Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Kiến thức lịch sử sẽ là tiêu chí lựa chọn cán bộ lãnh đạo?

Xét xử
19/07/2019 14:35
Hoàng Nam
aa
GS.TS Vũ Minh Giang cho rằng đã đến lúc phải tính lại để kiến thức Lịch sử cần cho tất cả mọi người, nhất là với cán bộ lãnh đạo; trở thành một tiêu chí lựa chọn cán bộ lãnh đạo.


bt_vqwp_thumb

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại tọa đàm.

Trước việc điểm trung bình môn Lịch sử tại Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 chỉ đạt 4,3 – là điểm số có tốt hơn năm ngoái nhưng vẫn tiếp tục là một trong hai môn có điểm trung bình thấp nhất, chiều 18/7, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ chủ trì một cuộc tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng môn Lịch sử trong trường phổ thông tại Hà Nội.

Phải để học sử trở thành nhu cầu tự thân của học sinh

Cô Lê Thu Huyền – giáo viên Trường THPT Sơn Tây cho biết, khi đọc đề thi Lịch sử năm nay, cô và các đồng nghiệp đều thống nhất nhận định đề thi chất lượng tốt, không có vấn đề gây tranh cãi, rất tường minh. Tuy nhiên, cuối cùng phổ điểm trung bình của môn Lịch sử vẫn thấp nhất trong các môn thi.

Giải thích việc dù giáo viên đã nỗ lực, có tâm huyết nhưng kết quả dạy và học môn Lịch sử vẫn chưa cao, cô Huyền cho rằng có sự chênh lệch, không đồng đều giữa chất lượng giáo viên các vùng miền. Bên cạnh đó, sự quan tâm dành cho môn Lịch sử trong mỗi nhà trường cũng chưa thỏa đáng đúng như sứ mệnh, trách nhiệm của môn học.

“Ví dụ, các trường có thể bỏ kinh phí đầu tư phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm hay phần mềm hỗ trợ giảng dạy cho một số môn học rất dễ dàng, nhưng khi nói đến đầu tư cho môn Lịch sử là có sự cân nhắc”, cô Huyền nói.

Ở một khía cạnh khác, theo cô Hoàng Thị Lan Hương - Tổ trưởng môn Lịch sử, Trường THPT Chu Văn An, ở trường THPT Chu Văn An, môn Lịch sử vẫn được coi trọng nhưng học sinh không hứng thú với môn học này mà lựa chọn hướng khác.

“Nhiều phụ huynh cách kỳ thi tốt nghiệp THPT 2-3 tháng đến gặp chúng tôi để nhờ phụ đạo cho con môn Lịch sử để mong cháu đủ điểm qua tốt nghiệp. Thời gian trước đó các em dành cho các môn xét tuyển đại học, chủ yếu là khối thi 3 môn Toán - Ngữ Văn - Ngoại ngữ”, cô Hương chia sẻ.

Còn cô Phạm Thị Thanh Huyền – giáo viên Trường THPT Việt Đức chỉ ra rằng, dù giáo viên dạy tốt, học sinh có hứng thú nhưng môn Lịch sử cũng hầu như không liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nên các em chỉ học đủ điểm để qua môn.

Đồng cảm với những khó khăn của giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, song Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu không thể để tâm lý “môn phụ” - “môn chính” tiếp tục tồn tại trong các nhà trường phổ thông.

Bộ trưởng khẳng định, Lịch sử là môn học có vị trí quan trọng ở bậc phổ thông, tỷ lệ học sinh lựa chọn Lịch sử để dự thi THPT quốc gia ngày càng tăng trong những năm qua đã cho thấy sự quan tâm của học sinh với môn học này. “Vấn đề là làm sao để đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, phương thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp, thiết thực và hiệu quả. Đội ngũ giáo viên các cấp cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu. Khi thầy cô chuyển động môn Sử sẽ chuyển động. Phải làm sao để học sử trở thành nhu cầu tự thân của mỗi học sinh”, Bộ trưởng nói.

Đưa lịch sử trở thành tiêu chí lựa chọn cán bộ?

Là nhà nghiên cứu Lịch sử nổi tiếng, GS.TS Vũ Minh Giang nhận định, bản thân môn Sử rất có sức hấp dẫn nhưng trong một thời gian dài nền giáo dục của chúng ta tiếp cận nội dung nên dạy cụ thể, diễn biến, ngày tháng… nên học sinh rất sợ, khó nhớ.

Các đại biểu tại tọa đàm.

Các đại biểu tại tọa đàm.

“Chúng ta dạy Sử theo lối không đối xử với nó như một môn khoa học nên cứng nhắc, giáo điều, mất tính khách quan, học thuộc lòng quá nhiều. Cách dạy của chúng ta tương đối nghèo nàn, khô cứng, trong khi môn học này rất cần bổ trợ bằng nhiều hình thức sinh động”, GS Giang nhìn nhận.

