn bộ phương pháp điều trị, chẩn đoán cũng như các công nghệ khác liên quan tới COVID-19.
Bức thư cũng có chữ ký của Tổng thống Senegal Macky Sall, Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo, và nhiều cựu tổng thống cũng như thủ tướng các nước trên thế giới.
Động thái trên diễn ra sau khi Thứ trưởng Tài chính Pháp Agnes Pannier-Runacher cùng ngày cho biết "không thể chấp nhận được" Tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Pháp Sanofi ưu tiên cung cấp vắcxin phòng COVID-19 cho thị trường Mỹ trước tiên nếu hãng này tìm ra loại vắcxin đó.
Trước đó, Giám đốc điều hành Sanofi Paul Hudson cho biết Mỹ sẽ được tiếp cận với vắc-xin phòng COVID-19 đầu tiên vì nước này đã hỗ trợ kinh phí nghiên cứu vắcxin.
Trong diễn biến liên quan, tại Ấn Độ, hai nhóm hoạt động về y tế đã gửi thư lên Chính phủ Ấn Độ kiến nghị hủy bỏ giấy phép độc quyền bào chế thuốc kháng virus Remdesivir đã trao cho công ty Gilead Sciences (Mỹ) để loại thuốc này được phân bổ công bằng hơn cho các bệnh nhân COVID-19 trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước nghèo.
Gilead Sciences được cấp 3 giấy phép độc quyền bào chế Remdesivir từ năm 2009 khi loại thuốc này đang được phát triển để điều trị cho bệnh nhân Ebola. Giấy phép này có hiệu lực đến năm 2035./.
Ngày 21/10 tại Manila (Philippines), PGS, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế đã nhận giấy chứng nhận và bảng vinh danh Việt Nam loại trừ thành công bệnh mắt hột.
Đầu năm 2024, theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 175 quốc gia quản lý thuốc lá làm nóng bằng nhiều hình thức như cấm sử dụng tại những nơi cấm hút thuốc, dán nhãn cảnh báo sức khỏe đối với điếu thuốc đặc chế của thuốc lá làm nóng, áp dụng các quy định về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ tương tự thuốc lá điếu.
Từ 9/5/2024, hệ thống nhà thuốc Pharmacity trên toàn quốc, khách hàng chỉ cần mang theo bình xịt hen cũ bất kỳ sẽ được Dược sĩ hướng dẫn thu gom và trợ giá lên đến 10.000đ/sản phẩm khi mua bình xịt mới.
Hiện nay, nhiều người lo ngại nếu cho phép thương mại hóa thuốc lá thế hệ mới sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Thế nhưng, thực tiễn của các nước đi trước cho thấy điều ngược lại với định kiến này.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh đưa vào kế hoạch thanh tra toàn diện việc mua sắm vật tư ngành y tế trong phòng chống dịch COVID-19.
Nhóm đối tượng gồm 3 thanh niên bị bắt để điều tra về hành vi cắt ghép hình ảnh nhạy cảm để tống tiền của gần 1000 nạn nhân, với số tiền khoảng 200 tỷ đồng.
TS.BS. Nguyễn Quang Ân - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Y tế Phú Thọ là một trong những cá nhân vinh dự được nhận Bảng vàng ghi danh Doanh nhân - Trí thức tiêu biểu Việt Nam năm 2025.
Trong hàng ngũ chỉnh tề, hình ảnh các nam, nữ học viên Học viện Cảnh sát nhân dân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân vào đêm sơ duyệt diễu binh...
Ngày 26/4, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ban hành quyết định về áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không l
Ngày 9/4 vừa qua, TAND huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang mở phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Cao Thị Thiên Thư, sinh năm 1979, cư trú tổ 6, ấp Tấn Hưng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chuẩn bị xét xử Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng.
Ngày 28/3, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Danh Tiến Anh (SN 1986, trú tại xã Đông Hưng A, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) 09 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án là 04 người thân bên vợ của bị cáo.
Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chiều ngày 17/03, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Lâm Văn Kim (SN 2003, ngụ xã Thuận Yên, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) tổng cộng 14 năm tù với 02 tội danh “Giết người” và “Hủy hoại tài sản”.
Sau phán quyết của Toà cấp sơ thẩm và Phúc thẩm, bà Hoàng Thuỳ Khanh, trú tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đã có đơn kiến nghị lên giám đốc thẩm.
Chiều 7/3, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên án các cựu lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch (thuộc Công ty CP Tổng Công ty Tín Nghĩa) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ngày 6/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ "thổi giá" đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2, xảy ra tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
TAND tỉnh Quảng Ninh vừa mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án đường dây vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo, trong đó có 1 bị cáo chịu mức án tử hình, 1 bị cáo chung thân và 1 bị cáo bị 20 năm tù giam.
TAND quận Long Biên, TP.Hà Nội vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Phá hoại tài sản” đối với cụ bà Nguyễn Thị Quý (74 tuổi) và người con trai 41 tuổi, nhưng đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đáng chú ý, hai bị cáo trong vụ án này vốn từng là người bị hại sau một thời gian dài mâu thuẫn, xích mích với hàng xóm về đất đai, bị đe doạ, hành hung và uy hiếp tinh thần...
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.