Hà Nội 35 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 28 °C
  • Hà Nội Hà Nội 35°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 28°C

Tình yêu thầy cô 'cắm đảo'

Xét xử
20/11/2016 09:26
Uyên Na
aa
Trong những ngày tháng 11 tri ân thầy cô này, có 42 giáo viên tiêu biểu trên các huyện đảo của cả nước được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”. Về Hà Nội từ những nơi gian khó, phên dậu của Tổ quốc, các thầy cô mang theo tình yêu của mình với những học trò xa xôi nơi đầu sóng.


Các thầy cô trong buổi tuyên dương, gặp mặt tại Hà Nội với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các thầy cô trong buổi tuyên dương, gặp mặt tại Hà Nội với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nơi ấy, vì khát khao cống hiến, vì những ánh mắt thơ ngây, vì tình người mà thầy cô không nỡ rời xa, dù thiệt thòi, thiếu thốn trăm bề. Và những ước muốn, cũng chỉ là dành cho học trò mình...

Thầy giáo 9x viết đơn tình nguyện ra Trường Sa

Hai thầy giáo trẻ cùng sinh năm 1990, học chung một trường đã cùng viết đơn tình nguyện ra huyện đảo Trường Sa dạy học. Đó là thầy Nguyễn Ngọc Hạ (Trường Tiểu học Sinh Tồn) và thầy giáo Lê Xuân Quyết (Trường Tiểu học Song Tử Tây).

Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, được về dạy tại Trường Tiểu học Vạn Thọ 2 (Vạn Ninh, Khánh Hòa). Nhưng được 1 năm thì thầy Quyết tình nguyện viết đơn xin ra đảo dạy học chỉ với một lý do: “Trước đây, khi còn là sinh viên, được xem trên tivi, tôi thấy hình ảnh cô Bùi Thị Nhung tuy còn trẻ mà nhất định xin ra đảo dạy. Hình ảnh cô giáo trẻ nỗ lực từng ngày dạy học trò ê a đọc chữ trên đảo khiến tôi rất cảm phục. Tôi đã nuôi ước mơ được ra đảo dạy học từ đó”.

Khi thầy Hiệu trưởng của trường đọc thông báo của Phòng GD-ĐT Vạn Ninh về việc giáo viên ngoài đảo Trường Sa còn thiếu, thầy Quyết đã viết đơn để xin được đi dạy.

Không hề nói trước với mẹ, thầy Quyết âm thầm làm các thủ tục. Đến khi Phòng GD-ĐT đã xét tuyển, phỏng vấn và có quyết định cử đi, mẹ thầy Quyết khóc ròng hỏi con: “Người ta xin về đất liền chứ ai lại xin ra đảo? Công việc đang ổn định, con ở nhà để mẹ con gần nhau. Còn trẻ thế này, ra đảo, con biết làm sao để sống?”

“Mẹ em khóc rất nhiều vì không muốn xa con. Mẹ còn lo em không tự chăm sóc được bản thân khi ở đảo mọi thứ đều phải tự trồng, tự đánh bắt mới có cái ăn” - Quyết kể.

Bố mất từ khi Quyết 5 tuổi, các anh chị lớn đều đi làm ăn xa, nhiều năm qua chỉ mình mẹ ở nhà. 14 ngày lênh đênh trên biển, say sóng “không biết trời đất là gì”, thầy Quyết đã đến được đảo Song Tử Tây thuộc huyện đảo Trường Sa.

Dù đã biết trước sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không nghĩ tới việc học sinh không biết đến đèn xanh, đèn đỏ như thế nào, chiếc ô tô đi lại ra sao và thậm chí đến xe máy cũng không hề có. Phương tiện duy nhất của các em là xe đạp được tặng từ các đoàn công tác ở đất liền ra.

