Điều tra một số dự án ở Hà Nội, quỹ bảo trì chung cư giao ai cũng rối!, cơ quan an ninh đang điều tra một số dự án ở Hà Nội... là những tin chính trong Địa ốc 7AM hôm nay.
2 dự án bệnh viện 10.000 tỷ chậm tiến độ vì đâu?
Bộ KH&ĐT vừa ban hành kết luận kiểm tra việc thực hiện 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 (ở TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam). Tại Kết luận kiểm tra, Bộ KH&ĐT đã chỉ ra nguyên nhân khiến 2 dự án bệnh viện lớn có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng chậm tiến độ 3 năm so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
|
Hai dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đã chậm 3 năm so với Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 16/1/2014 của Thủ tướng. Ảnh: Lê Thạch. |
Bộ KH&ĐT cho biết, Dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 là bệnh viện đa khoa 1.000 giường, tổng diện tích sử dụng đất hơn 20 ha. Còn Dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 là bệnh viện đa khoa 1.000 giường, tổng diện tích sử dụng đất hơn 21 ha. Đây là 2 dự án đầu tư loại bệnh viện đặc biệt, công trình cấp I. Cả 2 bệnh viện đều được xây dựng tại Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; thời gian thực hiện từ năm 2014 - hoàn thành năm 2017. Nguồn vốn đầu tư cho 2 dự án là vốn nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý 2 dự án là Ban Quản lý dự án y tế trọng điểm - Bộ Y tế. Nhà thầu lập thiết kế cơ sở 2 dự án là Công ty VK Studio Architects, Planners and Designers (Bỉ) và Viện Trang thiết bị và công trình Y tế.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến tháng 5/2018, 2 dự án đã triển khai được 3 năm, hoàn thành toàn bộ phần thô của khối nhà chính và đang triển khai công tác hoàn thiện khối nhà chính, hạ tầng kỹ thuật và phụ trợ ngoài nhà. Bộ Y tế dự kiến tháng 6/2019 sẽ hoàn thành xây dựng tổng thể 2 dự án, bàn giao cho bệnh viện tiếp quản, vận hành toàn bộ dự án. Như vậy, theo dự kiến, 2 dự án đã bị chậm 3 năm so với thời gian tại Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 16/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ, chậm 2 năm so với thời gian tại Quyết định đầu tư của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Xem thêm...
Quỹ bảo trì chung cư giao ai cũng rối!
Nếu giao cho ban quản trị thu phí bảo trì chung cư sẽ có nhiều phát sinh mà luật cần điều chỉnh để tránh những tranh chấp mới.
Trước những tranh chấp ngày càng gay gắt giữa các chung cư (CC) liên quan đến nguồn quỹ bảo trì (QBT), Sở Xây dựng TP HCM đề nghị không giao cho chủ đầu tư (CĐT) thu, còn Hiệp hội Bất động sản TP (HoREA) thì đề xuất phương án giao ban quản trị (BQT) thu trong 5 năm.
Truất quyền chủ đầu tư
Theo Sở Xây dựng TP, đơn vị này đang thụ lý, giải quyết 44 hồ sơ tranh chấp tại các CC trên địa bàn, trong đó có đến 34 CC liên quan đến QBT. Để giải quyết những tranh chấp này, Sở Xây dựng kiến nghị điều chỉnh quy định pháp luật về nội dung cưỡng chế CĐT bàn giao phí bảo trì (PBT) 2% phần sở hữu chung nhà CC cho BQT theo hướng các bên khởi kiện tại tòa án theo luật dân sự. Về lâu dài, đơn vị này kiến nghị bỏ cơ chế giao CĐT thu PBT sở hữu chung ở nhà CC như hiện nay. Thay vào đó, việc hình thành QBT của từng CC sẽ do BQT thu của các chủ sở hữu trong quá trình quản lý, sử dụng theo tỉ lệ % do hội nghị nhà CC quyết định.
|
Chung cư Khang Gia Tân Hương đã gửi đơn đề nghị UBND TP HCM cưỡng chế chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân. |
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, thông tin QBT CC có giá trị rất lớn, nhất là những CC trên 20 tầng, cá biệt như QBT CC Keangnam (Hà Nội) lên đến khoảng 160 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Luật Xây dựng quy định nhà thầu thi công chịu trách nhiệm bảo hành CC ít nhất 5 năm kể từ khi đưa vào sử dụng nên trong những năm đầu, nhu cầu sử dụng QBT CC không lớn. Mặt khác, dù có thu PBT 2% cũng không đủ để thực hiện bảo trì trong suốt vòng đời của nhà CC và đến khi hết QBT thì các chủ sở hữu CC sẽ phải đóng thêm.
Xem thêm...
Quảng Trị: Chính quyền “om” giấy CNQSDĐ, người dân "khóc ròng" kêu cứu?
Suốt 15 năm bị chính quyền huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) “om” giấy CNQSDĐ không trả, cũng gần ấy năm ông Dũng khóc ròng đi đòi công lý.
Dân rất cần, nhưng “Quan” không vội
Ông Cao Văn Dũng (thôn Thủy Ba Hạ, Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh, Quảng Trị) kiện phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện Vĩnh Linh và những người có nghĩa vụ liên quan, tỉnh Quảng Trị ra tòa.
