Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Vẫn nhức nhối bạo lực học đường

Sức khỏe - đời sống
02/02/2024 14:56
Uyên Na
aa
Bạo lực học đường từ nhiều năm qua không còn là chuyện nhỏ. Nhiều sự việc ám ảnh, thương tâm, nhưng chúng ta chỉ biết khi “việc đã rồi”.


Cần tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để phòng, chống bạo lực học đường. (Ảnh minh họa - Nguồn: CP)

Cần tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để phòng, chống bạo lực học đường. (Ảnh minh họa - Nguồn: CP)

“Không thể đổ lỗi”

Khoảng 16h ngày 7/1, tại khu vực Ao Xanh, Cụm công nghiệp Đồng Côi (thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhóm thanh, thiếu niên và nam sinh Nguyễn Anh T. (18 tuổi, học sinh lớp 12 Trường THPT Nam Trực) xảy ra xô xát. Nhóm thanh, thiếu niên dùng gậy gỗ bên đường và gậy sắt đánh nam sinh T. khiến nạn nhân bị thương ở tay và vùng đầu, dẫn tới chấn thương sọ não. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng T. đã tử vong vào tối cùng ngày. Nguyên nhân xô xát được xác định do 2 nhóm mâu thuẫn từ trước và đến chiều 7/1 hẹn nhau nói chuyện giải quyết.

Trước đó, vào khoảng 10h30 ngày 29/12/2023, Nguyễn Hoàng Thịnh (học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Thanh Hiền, xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã dùng dao tự chế vung vào vùng ngực của Phạm Hữu N. (19 tuổi, trú xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Nguyên nhân được xác định do Thịnh có mâu thuẫn với một học sinh khác từ trước, nạn nhân được học sinh kia nhờ đến gặp Thịnh hỏi chuyện...

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, hiện chưa có những nghiên cứu chính thức kết luận số lượng và tần suất các vụ bạo lực học đường (BLHĐ) thời gian gần đây tăng so với trước đây, song con số thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đáng để suy ngẫm. Cụ thể, từ ngày 1/9/2021 đến ngày 5/11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ BLHĐ liên quan đến 2.016 học sinh, trong đó có 854 học sinh là nữ. Bình quân, cứ 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ.

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, ngày nay mạng xã hội phát triển nên một vụ BLHĐ xảy ra ở đâu là cả nước đều có thể biết. Song từ số liệu Bộ GD&ĐT thống kê cho thấy những nhức nhối bởi vấn nạn BLHĐ không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân và người gây ra sự việc, mà còn ảnh hưởng đến môi trường học tập chung. Học sinh có thể cảm thấy bất an trong chính lớp học, ngôi trường của mình…

PGS.TS.BS Tạ Thị Minh Tâm, Khoa Tâm thần và trị liệu tâm lý, khoa học thần kinh Cơ sở Benjamin Franklin, Viện trường Đại học Y khoa Charité Berlin, Đức) chia sẻ: “BLHĐ là vấn đề nan giải và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tâm thần của trẻ em, tăng các nguy cơ rối loạn, lo âu, trầm cảm và làm giảm sự tự tin của học sinh vào bản thân. Các tác động không chỉ nhất thời mà còn lâu dài, tiềm ẩn mối nguy về các rối loạn nghiêm trọng hơn như trầm cảm, tự hoại hay tự tử. Gần như trong mọi nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của học sinh trên thế giới đều đề cập đến các trải nghiệm bạo lực, bắt nạt học đường”.

PGS.TS.BS Tạ Thị Minh Tâm cho rằng, ngăn chặn BLHĐ cần phòng bệnh với sự tham gia của nhiều phía, không chỉ là nhiệm vụ của một phòng tham vấn tâm lý học đường. Điều tiên quyết, cần một quy chế xử phạt thật nghiêm trong những trường hợp BLHĐ. Trong những vụ BLHĐ, sẽ không có một lý do giải thích nào là chính đáng. Không thể đổ lỗi vì em cũng đang bị áp lực nên em có quyền bạo lực bạn khác. Các em cần chịu trách nhiệm với hành động của mình.