Khi ấy đảo chỉ lác đác vài ngôi nhà, một trường học mái tôn với bàn ghế cũ nát. Cả trường có 9 học sinh gộp chung khối tiểu học và mầm non. Thầy Quyết và một giáo viên nam khác cùng nhau đứng lớp.

“Phòng học có 2 bảng đen quay về hai hướng. Lúc đầu em cứ loay hoay hết dạy học sinh lớp 1 lại quay sang lớp 4, rồi còn cả bé mầm non. Có em đang học lại lén trèo cửa sổ phóng xe cút kít về nhà”, thầy giáo 9X cười nhớ lại.

Lớp học của thầy giáo Quyết ở Trường Tiểu học Song Tử Tây.
Lớp học của thầy giáo Quyết ở Trường Tiểu học Song Tử Tây.

Để tạo hứng thú cho học trò, thầy giáo trẻ không gượng ép các em học nhiều. Ngược lại, thầy vừa dạy, vừa cho các em chơi. Những giờ học đếm bằng vỏ sò, san hô, món đồ gần gũi với trẻ miền biển đảo, cũng là thứ bù lấp cho sự thiếu thốn que tính học tập, khiến học trò thích mê.

Trường học ở đảo Song Tử Tây trước kia còn không có điện. Thương học trò một tay viết bài, một tay lau mặt vì nóng, thầy giáo kiến nghị kéo nguồn điện riêng cho trường. Năm 2015, trường mới được xây, những khó khăn về điện của thầy trò mới phần nào được khắc phục.

“Đồng bào, chiến sĩ trên đảo sống tình nghĩa lắm, cứ gặp là tay bắt mặt mừng. Học trò thì coi thầy như người anh, người chú, mọi thứ đều có thể sẻ chia… Đây là món quà rất ý nghĩa mà nếu ở đất liền, em sẽ khó có được” - thầy giáo chia sẻ.

Nhờ người dân ở đảo chỉ dạy, chàng trai vùng núi như Quyết giờ đã biết bơi xa, tự trồng rau, bắt cá về làm thực phẩm.

4 năm được về thăm nhà 3 lần, Lê Xuân Quyết sau đó để lại mẹ già và người vợ cưới năm 2015, lên tàu ra Trường Sa. “Hết 5 năm theo quy định, nếu đảo vẫn cần, em nguyện sẽ ở lại” - thầy giáo 9X nói.

Cùng tuổi với thầy Quyết, cùng dạy học ở Trường Sa, có thầy giáo Nguyễn Ngọc Hạ, quê Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa). Khi đang là giáo viên của trường Tiểu học Vạn Phú 1 (Vạn Ninh), thầy Hạ viết đơn xin ra đảo Sinh Tồn đứng lớp.

“Từ lúc còn là sinh viên, em đã mơ ước sẽ mang tri thức, sức trẻ đến với học sinh vùng xa, biên giới, hải đảo. Nghe tin tuyển giáo viên ra công tác tại Trường Sa, em không ngần ngại viết đơn tình nguyện”, - Hạ kể lại.

Dù trước khi ra đảo, Hạ bị gia đình phản đối, bạn gái dọa bỏ. Sau nhiều lần thuyết phục, thầy giáo 9X mới có thể lên đường.

Giống như bao ngư dân trên đảo Sinh Tồn, thầy Hạ phải tự trồng rau, nuôi gà vịt, đánh bắt hải sản để đảm bảo cuộc sống. Mỗi lần về đất liền nghỉ phép, thầy lại tranh thủ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ.

“Có lần học sinh vẽ tặng em bức tranh nhân ngày 20/11 mà em chính là nhân vật trong đó. Các phụ huynh nhiều lần biếu thầy bó rau, con cá, miếng thịt. Những món quà tuy nhỏ nhưng chứa đựng tình cảm chân thành, khiến em xúc động. Sau 5 năm, nếu được ở lại tiếp, em rất sẵn sàng” - thầy giáo 9X cười nói.

