Năm 2018, nguyên đơn, ông Nguyễn Xuân Phúc (nhà số 01, ngõ 56 phố Cổ Nhuế) khởi kiện bị đơn là bà Nguyễn Thị Nhàn (nhà số 60 – 64, phố Cổ Nhuế) ra TAND quận Bắc Từ Liêm để đòi quyền sử dụng diện tích đất 22 m2 (bao gồm khoảng đất trống 13.8 m2 và ki-ốt 9.8 m2).
Theo ông Phúc trình bày: Đây là mảnh đất của cụ Nguyễn Xuân Nghị (ông nội ông Phúc) để lại với đầy đủ giấy tờ kèm theo gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất số 664 tờ địa bạ số 9 cấp ngày 04/ 02/1956, Biên bản họp gia đình cụ Nguyễn Xuân Nghị ngày 24/ 11 /1974, Sổ mục kê năm 1960 và nhiều tài liệu quan trọng khác để chứng minh.
Ông Phúc khẳng định, bố bà Nhàn là cụ Nguyễn Xuân Luận, là địa chủ nên trong cải cách ruộng đất, bị chính quyền cách mạng cho đi cải tạo 15 năm tại Lào Cai.
Trong thời gian đó, cụ Nghị đã thương tình cho cụ Bảy cùng các con ở nhờ trên đất hiện nay. Ông Phúc khẳng định, cụ Luận là địa chủ nên không bao giờ vợ con được chính quyền cách mạng cấp đất ở.
Trụ sở TAND quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Hồng Huy
Bên bị đơn bà Nguyễn Thị Nhàn trình bày: Sau cải cách ruộng đất, bố bà là cụ Nguyễn Xuân Luận (đã mất năm 1970) là địa chủ, bị đi cải tạo nên Ủy ban hành chính Hà Nội cấp cho mẹ bà là cụ Văn Thị Bảy 3 thước ruộng (72 m2) đất. Ngày 20/ 10/ 1976, cụ Bảy chia cho bà toàn bộ diện tích này và vào sổ mục kê khai từ năm 1986 đến nay.
Bà Nhàn cũng trình trước Tòa Giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất số 694 tờ địa bạ số 9 ngày 04/ 02/ 1956, ngoài ra không còn giấy tờ nào khác.
Vụ án đã trải qua 2 lần xét xử Sơ thẩm, một lần Phúc thẩm và một lần Giám đốc thẩm với hai kết quả hoàn toàn khác nhau.
Đáng chú ý, ngày 16/ 3/ 2021, TAND quận Bắc Từ Liêm đã ra Quyết định trưng cầu giám định số 03/QĐ-TCGĐ, giám định “thật, giả” của hai tài liệu do bên nguyên đơn, bị đơn cung cấp.
Kết luận Giám định số 105/C09-P5 ngày 02/6/2021 của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an do Thượng tá, Tiến sĩ Đặng Văn Đoàn ký đã nêu rõ: “Mẫu dấu (do bị đơn cung cấp – PV) không phải do cùng một con dấu đóng ra. Tức là. Đã xác định rõ, tài liệu do bị đơn cung cấp là giả mạo, dùng “dấu củ khoai” đóng.
Tuy nhiên, khi tiến hành xét xử, TAND quận Bắc Từ Liêm vẫn sử dụng tài liệu (Giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất số 694 tờ địa bạ số 9 ngày 04/ 02/ 1956 – tài liệu đã được giám định là sử dụng con dấu giả) do bị đơn cung cấp có giá trị tương đương với tài liệu thật (do nguyên đơn cung cấp).
Và với một lý do hết sức vô lý là: “Tòa án đã tiến hành xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ tại UBND phường Cổ Nhuế 2 và Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội thì hiện không còn lưu trữ Giấy chứng nhận nêu trên nên chưa đủ căn cứ xem xét”.
Đây là một việc rất “lạ” của TAND quận Bắc Từ Liêm vì nếu đã ra Quyết định trưng cấu giám định, thì phải có cơ sở và coi đó là bằng chứng xác thực, có ảnh hưởng quyết định tới tiến trình xét xử vụ án.
Nhưng giám định xong, bất lợi cho bị đơn thì lại coi cả hai tài liệu với bản chất thật – giả rõ ràng là “chưa đủ căn cứ xem xét” thì mục đích ra quyết định trưng cấu giám định để làm gì?.
Sáng đúng, chiều sai, mai … lại đúng
Sau khi vụ án được xét xử sơ thẩm lần thứ nhất vào ngày 30/ 11/ 2018, TAND quận Bắc Từ Liêm đã ra quyết định bác yêu cầu khởi kiện của ông Phúc và cho bà Nhàn được toàn quyền sử dụng mảnh đất trống 11.6 m2 hai nhà đang tranh chấp còn ông Phúc vẫn được tiếp tục sử dụng ki-ốt 6.8m2 như trước đây.
