Từ vụ phụ huynh Võ Văn Điệp vác dao đe dọa giáo viên (GV) tại trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, chuyên gia cho rằng, cần bảo vệ GV khỏi những hành vi lệch chuẩn từ học sinh, từ nguy cơ những phụ huynh hung hăng là rất quan trọng.
Mấy này qua, như báo chí đưa tin, ông Võ Văn Điệp (có 2 con đang theo học tại trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) ngang nhiên vác dao xông vào trường, đe dọa nhiều GV, bắt hiệu trưởng phải quỳ xin lỗi. Sự việc chỉ dừng lại khi có lực lượng Công an đến can thiệp.
Được biết, vào tiết chào cờ ngày 31/10, nhà trường có gọi một số học sinh trong đó có 2 con của ông Điệp đứng dậy hỏi vì sao nhà trường đã gửi giấy mời phụ huynh về việc tuyên truyền, vận động tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với học sinh, nhưng phụ huynh không đến. Buổi chiều cùng ngày thì xảy ra sự việc trên.
Sau đó, Công an xã và chính quyền đại phương đã đến trường và mời phụ huynh về trụ sở xã làm việc. Vụ việc hiện đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Đặt lên vai của người giáo viên nhiều trách nhiệm
Từ những vụ bạo hành trong trường học: Giữa học sinh với học sinh, giữa GV và học sinh…, mới đây, dư luận lại lên tiếng về việc phụ huynh vác dao vào trường học đe dọa GV ở Hà Tĩnh đã khiến dư luận rất bức xúc.
Vụ việc chắc chắn sẽ để lại những hệ lụy tiêu cực về nhiều mặt. Chia sẻ với Pháp luật Plus, PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, việc bảo vệ trẻ khỏi những hành động bạo hành và bạo lực học đường là việc rất quan trọng nhưng bảo vệ GV khỏi những hành vi lệch chuẩn từ học sinh, bảo vệ GV từ nguy cơ những phụ huynh hung hăng cũng quan trọng không kém.
Chúng ta đang yêu cầu và đặt lên vai của người GV rất nhiều trách nhiệm trong công cuộc đổi mới giáo dục. Họ được kỳ vọng là hình mẫu, là những tấm gương, phải hành xử mô phạm… Vì không thấu cảm được những điều này, dường như sau đại dịch, nhiều phụ huynh căng thẳng, mất kiểm soát hành vi bốc đồng nên thương trút giận lên GV chỉ từ những việc rất nhỏ nhặt.
Và dường như cha mẹ đang ngày càng hoang mang hơn khi sống trong một thế giới có quá nhiều sự bất định và biến động. Tiếp xúc với quá nhiều mối nguy trên mạng, họ trở nên cực kỳ ám ảnh và với việc tìm một trường học, ám ảnh với cách ứng xử của giáo viên, sự phù hợp của chương trình nhà trường với con cái của họ… Khi stress càng nhiều, họ phản ứng càng bốc đồng hơn.
Thầy Trần Thành Nam cho rằng, đối với những phụ huynh quá nhạy cảm và ám ảnh về “danh dự”, nhạy cảm quá mức với sự sỹ diện thì luôn lo lắng về mọi nguy cơ “mất mặt” và thường sẽ hành xử mang tính hung hăng, không nhượng bộ để đáp trả ngay lập tức trả thù một tình huống nguy cơ bị xúc phạm hay đe dọa. GV cũng phải nhận diện và có cách ứng xử phù hợp với nhóm đối tượng này.
Trên thực tế, nhiều phụ huynh quấy rối và bắt nạt GV bằng lời nói chỉ trích trực tiếp các cuộc gọi phàn nàn. Họ cũng có thể quấy rối hoặc qua văn bản (như hàng tràng tin nhắn, email đề nghị yêu cầu vô lý, đe dọa sẽ kiện lên người quản lý cấp trên), thậm chí là hành vi hung hăng, xâm hại (như hành vi đập phá đồ đạc của họ hoặc tấn công trực tiếp như trong vụ việc này)… Tất cả đều gây thêm những áp lực và cảm xúc tiêu cực lên GV.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, nhiều phụ huynh cũng có thể bắt nạt GV, khi chỉ đứng về phía con cái và bênh vực chúng khi chúng làm điều sai trái. Đe dọa bằng các tuyên bố sẽ kiện lên cấp cao hơn.
“Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường cần phải được chuyển tải vào mọi hoạt động của nhà trường chứ không phải chỉ để trong ngăn kéo. Muốn đổi mới giáo dục, cần bảo vệ GV, cần trả lại đúng vai cho họ” – PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Xúc phạm danh dự nhà giáo bị phạt 5 - 10 triệu đồng
Theo Nghị định số 88/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Chính phủ ban hành, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng áp dụng đối với một trong các hành vi: Kỷ luật người học không đúng quy định; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.
Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo.
Đối với hành vi không thực hiện đánh giá, xếp loại; Không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định bị phạt từ 15 - 20 triệu đồng.
Với các vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo, người dạy, Điều 24, Nghị định quy định, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu không ký hợp đồng với nhà giáo thỉnh giảng theo quy định, bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng theo quy định.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng nêu rõ mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng nhà giáo, người dạy không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ để giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hoặc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo.
Điều 21, Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành vi tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian được cử đi đào tạo ở nước ngoài hoặc không được cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.
Phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng với hành vi lợi dụng việc đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật mà không bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo luật sư, vụ một phụ huynh ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) vác dao vào trường đe dọa giáo viên, nguyên nhân xuất phát từ hành vi phản giáo dục, thiếu văn hóa ứng xử, của thầy Hiệu trưởng.
Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ.
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới.”
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việc đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường học số trong giáo dục giúp tiếp cận thông tin và kiến thức một cách dễ dàng, thu hẹp khoảng cách địa lý, cung cấp linh hoạt về thời gian và không gian học tập, tạo ra nhiều cơ hội học tập và phát triển...
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.