“Không nỡ rời bỏ các em đâu, thương lắm”

Cô giáo Thúy Ngân sinh năm 1991, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sài Gòn, khoa Giáo dục Mầm non, cô Ngân ngay lập tức về quê xin việc.

Không xin vào những nơi có điều kiện tốt, phồn hoa đô thị hay những trường học đầy đủ cơ sở vật chất, cô Ngân về quê và nhất định muốn xin vào trường mầm non Thạnh An (Cần Giờ) để giảng dạy.

Sinh ra trong gia đình có 7 anh chị em.Từ nhỏ, Ngân đã trông các em và thậm chí còn thích trông cả em nhà hàng xóm.

Có những lúc, Ngân còn tập hợp các em nhỏ lại rồi tập làm cô giáo, tổ chức lớp học như một cô giáo thực thụ. Cho đến nay cũng đã 5 năm gắn bó với nghề, từng ngày gần gũi với các em nhỏ trên lớp và coi các em như những người thân ruột thịt, cô Ngân vẫn không có ý định chuyển công tác dù có những cơ hội và điều kiện tốt hơn.

Nói về mong muốn của mình, cô Ngân cho biết: “Tôi luôn muốn tiếp tục cống hiến, góp phần cho sự nghiệp giáo dục và mong muốn trẻ em ngoài đảo với đất liền rút ngắn khoảng cách laị với nhau, để các em đỡ thiệt thòi hơn. Hạnh phúc của tôi là từng ngày được gắn bó với các em tại huyện đảo. Không nỡ rời các em trên quê hương mình đâu, thương lắm!”

Trong số 42 thầy cô giáo được tuyên dương, có những người đã dành cả tuổi thanh xuân của mình cho biển đảo với 29 năm gắn bó với nghề như cô Nguyễn Thị Bích Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Lại Sơn, xã đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

Cô kể: “Ngày đầu tiên ra đảo là năm 1987, các phương tiện liên lạc đều hạn chế, nước và điện rất hiếm, dân cư thưa thớt, phụ huynh muốn con em đi biển chứ không muốn con em đến trường, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn. Các em thường xuyên bỏ học, mỗi lần đi dạy lội qua núi 3, 4 giờ, đường dốc núi rất cao, kỉ niệm nhớ nhất là lạc đường vì đường mòn nhiều không nhớ. Tôi chỉ mong muốn các em học trò trên xã đảo được quan tâm nhiều hơn nhất là được tiếp cận những công nghệ hiện đại như phòng dạy ngoại ngữ, máy chiếu,để các em bắt kịp với các em học sinh trên đất liền”.

Thầy Đoàn Văn Kiều (Sơn Hải, Tiền Giang) mong muốn, Bộ GD-ĐT quan tâm hơn nữa đến các chế độ của giáo viên. Bản thân tôi cũng đã từng hướng dẫn học sinh đạt giải 3 nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia. Tuy nhiên, ở xã đảo học sinh chỉ học hết lớp 9, nhiều em học sinh giỏi và khá nhưng nhà nghèo nên đành nghỉ học.

Các thầy cô rất đau xót nhưng lực bất tòng tâm, giá như có những chế độ cho những học sinh khá giỏi để tiếp tục được học trong đất liền.

Cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Yến (sinh năm 1987) đang công tác tại trường Tiểu học và Trung học Cái Chiên, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Học trò vừa học vừa phải tranh thủ thời gian để về phụ giúp cha mẹ đi biển, hay là mò cua bắt ốc. Điện ở trên đảo cũng không đầy đủ nên học trò phải học dưới ngọn đèn leo lét. Sống ở đảo tôi phải học đánh cá để hoà nhập vào cuộc sống của người dân nơi đây. Để cô trò thêm gần gũi, giờ ra chơi cô trò chúng tôi ngồi tết tóc cho nhau, tôi nghe các trò kể chuyện và hiểu thêm về các em”.