Trong vụ việc khởi kiện hành vi hành chính không trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Linh.
Ông Dũng cho rằng một số cán bộ địa chính, Phòng Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) cấu kết với nhau cố ý làm trái quy định của pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của gia đình ông.
|
Đơn xin di dân lên vùng kinh tế mới. |
Theo đơn khởi kiện của ông Cao Văn Dũng, thực hiện chủ trương của nhà nước di dân lên vùng gò đồi miền Tây huyện Vĩnh Linh khai hoang phục hóa trồng cây phủ xanh đồi núi trọc.
Năm 1996, gia đình ông Dũng làm đơn và được giao 6- 7ha đất trồng cây Lâm Nghiệp tại vùng Khe Cát thuộc dự án 327 kinh tế mới bắc sông Bến Hải.
Xem thêm...
TP HCM: "Tấm gương" quận Thủ Đức có làm quận 9 quyết tâm xử lý "con voi" không phép?
Vừa qua, UBKT Thành ủy TPHCM ra Thông báo xử lý kỷ luật hàng loạt lãnh đạo UBND quận Thủ Đức về việc để xảy ra sai phạm trật tự xây dựng.HCM: "Tấm gương" quận Thủ Đức có làm quận 9 quyết tâm xử lý "con voi" không phép?
Kết luận có sai phạm nhưng xử lý kiểu "nhỏ giọt"
Như Pháp luật Plus đã thông tin về những sai phạm của bến thủy nội địa Nguyễn Thị Nga và hàng loạt công trình tại địa bàn phường Long Bình, quận 9, TP HCM. Theo đó, từ năm 2015 - 2016 tại khu vực này đã xuất hiện nhiều công trình, nhà xưởng… xây dựng sai phép, không phép cùng với đó là hàng ngàn m2 sông Đồng Nai, rạch nước bị lấn chiếm, gia cố để sử dụng.
Tại đây cũng hình thành đường đi trên đất nông nghiệp mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền, ngoài ra 3.968,5m2 đất công cũng bị lấn chiếm sử dụng bất hợp pháp….
Tiếp đó là bến thủy nội địa Nguyễn Thị Nga hoạt động lấn chiếm sông Đồng Nai, lấn rạch, vi phạm hành lang bảo vệ sông ngòi kênh rạch theo Quyết định 22/2017QĐ- UBND ngày 18/04/2017 của UBND TPHCM, đặc biệt là bến thủy nội địa Nguyễn Thị Nga giấy phép đã hết thời hạn nhưng vẫn hoạt động công khai bất chấp pháp luật.
Trong thời gian từ ngày 10/3/2015 - 10/4/2017, bà Nga cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh bao gồm: Công ty TNHH cơ khí Tài Đức; Công ty TNHH cơ khí Đại Gia; Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Đúc Việt.
Riêng Chi nhánh Công ty TNHH Xây dụng - Thương mại Đại Gia Huy; Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Hiệp Đại Phát thuê làm bãi trung chuyển cát, đá xây dựng.
|
Có hay không việc bao che cho các vi phạm tại đây? |
Xem thêm...
Cơ quan an ninh đang điều tra một số dự án ở Hà Nội
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, 21 công trình/dự án vi phạm trật tự xây dựng theo kết luận thanh tra đang tiếp tục được xử lý, trong đó có 10 công trình/dự án đang xem xét chuyển cơ quan cảnh sát điều tra.
Sáng 25/3, HĐND thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về trật tự xây dựng. Theo báo cáo của UBND thành phố, có 12 kết luận thanh tra về trật tự xây dựng gồm 1 kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ; 3 kết luận Thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng; 7 kết luận Thanh tra của Thanh tra thành phố và 1 kết luận thanh tra của Sở Xây dựng. Có 25 công trình/dự án vi phạm trật tự xây dựng theo kết luận thanh tra. Đã xử lý xong 4 công trình/dự án. 21 công trình/dự án đang tiếp tục xử lý, trong đó có 10 công trình/dự án đang xem xét chuyển cơ quan cảnh sát điều tra.
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: cafef.vn). |
Phụ lục báo cáo của UBND thành phố nêu tên nhiều chủ dự án, công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Trong đó, có Dự án Khu đô thị Văn Quán – Yên Phúc, quận Hà Đông do Tổng Cty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị làm chủ đầu tư; Dự án khu nhà ở và Trung tâm thương mại Hà Đông do Cty TNHH Huyndai RNC làm chủ đầu tư; Khu đô thị Thanh Hà- Cienco 5; các dự án xây dựng bãi đỗ xe kết hợp khuôn viên cây xanh và dịch vụ công cộng tại các ô đất ký hiệu DX1, DX2, DX3, DX4, CX1, CX2 khu đô thị mới Đông Nam đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy; dự án 93 Lò Đúc; dự án 8B Lê Trực...
Riêng đối với dự án Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5, UBND thành phố Hà Nội cho biết, nội dung vi phạm theo kết luận là diện tích xây dựng thêm tại tầng áp mái tại 9 tòa nhà chung cư thuộc các ô đất B1.4-HH01 và B1.4-HH02. Nguyên nhân tồn tại chưa xử lý được là do cơ quan an ninh điều tra bộ Công an đang tiến hành điều tra trong việc cho phép Cienco 5 Land thực hiện dự án.
Xem thêm...