Dù đã trải qua 6 phiên tòa sơ thẩm và 6 phiên phúc thẩm của các cấp tòa án TP. Điện Biên Phủ và tỉnh Điện Biên, nhưng đến nay sự việc vẫn chưa có hồi kết đã khiến người dân lao đao.
Ông Đào Đức Sở (80 tuổi, cán bộ Quận đội nghỉ hưu, trú tại tổ dân phố 15, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), phản ánh đã gần 18 năm qua ông theo kiện đòi lại phần đất của gia đình cho ở nhờ, vụ việc đã trải qua 6 phiên tòa sơ thẩm và 6 phiên phúc thẩm, nhưng đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Theo đơn gửi Báo Pháp luật Việt Nam, ông Sở cho biết năm 1988 ông Sở được Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên cấp cho mảnh đất với diện tích 300 m2 tại tổ 22 (nay là tổ 15) phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ theo Quyết định giấy tạm cấp đất số 75/QĐ-CĐ, ngày 21/4/1988. Năm 1989 ông Sở có san đồi, mở rộng thêm về phía chân đồi hơn 300 m2. Đến năm 1993 đã được Đoàn thanh tra kiểm tra đất đai và hộ khẩu đo đạc xác định tổng diện tích là 615 m2 .
Năm 1996, ông Sở cho bà Trần Thị Hiên (em dâu họ bên vợ ông Sở) mượn một phần đất trong khuôn viên đất của mình được cấp để ở nhờ làm kinh tế nhưng không đo đạc làm thành văn bản hoặc giấy tờ.
Năm 1999, bà Hiên có xin với ông Sở cho vợ chồng anh Hà Duyên Lâm và Nguyễn Thị Nga (con nuôi bà Hiên) ở nhờ, vì anh chị Lâm Nga rất tốt, cho bà Hiên vay tiền lúc khó khăn. Năm 2000 bà Hiên kinh doanh thua lỗ đã trốn khỏi địa bàn.
Tuy nhiên, ông Sở không hề biết rằng trong thời gian ở nhờ, năm 1996, bà Hiên đã làm giả giấy tờ, giả mạo chữ ký của ông Sở để lập văn bản chuyển nhượng đất giữa bà và ông Sở. Năm 1999, bà Hiên tiếp tục làm một hợp đồng chuyển nhượng khác để bán đất cho gia đình Lâm, Nga.
“Năm 2001 anh Lâm có nói với tôi là đã mua thửa đất đó của bà Hiên, có giấy tờ mua bán đầy đủ, tôi có nói với anh Lâm là mảnh đất đó tôi chưa bán cho ai, tại sao anh lại có thể mua của bà Hiên, đề nghị anh cho xem giấy tờ mua bán nhưng anh Lâm không cho tôi xem. Năm 2003 chị Nga có mang đơn xin cấp quyền sử dụng đất đến nhà tôi đề nghị tôi xác nhận nhưng tôi không xác nhận vì tôi chưa bán cho ai”, ông Sở cho biết.
Thấy sự việc nghiêm trọng, ông Sở đã có đơn khởi kiện anh chị Lâm, Nga ra Toàn án Nhân dân (TAND) TP. Điện Biên Phủ.
Tại 2 phiên toà sơ thẩm ngày 14/7/2018 và ngày 04/6/2019, TAND TP. Điện Biên Phủ Phủ, Hội đồng xét xử đã nhận định: “Có đủ cơ sở khẳng định ông Sở không chuyển nhượng thửa đất trên cho bà Hiên và cũng không ký vào giấy chuyển nhượng nhà, đất ngày 15/6/1996. Mặt khác, chính ông Lâm, bà Nga cũng thừa nhận nguồn gốc thửa đất tranh chấp này là của gia đình ông Sở, bà Ngân.”
Về yêu cầu ông Lâm, bà Nga cung cấp bản gốc giấy chuyển nhượng nhà đất lập ngày 15/6/1996 giữa ông Sở và bà Hiên để giám định, nhưng ông Lâm, bà Nga không cung cấp.
Hội đồng xét xử tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đào Đức Sở về việc: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trên đất” đối với ông Hà Duyên Lâm và bà Nguyễn Thị Nga.