Thầy Nguyễn Đỗ Quang Liêm (sinh năm 1981), là giáo viên trường Tiểu học Mỹ Khê, đảo Phú Quý, Bình Thuận giãi bày: “Nhiều lúc áp lực công việc quá lớn tôi muốn từ bỏ nhưng vì học trò, vì nụ cười các em tôi lại lên lớp. Nhiều hôm đến giờ học các em lại đi biển, tôi phải phụ giúp các em”.

Còn thầy Lê Xuân Quyết (Trường Sa) chia sẻ: “Ngày ra đảo, câu chuyện của em Nguyễn Hà Bảo Châu tại huyện đảo Trường Sa khiến tôi ám ảnh. Bảo Châu kể em đang ngủ thì mơ thấy đi vào tiệm mua bánh mỳ, còn chưa kịp ăn thì mẹ đánh thức dậy.

Em tiếc nói rằng đang mơ chưa kịp ăn thì lại tỉnh dậy mất. Mẹ em thương con cứ áy náy mãi, rồi nói rằng nếu biết con đang ăn thì mẹ sẽ không đánh thức con...

Lần đầu tiên tôi lên tàu ra đảo tôi say sóng vật vờ trên tàu nhưng đến bây giờ thì đã quen. Khi đặt chân lên đảo, tôi không ngờ một ngôi trường lại thô sơ như vậy và càng thêm thương các trò. Mỗi lần nhìn thấy khuôn mặt trẻ thơ của học trò, tôi lại thấy muốn gắn bó thật lâu với Trường Sa.

Nhiều người hỏi tôi về việc làm cách nào để được ra Trường Sa công tác, tôi thấy rất ấm lòng và xúc động. Tôi hi vọng sẽ có nhiều thế hệ thanh niên, giáo viên tiếp nối chúng tôi đến với Trường Sa”.

Khi phóng viên hỏi thầy Quyết: “Em yêu trò như vậy, hẳn em có thần tượng về người thầy của mình?”, không ngại ngần, thầy chia sẻ: “Đó là mẹ em. Dù mẹ em chỉ là cô giáo mầm non và mẹ đã phải bỏ việc giữa chừng, vì cuộc sống mưu sinh, lo cho chị em em ăn học. Thế nên, em và chị gái em đã đi tiếp ước mơ của mẹ...”.

bài liên quan
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 “Tiếp sức mùa thi” cho học sinh thi vào lớp 10 năm 2025

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 “Tiếp sức mùa thi” cho học sinh thi vào lớp 10 năm 2025

Thực hiện chủ trương tăng cường công tác dân vận, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong hỗ trợ cộng đồng, vừa qua, ngày 13/6, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Đoàn phường An Thới tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025, nhằm hỗ trợ các em học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn Phường An Thới.
Đề xuất cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Đề xuất cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Chiều 10/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật (Nghị quyết).
BĐBP tỉnh An Giang trao kinh phí cho học sinh trong Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”

BĐBP tỉnh An Giang trao kinh phí cho học sinh trong Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”

Ngày 29/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức gặp mặt trao kinh phí cho học sinh trong Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”. Thượng tá Nguyễn Văn Hiệp - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cùng lãnh đạo địa phương, đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, thầy, cô giáo chủ nhiệm và các em học sinh thuộc Dự án đã đến dự.
Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản sau phản ánh của Pháp luật Plus

Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản sau phản ánh của Pháp luật Plus

UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
7 học sinh đi tắm suối bất ngờ bị lũ cuốn trôi tại Quảng Ninh

7 học sinh đi tắm suối bất ngờ bị lũ cuốn trôi tại Quảng Ninh

Trong quá trình tắm suối, nhóm học sinh gồm 7 người bất ngờ bị nước lũ từ đầu nguồn đổ về cuốn trôi khiến 2 cháu đã tử vong, 2 cháu mất tích.
Luật sư Hà Trọng Đại: Bảo vệ lẽ phải bằng trái tim và bản lĩnh