“Và trong những sự vụ về BLHĐ, nhà trường cần xử lý nhanh và nghiêm túc. Ban giám hiệu và các giáo viên cần ngồi lại để xem vấn đề gặp phải ở đâu. Không được đổ lỗi, bởi BLHĐ không phải lỗi của một cá nhân, mà là của cả một hệ thống bên trong nhà trường”, bà Tâm bày tỏ.

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 02/CT-TTg vừa ban hành ngày 26/1/2024 về việc phòng, chống BLHĐ. Chỉ thị nêu rõ trong thời gian qua, tình trạng BLHĐ, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên vẫn còn diễn biến phức tạp. Hình thức BLHĐ ngày càng đa dạng, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Thực trạng trên gây tác động tiêu cực đến thể chất, tinh thần, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ, làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và gây lo lắng trong Nhân dân.

Nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, để tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng, chống BLHĐ, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định, nhiệm vụ, giải pháp về công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ. Đồng thời phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật; giáo dục đạo đức, lối sống; văn hóa ứng xử, kỹ năng sống trong học sinh, sinh viên được quy định tại các văn bản của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD&ĐT; kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định có liên quan.

Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đẩy mạnh truyền thông, phổ biến, nhân rộng các mô hình phối hợp hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; triển khai hoạt động tư vấn tâm lý và công tác xã hội trường học. Xây dựng tài liệu và triển khai các hoạt động giáo dục phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội phù hợp với các cấp học.

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cần chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống; tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên, nhân viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý, công tác Đoàn, Hội, Đội về kỹ năng ứng xử với mạng xã hội liên quan đến BLHĐ, giáo dục an toàn, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội đối với trẻ em, học sinh, sinh viên. Đồng thời, cần tăng cường kỹ năng xử lý các tình huống có liên quan tới việc phát sinh bạo lực học đường; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục với việc bảo đảm an toàn trường học do mình phụ trách…

bài liên quan
Cần Thơ: Đưa nhạc cụ dân tộc, âm nhạc truyền thống vào trong học đường

Cần Thơ: Đưa nhạc cụ dân tộc, âm nhạc truyền thống vào trong học đường

Ngày 21/5, Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên (HSSV) TP Cần Thơ phối hợp Trường Phổ thông Thái Bình Dương tổ chức chương trình “Giới thiệu nhạc cụ dân tộc cho đoàn viên, thanh thiếu niên” và ra mắt “Mô hình lớp học dân ca 0 đồng”.
Sử dụng mã QR là giải pháp cải cách quản lý về an toàn thực phẩm

Sử dụng mã QR là giải pháp cải cách quản lý về an toàn thực phẩm

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 16/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Ngăn chặn tội phạm vị thành niên

Ngăn chặn tội phạm vị thành niên

Tình trạng tội phạm trẻ hóa đang có chiều hướng gia tăng, trong đó xuất hiện cả những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Đây là vấn đề đáng quan ngại bởi lẽ tội phạm vị thành niên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân người phạm tội, làm đảo lộn cuộc sống không ít gia đình mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho cộng đồng.
8 nhóm giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch

8 nhóm giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch

Theo Tổng cục Du lịch, ngày 18/5, Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh với Chuyên đề 2 “Chuyển đổi số - động lực phát triển bền vững” đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (VCCI) phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc đồng chủ trì Diễn đàn.
Khu du lịch tâm linh “3 không” ở Hải Phòng

Khu du lịch tâm linh “3 không” ở Hải Phòng

Những ngày đầu năm mới, trên vùng “đất học” Vĩnh Bảo (Hải Phòng), lượng du khách đổ về thăm viếng Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (thôn Trung Am, xã Lý Học) ngày một đông. Nơi đây là một trong những điểm du lịch tâm linh ấn tượng đặc biệt tại Hải Phòng bởi “3 không”: Không thu phí, không kinh doanh dịch vụ hàng quán, không rác thải và tệ nạn xã hội.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, bao nhiêu lâu được thi phục hồi?

Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, bao nhiêu lâu được thi phục hồi?

Bộ Công an đã đề xuất thời hạn đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.