Buộc gia đình ông Hà Duyên Lâm và bà Nguyễn Thị Nga phải trả lại cho ông Đào Đức Sở thửa đất có diện tích136,4 m2 tại địa chỉ số nhà 61, Tổ dân phố 22, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Buộc gia đình ông Hà Duyên Lâm và bà Nguyễn Thị Nga phải tháo dỡ toàn bộ phần tường bao(tường 10 bổ trụ) có diện tích 73,72 m2 do ông Lâm, bà Nga đã xây dựng trên diện tích đất 136,4 m2 của ông Đào Đức Sở.
Tuyên bố Giấy chuyển nhượng nhà đất giữa ông Đào Đức Sở và bà Trần Thị Hiên lập ngày 15/6/1996; Giấy chuyển nhượng nhà đất giữa bà Trần Thị Hiên và ông Hà Duyên Lâm lập ngày 15/01/1999 vô hiệu.
Tuy nhiên tại bản án phúc thẩm số 19/2019/DS-PT Ngày 18/11/2019 của TAND tỉnh Điện Biên lại không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Sở. TAND tỉnh Điện Biên nhận định, ngày 20/6/2008, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Điện Biên Phủ có Công văn số 98/CV-TNMT nêu giấy tạm cấp đất số 75 không có sơ đồ giao đất kèm theo, mặt khác trong quá trình sử dụng ông Sở có khai hoang, mở rộng thêm một phần diện tích rộng tương đương với diện tích được cấp, do Phòng Tài nguyên và Môi trường không có cơ sở xác định diện tích 300 m2 được cấp trên thực địa.
Trong quá trình sử dụng đất ông Sở đã chuyển nhượng cho Lê Thúy Quỳnh, Đào Thanh Hà, Đào Thị Thúy Vân và Đào Hải Nam hết số diện tích do UBND huyện cấp cho ông Đào Đức Sở.
Ngoài ra, bà Hiên có đầy đủ thủ tục pháp lý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Sở cho bà Hiên thì mới thực hiện được việc nộp thuế trước bạ và thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đang tranh chấp…
Từ đó, Hội đồng xét xử tuyên xử: Sửa toàn bộ bản án sơ thẩm số 07/2019/ DS- ST ngày 4/6/2019 của Toà án nhân dân TP. Điện Biên Phủ, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Đào Đức Sở.
Ông Sở cho biết, Công văn số 98 đã bị hủy bỏ và thay thế bằng công văn khác nhưng có đến hai cấp tòa vẫn dùng làm căn cứ. Cụ thể, ngày 11/11/2008, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Điện Biên Phủ có Công văn số 249/CV-TNMT gửi TAND TP. Điện Biên Phủ.
Công văn nêu rõ, để xác định vị trí đất do UBND huyện Điện Biên đã cấp cho gia đình ông Sở theo giấy tạm cấp đất số 75/QĐ-CĐ, ngày 04/8/2008 UBND phường Mường Thanh đã mời đại diện cơ quan chuyên môn và một số người sử dụng liên quan kiểm tra thực địa và đã kết luận phần đất gia đình ông Sở đang có tranh chấp tại tổ dân phố 22 (nay là tổ 15) phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên thuộc diện tích đất trước đây UBND huyện Điện Biên đã cấp cho gia đình ông Đào Đức Sở sử dụng theo giấy tạm cấp đất số 75/QĐ-CĐ ngày 21/04/1988. Công văn nêu rõ: “Văn bản này thay thế văn bản số 98/CV-TNMT ngày 16/6/2008 của Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố”.
“Sau phiên tòa phúc thẩm, tôi đã có đơn khiếu nại đề nghị Giám đốc thẩm bản án phúc thẩm số 19/2019/DS-PT Ngày 18/11/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên với lý do Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm là sai lầm nghiêm trọng, bỏ qua các chứng cứ vật chất trực tiếp, hợp pháp; bỏ qua những quy định của pháp luật; từ đó, đã ra một bản án trái pháp luật.
Các cấp tòa dựa vào chứng cứ giấy biên nhận vay tiền (càng thể hiện rõ tôi cũng là người bị hại) tôi mới chỉ hứa bán nhưng bà Hiên chưa trả tiền nên tôi chưa viết và ký vào giấy chuyển nhượng.
