Từ lâu phương tiện thông tin phản ánh nhiều về thực phẩm “bẩn”, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bán tràn lan; bán thực phẩm kém chất lượng...
Sầu riêng tiêm hóa chất ép chín bày bán tràn lan; Rau muống tưới dầu luyn – phun thuốc sâu ba ngày đã hái mang bán; Giá đỗ đẹp ủ từ đậu xanh và hóa chất lạ; Gạo Trung Quốc chứa chất độc...là hàng loạt bài phản ánh về thực phẩm “bẩn” đang tràn ngập thị trường nước ta.
Hoá chất tràn làn thị trường như mớ rau, con cá
Những con số báo động đã liên tục được gióng lên cụ thể là: Năm 2005, cả nước mới chỉ nhập khoảng 20.000 tấn thuốc trừ sâu và nguyên liệu thì đến 2012 đã nhập tới 55.000 tấn. Năm 2013, một năm “ghi dấu ấn” với một kỷ lục đại nhảy vọt: 112.000 tấn. Năm 2014, tăng tiếp 3,3%. Và trong mọi dự báo, đánh giá đều để ngỏ khả năng “phá kỷ lục”.
|
Nhiều điểm bán thuốc bảo vệ thực vật nằm xen kẽ trong khu dân cư. Ảnh- Thanh niên |
Để tìm mua thuốc diệt cỏ (một loại hóa chất cực độc gây chết người nếu uống phải hoặc tiếp xúc với da), theo chỉ dẫn của một người nông dân, chợ chiều xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh (Hà Nội).
Chợ nằm sâu trong khu dân cư, tại đây có điểm bán thuốc bảo vệ thực vật xen lẫn với nhiều loại phân bón hóa học. Yêu cầu được mua một số loại thuốc, sau một lúc lần tìm, chủ quán xách ra vài loại thuốc khác có cùng công dụng diệt cỏ nhưng không đúng với tên thuốc yêu cầu có giá thành thấp hơn loại yêu cầu và nguồn gốc sản xuất ở Trung Quốc.
|
Hoá chất dùng để ủ trắng giá đỗ. Ảnh VnExpress. |
Một điểm bán thuốc bảo vệ thực vật ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), là vùng trọng điểm cung cấp rau xanh, hoa tươi cho thị trường Hà Nội, chứng kiến nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật bày bán trên tấm bạt trải trên nền đất, không khác gì hàng rau, cá ở chợ dân sinh này.
Hay chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM) được coi là chợ hóa chất sỉ với hàng trăm hàng ngàn sản phẩm. Dạo một vòng quanh chợ, những người kinh doanh hóa chất ở đây khẳng định “trên thế giới hiện có loại hóa chất gì thì ở Kim Biên đều có bán”. Từ hóa chất dùng trong công nghiệp, hóa chất dùng trong thực phẩm, đến hóa chất độc hại bị cấm, khách đến đây mua sỉ mua lẻ đều rất dễ dàng.
Mặt hàng hương liệu, phụ gia thực phẩm ở đây rất phong phú, đa dạng. Phổ biến nhất là các loại hương liệu chế biến nước uống, nước giải khát như cà phê, ca cao, chanh, dâu, nho, táo, sầu riêng, cho tới trà sữa... Giá chỉ 20.000 - 30.000 đồng/100 ml.
Thực phẩm “bẩn” xông vào dạ dày của các gia đình
Để có những cọng giá mập mạp, trắng bóng và không có rễ, một số người chuyên sản xuất giá thường sử dụng một loại hóa chất tưới vào lu giá vào ngày thứ ba trong quy trình năm ngày làm giá.
Điều đáng ngại hơn là người sản xuất chẳng biết rõ đó là chất gì, còn giới chuyên môn cảnh báo đó là một loại hoóc môn thực vật, sử dụng bừa bãi có hại cho người tiêu dùng.
|
Các đối tượng bị bắt quả tang khi đang bơm tạp chất vào tôm. Ảnh- H.N |
Hay để làm cho một đống mực bẩn, thối trở thành mực ngon và cung cấp cho các quán ăn, người ta đã ngâm mực với những hóa chất để tẩy trắng.
Những miếng thịt thối rữa sẽ trở nên "tươi ngon" khi chúng được ngâm trong hóa chất độc hại. Thịt bò từ nhiều năm trước đã ôi thiu được một số tiểu thương bóp với hóa chất trắng mịn, sau đó bôi máu lên làm tươi.
Chỉ cần dùng một lượng nhỏ hóa chất, chỉ trong tích tắc, các chất nhớt, mốc của thịt biến mất. Mùi hôi của thị ôi thiu cũng không còn. Tình trạng mua nhầm, ăn nhầm thịt bẩn không đảm bảo.
|
Cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt cơ sở của ông Văn tại quận 12 (TP HCM). Ảnh VnExpress. |
Nhiều người không khỏi “giật mình” về việc nước ta nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu để sản xuất thuốc trừ sâu. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi 51,6 triệu USD nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ Trung Quốc. Nói đơn giản, mỗi năm chúng ta bỏ ngót nửa tỷ USD để nhập “thuốc độc”.
Một số cơ quan chức năng rất tích cực trong vào cuộc để ngăn chặn thực phẩm “bẩn” thâm nhập thị trường nhưng giường như “bất lực”.
Sáng 8/7, trạm Thú y quận 12, Chi cục Thú y TP.HCM, phối hợp cùng cơ quan chức năng, đột kích bắt quả tang cơ sở thuộc nhà không số ở tổ 47, khu phố 7, phường Hiệp Thành, đang tổ chức giết mổ heo lậu. Tang vật tại hiện trường là 37kg thịt heo, 11 con heo khác đang chờ bị giết, tất cả đều không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Chủ cơ sở giết mổ là Nguyễn Văn Văn (SN 1984, quê Nam Định). Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ nhiều lọ thuốc gây mê an thần Combistress đã qua sử dụng vứt vương vãi. Văn khai nhận, cơ sở đã hoạt động từ đầu năm 2015, thuốc gây mê an thần Combistress được Văn mua tại các tiệm thuốc thú y về tiêm cho heo trước khi giết mổ để thịt heo đẹp hơn.
Hay đội Quản lý Thị trường số 4, thuộc Chi cục Quản lý Thị trường Vĩnh Long bất ngờ kiểm tra cơ sở kinh doanh tôm thương phẩm của ông Đinh Hữu Điền, ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huỵen Long Hồ (Vĩnh Long). Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 30 người đang trực tiếp bơm tạp chất gồm rau câu và bột mầu trắng không nhãn hiệu vào tôm sú để tăng trọng lượng…