Luật sư Hà Trọng Đại: Bảo vệ lẽ phải bằng trái tim và bản lĩnh

Trong lĩnh vực pháp luật đầy thử thách, Luật sư Hà Trọng Đại đã khẳng định vị thế của mình bằng sự tận tâm, bản lĩnh và trái tim nhiệt huyết với nghề.
Mới nhất
Đọc nhiều
Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội

Sau khi Chính phủ ban hành 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền ngày 12/6/2025, hệ thống AI pháp luật trên Cổng Pháp luật quốc gia đã được cập nhật khẩn trương để kịp thời đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của người dân và cơ quan quản lý. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Trí, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông LuatVietnam - Đơn vị vận hành và phát triển AI pháp luật.
Bộ Chính trị có quy định mới về thẩm quyền của Tỉnh ủy, Thành ủy

Bộ Chính trị có quy định mới về thẩm quyền của Tỉnh ủy, Thành ủy

Bộ Chính trị vừa ban hành quy định mới nêu cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương.
Từ 1/7, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ"

Từ 1/7, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ"

Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Tin bài khác
Phạt 12 năm tù gã đàn ông dùng thủ đoạn mê tín để lừa đảo, chiếm đoạt của bạn học cũ hơn 2,8 tỷ đồng

Phạt 12 năm tù gã đàn ông dùng thủ đoạn mê tín để lừa đảo, chiếm đoạt của bạn học cũ hơn 2,8 tỷ đồng

Sau khi tạo được lòng tin, Tâm đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của gia đình chị Phố. Tâm đã đưa ra thông tin rằng chiếc xe tải của chị Phố bị người khác yểm bùa ngải, muốn làm ăn được thuận lợi thì phải cúng, giải bùa. Tin tưởng, từ tháng 2/2019 đến tháng 2/2020, chị Phố đã đưa tiền cho Tâm tổng cộng 37 lần (ít nhất là 05 triệu đồng, nhiều nhất là 200 triệu đồng). Qua đó, Tâm đã chiếm đoạt của chị Phố với số tiền trên 2,8 tỷ đồng để tiêu xài cá nhân.
Vụ “Hủy hoại tài sản” ở TP Sầm Sơn: Vì sao liên tiếp phải tạm ngừng phiên toà?

Vụ “Hủy hoại tài sản” ở TP Sầm Sơn: Vì sao liên tiếp phải tạm ngừng phiên toà?

Phiên toà sơ thẩm ngày 20/5 và ngày 6/6 của TAND TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá) xét xử bị cáo Lê Cao Đồng về tội “Hủy hoại tài sản” đều bị tạm ngừng theo đề nghị của Luật sư bào chữa cho bị cáo, nhằm làm sáng tỏ căn cứ buộc tội bị cáo.
Tranh cãi pháp lý về vụ án làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Hà Nam

Tranh cãi pháp lý về vụ án làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Hà Nam

Vụ án xảy ra từ năm 2019- 2021, nhưng khi trình truy tố, xét xử cơ quan tố tụng áp dụng quy định năm 2022 cho rằng, đó là hành vi làm lộ bí mật Nhà nước độ “Tối mật”, từ đó nảy sinh những tranh cãi pháp lý. Theo nhận định của Tòa Cấp cao tại Hà Nội trong bản án phúc thẩm tuyên huỷ án sơ thẩm, trong vụ việc này cơ quan tố tụng đã có sai lầm nghiêm trọng trong điều tra, xét xử!
Nhận hối lộ hàng tỷ đồng, Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Huế bị phạt hơn 15 năm tù

Nhận hối lộ hàng tỷ đồng, Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Huế bị phạt hơn 15 năm tù

Ngày 5/6, TAND TP Huế đã tuyên án đối với Đào Hữu Long và 5 đồng phạm trong vụ án "Nhận hối lộ" xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới TP Huế).
Người vợ dùng xyanua hại chết chồng vì mâu thuẫn tranh chấp tài sản lĩnh án 20 năm tù