Ông bà Nga, Lâm không chứng minh được mình là người giao dịch hợp pháp, ngay tình (cố tình không cung cấp bản gốc giấy tờ chuyển nhượng cho Toàn án - Không ngay tình vì biết rõ bà Hiên chỉ là người đi ở nhờ nhưng cố tình nhận đất và cùng nhau lập giấy giấy tờ chuyển nhượng bất hợp pháp)… Rất tiếc là đơn khiếu nại Giám đốc thẩm của Tôi không được xem xét một cách thấu đáo”, ông Sở cho biết.
Đặc biệt, ông Sở cho biết, ngày 10/10/2021 tôi bất ngờ nhận được “tâm thư” của bà Trần Thị Hiên, người đã bị Tòa án tuyên bố mất tích. Trong Tâm thư này, bà Hiên trình bày, qua đọc báo bà Hiên đã biết việc gia đình tôi đã phải trải qua 17 năm vất vả theo kiện đòi lại quyền sử dụng mảnh đất mà vợ chồng tôi đã cho bà Hiên ở nhờ, quá trình ở nhờ bà Hiên có ý định mua lại mảnh đất này, nhưng chưa trả tiền, nên vợ chồng tôi chưa viết và ký giấy tờ mua bán cho bà Hiên…gia đình anh Lâm, chị Nga chưa có chỗ ở nên bà Hiên đã xin vợ chồng tôi cho vợ chồng Lâm, Nga ở nhờ... Quá trình làm ăn thua lỗ bỏ chốn khỏi địa phương. Trong "tâm thư" bà Hiên viết "... một lần nữa mong anh chị tha thứ và bỏ qua cho em. Còn thửa đất anh chị cho em mượn và em để cho cháu Lâm ở chưa có chuyển nhượng gì cả. Còn số tiền anh chị vay ở ngân hàng em sẽ chuyển trả anh chị. Những lời nói trên xuất phát từ đáy lòng không bị ai ép buộc..."
Vụ việc đã trải qua 6 phiên toà sơ thẩm và 6 phiên phúc thẩm, nhưng đến nay vẫn chưa có hồi kết và từ những căn cứ trên cho thấy, vụ việc còn nhiều vấn đề cần được làm rõ.
Dựa trên nội dung sự việc, Báo Pháp luật Việt Nam đề nghị các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt TAND tỉnh Điện Biên cần xem xét lại toàn diện hồ sơ vụ việc để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân nhằm đảm bảo việc xét xử khách quan, công tâm, đúng quy định pháp luật.
Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn phản ảnh của bà Nguyễn Thị Kiểm (trú tại thôn Tân An, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đại diện cho một số hộ dân thông tin về sự việc tranh chấp đất đai với Sư đoàn 371 - Quân chủng Phòng không - Không quân đối với khu đất vườn quả - rừng phòng hộ đang được người dân tại khu núi Xẻ, thôn Ninh Môn, xã Hiền Ninh khai thác và quản lý.
Hai người đàn ông tình thân như thủ túc bỗng chốc chỉ vì món lợi vật chất mà tình cảm sứt mẻ, đưa nhau thưa kiện tại tòa. Kết quả thì ai cũng đạt được mục đích nhưng không nụ cười chiến thắng nào nở trên môi vì họ mãi mãi mất đi một người bạn, một mối bang giao nhiều năm vun đắp không tiền bạc nào mua được.
Bước đầu cơ quan chức năng xác định, do mâu thuẫn trong việc tranh chấp nhà ở, người em dùng dao chém nhiều nhát khiến anh ruột bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Luật Đất đai 2024 quy định trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (toà án hoặc UBND cấp có thẩm quyền), các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng trong ổ nhóm chuyên trộm cắp chó trên địa bàn huyện.
Công an thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá) vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh bắt giữ 15 đối tượng mua bán tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Tối 23/11, Công an thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết trong đợt thực hiện cao điểm đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy, liên tiếp những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông bất ngờ phát hiện nhiều lái xe dương tính với ma túy.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.