Cho rằng, đổi mới là cần thiết nhưng GS. Vũ Minh Giang cũng thừa nhận, đổi mới dạy và học không thể nhanh được, nhất là đối với môn Sử. Theo GS. Giang, chúng ta phải kiên quyết bỏ lối tư duy “không sự kiện làm sao thành Sử”. “Chương trình giáo dục phổ thông mới tới đây phải làm được điều này, phải làm cho học sinh thích Sử”, ông nói.

Theo GS. Vũ Minh Giang, cách học và cách thi môn Lịch sử hiện nay có độ chênh đáng kể. Ông lí giải, kết quả cao hay thấp từ một kỳ thi chưa chắc đã do trình độ học sinh mà còn do đề thi. Việc ra đề thi Lịch sử mấy năm qua đã tiếp thu rất nhanh, chạy rất nhanh đổi mới nhưng người học có độ trễ vì vẫn học theo cách cũ nên chưa thích ứng ngay được với đề thi này. Vì vậy, cần phải có lộ trình từng bước một.

Để nâng cao vị trí của môn Lịch sử, GS Vũ Minh Giang cho rằng, đã đến lúc phải tính lại để làm sao kiến thức Lịch sử cần cho tất cả mọi người, nhất là với cán bộ lãnh đạo, trở thành một tiêu chí lựa chọn cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra, phải đổi mới sách giáo khoa theo hướng “chữ nghĩa ít thôi”, không trói buộc học sinh phải nhớ mà là để học sinh tự tìm tòi, nhằm tạo tính hấp dẫn cho môn Sử.

GS.TS Phạm Hồng Tung - Tổng chủ biên môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới- thì gợi mở nên có sự thay đổi các môn trong tổ hợp tuyển sinh, môn Lịch sử cần được đưa vào trong nhiều tổ hợp xét tuyển hơn so với hiện nay. Ví dụ những ngành như du lịch, khách sạn, lữ hành… cần được xét tuyển bằng môn Lịch sử. Theo GS. Tung, khi Lịch sử là một quan trọng trong lựa chọn nghề nghiệp, ví trí của môn học sẽ nâng cao hơn.

Đưa ra ví dụ ở Canada khi muốn nhập quốc tịch cần phải biết lịch sử của nước họ, PGS.TS Vũ Quang Hiển - Giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - đặt câu hỏi về biện pháp để đổi mới vị thế đặc thù của môn Lịch sử bên cạnh việc đổi mới chương trình, phương thức đánh giá.

Ông Xuân Trường - chuyên viên Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT – cho rằng, cần có một cuộc “cách mạng” trong nhận thức từ cán bộ quản lý, sở, phòng, hiệu trưởng, tổ bộ môn để chỉ đạo sát sao hơn với môn Lịch sử trong nhà trường, tạo động lực cho giáo viên. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng, tăng tính hấp dẫn cho bài giảng; đổi mới mới phương pháp dạy học với định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Có chỉ số đánh giá nhằm nắn chỉnh tư duy quản lý

Ghi nhận các ý kiến tại Tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây sẽ là những gợi mở cần thiết để Bộ GD&ĐT có những điều chỉnh, chỉ đạo trong thời gian tới về cả cách dạy, cách học, cách thi của môn Lịch sử.

“Trong khi chưa áp dụng chương trình mới thì ngay trong dịp hè này cần rà soát lại chương trình môn Lịch sử ở bậc phổ thông, những gì bất cập phải bỏ, tiếp cận với chương trình mới, đẩy mạnh đổi mới phương pháp để hạn chế “độ trễ, độ vênh” giữa học và thi, hạn chế thầy cô giảng theo cách cũ trong khi thi đang đổi mới”, Bộ trưởng chỉ đạo các vụ, cục chuyên môn của Bộ.

Theo Bộ trưởng, đổi mới môn Lịch sử không thể nóng vội, mà từng bước một tạo ra sự nhìn nhận mới về môn Lịch sử. Đổi mới trước hết phải từ đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho giáo viên, nếu giáo viên còn tâm lý “môn chính - môn phụ” thì khó đổi mới được.

“Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra chỉ số đánh giá nhằm nắn chỉnh tư duy của những người quản lý về quan niệm môn chính - môn phụ; các cấp quản lý tuyệt đối không phân biệt môn chính - môn phụ trong chỉ đạo; giáo viên cũng phải bước qua tâm lý này”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong những ngày tới, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức Hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT toàn quốc. Những giải pháp nhằm nâng chất lượng dạy và học, nâng cao vị thế của môn Lịch sử sẽ được chỉ đạo và thực hiện tới từng địa phương, để ngay trong năm học tới sẽ có chuyển biến rõ nét đối với môn Lịch sử.

bài liên quan
Bộ GD&ĐT sẽ thanh tra việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Bộ GD&ĐT sẽ thanh tra việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Năm 2024, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại một số địa phương.
Bộ GD&ĐT triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Bộ GD&ĐT triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GD&ĐT, năm 2024, Bộ GD&ĐT tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Học sinh Việt Nam "ẵm" huy chương Vàng Olympic Dự án Hóa học

Học sinh Việt Nam "ẵm" huy chương Vàng Olympic Dự án Hóa học

Theo Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, học sinh Việt Nam lần đầu tiên tham dự vòng Chung kết kỳ thi Olympic Dự án Hóa học năm 2024 tổ chức tại trường Đại học Quốc gia Moscow, Liên bang Nga và đạt giải thưởng cao.
Năm 2024, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 28 cuộc thanh tra, kiểm tra

Năm 2024, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 28 cuộc thanh tra, kiểm tra

Theo kế hoạch, năm 2024,Thanh tra Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 16 cuộc thanh tra, 12 cuộc kiểm tra.
Hơn 5.800 thí sinh dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia

Hơn 5.800 thí sinh dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia

Nội dung thi nằm trong Chương trình giáo dục THPT 2006 và hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT.
Cấu trúc định dạng 17 môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Cấu trúc định dạng 17 môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ GD&ĐT công bố cấu trúc định dạng đề thi của 17 môn học kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
Bắc Giang: Tuyên án Chung thân đối với giáo viên mầm non lừa đảo chiếm đoạt hơn 83,2 tỷ đồng

Bắc Giang: Tuyên án Chung thân đối với giáo viên mầm non lừa đảo chiếm đoạt hơn 83,2 tỷ đồng

TAND tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên tòa xét xử, tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Huế (SN 1983), trú tại thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cao Bằng: Tham ô tài sản của doanh nghiệp xăng dầu, 3 bị cáo lĩnh án 40 năm tù

Cao Bằng: Tham ô tài sản của doanh nghiệp xăng dầu, 3 bị cáo lĩnh án 40 năm tù

Lợi dụng việc được giao quản lý cửa hàng xăng dầu, nhóm đối tượng đã tham ô hàng tỷ đồng tiền của doanh nghiệp.
Miếng đất “xẻ” tình bằng hữu!

Miếng đất “xẻ” tình bằng hữu!

Hai người đàn ông tình thân như thủ túc bỗng chốc chỉ vì món lợi vật chất mà tình cảm sứt mẻ, đưa nhau thưa kiện tại tòa. Kết quả thì ai cũng đạt được mục đích nhưng không nụ cười chiến thắng nào nở trên môi vì họ mãi mãi mất đi một người bạn, một mối bang giao nhiều năm vun đắp không tiền bạc nào mua được.
Hoãn phiên xử vụ án á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang

Hoãn phiên xử vụ án á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang

Do thiếu người đại diện của người bị hại, phiên toà sơ thẩm xử vụ án cô gái trẻ từng là á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang phải tạm hoãn.
Tham ô tài sản, cựu kế toán trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TW nhận án tử hình

Tham ô tài sản, cựu kế toán trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TW nhận án tử hình

Trong phiên xét xử ngày 23/9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng (SN 1971, cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) mức án tử hình về tội 'Tham ô tài sản'.
Cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ bị phạt 3 năm tù vì gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng

Cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ bị phạt 3 năm tù vì gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng

Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Phú Yên: Các bị hại đều bãi nại

Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Phú Yên: Các bị hại đều bãi nại

Ngày 12/01/2024, TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Xuân Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Thành (Cty Việt Thành - phường Tân Phong, quận 7, TP.Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bản án sơ thẩm ngay sau đó, đã bị kháng cáo.
Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn: Trả hồ sơ vụ án để điều tra lại

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn: Trả hồ sơ vụ án để điều tra lại

HĐXX toà án nhân dân thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hoá) quyết định trả hồ sơ vụ án "Gây rối trật tự công cộng" xảy ra ở nhà máy gạch Long Thành để điều tra lại.
Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án

Các Luật sư đã đề nghị Hội đồng xét xử dừng phiên toà, làm rõ dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp, làm sai lệch hồ sơ vụ án nêu trên để đảm bảo việc xét xử diễn ra công tâm, khách quan, toàn diện trong vụ án “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn.
Lĩnh 8 năm tù vì mang dao sang hàng xóm tìm chìa khóa

Lĩnh 8 năm tù vì mang dao sang hàng xóm tìm chìa khóa

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Ma Thế Hồ (SN 1979, trú tại thôn Nà Giảo, xã Yến Dương, huyện Ba Bể) về tội "Giết người”, do mang dao đi tìm chìa khóa.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.