Ông Phúc tiến hành kháng cáo ngay tại Tòa và ngày 28/6/2019, TAND thành phố Hà Nội tiến hành xét xử Phúc thẩm vụ án.
Căn cứ theo các tài liệu của vụ án, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên ông Phúc thắng kiện, được toàn quyền sử dụng diện tích đất 22 m2 (bao gồm khoảng đất trống 13.8 m2 và ki-ốt 9.8 m2). Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Nhàn và buộc bà này phải bàn giao mảnh đất trống hai bên đang tranh chấp.
Tuy nhiên, ngày 27/ 6/ 2020, Ủy ban thẩm phán của TAND cấp cao tại Hà Nội đã ban hành Quyết định Giám đốc thẩm số 27/2020/DS-GĐT (căn cứ theo Kháng nghị số 04/ 2020/KN-DS của chính cơ quan này) với kết quả hủy cả hai bản án Sơ thẩm và Phúc thẩm, giao TAND quận Bắc Từ Liêm xét xử lại từ đầu.
Sự rắc rối của án dân sự lại được thể hiện rõ với pha xử lý “lạ” của TAND quận Bắc Từ Liêm với việc Giám định tài liệu không rõ mục đích như đã nêu trên.
Và cuối cùng, lại một lần nữa, gần như không khác nhiều so với bản án sơ thẩm năm 2018, TAND quận Bắc Từ Liêm đã tuyên bác yêu cầu khởi kiện của ông Phúc và cho bà Nhàn được toàn quyền sử dụng mảnh đất trống 11.6 m2 hai nhà đang tranh chấp còn ông Phúc vẫn được tiếp tục sử dụng ki-ốt 6.8m2 như trước đây.
Lý do là ông Phúc đã nộp Đơn kháng cáo bản án Sơ thẩm muộn do ông tuổi quá cao, tiêm Covid, dẫn đến huyết áp tăng vọt lên 190/95, nằm liệt giường suốt 15 ngày.
Bất chấp việc ông Phúc đã trình lên Tòa các Sổ khám bệnh tại Bệnh viện 198, Phiếu khám bệnh ngày 26, 28/6/2022, phía TAND thành phố Hà Nội đã bác Đơn kháng nghị Phúc thẩm của ông Phúc.
Hiện tại, nhiều cơ quan chức năng, có cả Đại biểu Quốc hội đã lắng nghe trình bày của ông Nguyễn Xuân Phúc và có ý kiến bằng văn bản với TAND thành phố Hà Nội, đề nghị xem xét lại Đơn kháng nghị phúc thẩm của ông.
Báo pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Chiều ngày 15/2 vừa qua, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Mới đây, người dân làng Yên Tôn Thượng, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) hân hoan khánh thành công trình phục dựng, tôn tạo giếng cổ làng Yên Tôn Thượng, gắn liền với Đình làng Yên Tôn Thượng - thuộc cụm Di tích lịch sử cấp Quốc gia, Di sản văn hoá Thế giới Thành Nhà Hồ.
Sáng 09/01/2025, CTCP Dược phẩm Pharmacity và trường đại học Tây Đô (Cần Thơ) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác (MOU), đánh dấu lần thứ 25 Pharmacity hợp tác với các trường đại học/cao đẳng đào tạo về lĩnh vực Y - Dược trên cả nước. Sự kiện thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm mở rộng mạng lưới chiến lược với các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường dược phẩm.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
Theo TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng, bản án sơ thẩm tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tuyên cho nguyên đơn được quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp của phía bị đơn là không có căn cứ.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 /12 vừa qua - Pharmacity, chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tự hào thông báo về việc đạt Top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024 do KPMG bình chọn. Xếp hạng thứ 8, tăng 38 bậc so với năm 2023, Pharmacity là đơn vị bán lẻ dược phẩm duy nhất đạt được danh hiệu này, khẳng định vị thế dẫn đầu và cam kết mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Theo dự báo, từ nay đến ngày 22/2, Hà Nội và nhiều nơi ở miền Bắc duy trì trạng thái thời tiết mưa nhỏ, sương mù và độ ẩm cao khiến cho nồm ẩm kéo dài gây khó chịu cho người dân.
Chiều ngày 15/2 vừa qua, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Sáng ngày 16/2, lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Công an tỉnh Bình Phước đã tìm thấy thi thể của anh Nguyễn Thành Công (36 tuổi), ngụ tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nạn nhân mất tích do bị nước cuốn trôi trên sông Đồng Nai.
Đến ngày 12/2/2025, toàn tỉnh có 112 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có đơn xin nghỉ theo Nghị định số 177 và 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngày 14/2, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra tiến độ thi công dự án chỉnh trang trục đường Thùy Vân Bãi Sau, TP.Vũng Tàu. Đây là một trong những dự án lớn nhằm làm đẹp cung đường ven biển và Bãi Sau Vũng Tàu.
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.