Người vợ dùng xyanua hại chết chồng vì mâu thuẫn tranh chấp tài sản lĩnh án 20 năm tù

Do không đồng ý bán nhà để góp tiền mua căn nhà khác, Thảo nhiều lần mâu thuẫn gay gắt với chồng. Trong lúc bức xúc, Thảo đã lên mạng đặt mua chất độc xyanua. Ban đầu, Thảo định tự tử nhưng sau đó đổi ý và âm mưu đầu độc ông Đoan.
Gã đàn ông lĩnh án 8 năm tù vì dùng dao xử người tình cũ sau khi đòi tiền không trả

Gã đàn ông lĩnh án 8 năm tù vì dùng dao xử người tình cũ sau khi đòi tiền không trả

Sau chia tay, Dần nhiều lần hẹn gặp bà Oanh để đòi tiền, nhưng bà Oanh cố tình lẩn tránh, không gặp mặt. Cảm thấy bị lừa dối tình cảm và trốn tránh trả nợ, bực tức nên Dần lấy 1 cây dao đi tìm bà Oanh. Gặp được bà Oanh, hai bên lời qua tiếng lại và phát sinh mâu thuẫn. Dần cầm dao xông đến đâm liên tiếp nhiều nhát trúng mặt, cổ, ngực và vai của bà Oanh, khiến bà bị thương tật 19%.
Nhóm giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo bán thuốc hầu tòa

Nhóm giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo bán thuốc hầu tòa

Nhóm lừa đảo giả nhân viên y tế, hồ sơ Bệnh viện Mắt Trung ương gọi điện mời bệnh nhân tham gia chương trình “Hồ sơ vàng” để bán thuốc.
Gia Lai: Chiếm đoạt 97 triệu đồng của doanh nghiệp, cán bộ thuế bị phạt 12 tháng tù

Gia Lai: Chiếm đoạt 97 triệu đồng của doanh nghiệp, cán bộ thuế bị phạt 12 tháng tù

Ngày 27/5, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Ngô Thanh Thí (SN 1965, cán bộ Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 3, Cục Thuế tỉnh Gia Lai) về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Án chung thân cho kẻ lừa đảo bán đất chiếm đoạt hơn 34 tỷ đồng

Án chung thân cho kẻ lừa đảo bán đất chiếm đoạt hơn 34 tỷ đồng

Theo cáo trạng, tổng số tiền bị cáo Lợi đã lừa đảo chiếm đoạt của bà H. là hơn 34,2 tỷ đồng. Số tiền này, bị cáo dùng tiêu xài cá nhân. HĐXX tuyên phạt bị cáo Lợi tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 3 năm tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và 1 năm tù tội sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
02 thuyền trưởng lãnh hơn 14 năm tù vì tắt thiết bị giám sát để vi phạm khai thácIUU

02 thuyền trưởng lãnh hơn 14 năm tù vì tắt thiết bị giám sát để vi phạm khai thácIUU

Trong khi đang hoạt động trên vùng biển Việt Nam, Duy và Vũ đã tắt thiết bị giám sát hành trình của 02 tàu nhằm che giấu vị trí, sau đó điều khiển tàu sang vùng biển Malaysia để tìm mua dầu. Trên đường quay về, cả 02 đã thực hiện hành vi đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển Malaysia, thu được khoảng 02 tấn cá các loại. Khi phát hiện tàu Cảnh sát biển Malaysia tuần tra, 02 tàu đã kéo lưới lên và quay trở về vùng biển Việt Nam.
tong bi thu to lam lam viec voi 2 tinh an giang kien giang

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang

Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
tien giang dieu tra vu chu doanh nghiep gao nghi bi lua hon 420 ty dong

Tiền Giang: Điều tra vụ chủ doanh nghiệp gạo nghi bị lừa hơn 420 tỷ đồng

Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.