Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm tiếp cận bình đẳng của mọi công dân với dịch vụ tài chính

Pháp luật về kinh tế
13/03/2025 06:35
N. Minh
aa
Ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo. Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Phiên họp đánh giá tình hình triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ); kết quả triển khai kết luận tại phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo; bàn các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện thời gian tới.

Theo các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, sau 5 năm, các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được các bộ, ngành tích cực triển khai.

Trong đó, khuôn khổ pháp lý không ngừng được hoàn thiện, với 8 luật, 11 nghị định, 10 quyết định được ban hành. Các tổ chức cung ứng, kênh phân phối tài chính tiếp tục phát triển hợp lý, với tỷ lệ hơn 15 chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng/100.000 dân, hơn 32% xã, thị trấn có điểm cung ứng dịch vụ tài chính.

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện được cải thiện tích cực; giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng hơn 34%, trong đó nhiều khu vực công thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt đạt 100%. Cơ sở hạ tầng tài chính tiếp tục được hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu khách hàng…

Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đề ra 9 mục tiêu cụ thể, đến nay có 5/9 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành gồm: Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng; tốc độ tăng số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt; số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tỷ lệ người trưởng thành có thông tin về lịch sử tín dụng trong hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Các chỉ tiêu về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, tỷ lệ điểm cung ứng dịch vụ tài chính, tỷ lệ người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng… đang được đánh giá.

Các thành viên Ban Chỉ đạo phân tích tình hình thế giới, khu vực, đề xuất các nhiệm vụ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Trong đó, các đại biểu cho rằng, tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, khó lường, xu hướng phát triển dựa vào khoa học, công nghệ ngày càng rõ; mô hình quản lý, phương thức cung cấp tài chính cũng chuyển đổi; kèm theo đó, tội phạm trên không gian mạng khiến rủi ro gia tăng…

Các đại biểu đề xuất tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, thích ứng với xu thế, tình hình thế giới và phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay; hướng tài chính vào các lĩnh vực, khu vực ưu tiên; ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, nhất là trí tuệ nhân tạo, phát triển cơ sở dữ liệu trong thực hiện tài chính toàn diện; thúc đẩy thanh toán, giao dịch không dùng tiền mặt; phát triển mạng lưới cung cấp tài chính rộng rãi hơn, tăng tiếp cận tín dụng cho các đối tượng; cùng với đó, có giải pháp phòng, chống hiệu quả tội phạm mạng…

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm tiếp cận bình đẳng của mọi công dân với dịch vụ tài chính
Thủ tướng phát biểu chỉ đạo phiên họp.

*Theo Quyết định 149, tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ta.

Tài chính toàn diện giúp cho mọi người dân và doanh nghiệp tiếp cận được những nguồn lực và các dịch vụ tài chính cần thiết cho phát triển, góp phần nâng cao mức sống của người dân, thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư, từ đó mang lại những lợi ích to lớn, tích cực cho xã hội và nền kinh tế, như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng, ổn định tài chính, thúc đẩy phát triển bền vững, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, phát triển nhanh nhưng phải bền vững là quan điểm xuyên suốt, tư tưởng cốt lõi của chúng ta, trong đó có bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và các ý kiến tại phiên họp cho thấy trong hơn 4 năm, nhất là từ sau cuộc họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo vào năm 2022, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan đã tích cực triển khai đồng bộ 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược nhằm cải thiện, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Theo Thủ tướng, chúng ta đã triển khai Chiến lược trong bối cảnh nền kinh tế có những yếu tố thuận lợi, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như đại dịch COVIVD-19 với hậu quả kéo dài, những biến động kinh tế và tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng... tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của nhân dân, doanh nghiệp, chúng ta đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trong thực hiện Chiến lược, nhất là bảo đảm tiếp cận bình đẳng về tài chính với mọi đối tượng, đặc biệt là những người yếu thế, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…

Khuôn khổ pháp lý không ngừng được các bộ, ngành rà soát sửa đổi, bổ sung, đề xuất ban hành mới, như Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Căn cước, Luật Giao dịch điện tử... tạo môi trường ngày càng thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của tài chính toàn diện.

Mạng lưới các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính tiếp tục được phát triển đa dạng, bao phủ rộng khắp các địa bàn trên cả nước, hướng tới những địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.

Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại, an toàn, tiện lợi, chi phí thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Hạ tầng tài chính được chú trọng đầu tư, nâng cấp, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số để tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, kết nối liên thông với các ngành, lĩnh vực khác phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh và xác thực điện tử trong cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai công tác truyền thông về vai trò, ý nghĩa của tài chính toàn diện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả để tiếp cận các đối tượng khác nhau; triển khai nhiều chương trình giáo dục tài chính cho các đối tượng khác nhau trong xã hội như người nghèo, người thu nhập thấp, người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, học sinh, sinh viên; lồng ghép kiến thức tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông, qua đó góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cho người dân.

Các chính sách và biện pháp tăng cường bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính tiếp tục được rà soát bổ sung, hoàn thiện.

Trên cơ sở thực tiễn triển khai Chiến lược và kết quả trao đổi, thảo luận tại cuộc họp, Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan, đặc biệt là vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong triển khai thực hiện Chiến lược, với tinh thần "mọi người dân đều được thụ hưởng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội", "không ai bị bỏ lại phía sau".

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chiến lược còn một số tồn tại, hạn chế cần phải tập trung xử lý, giải quyết, một số việc cần làm tốt hơn.

Theo đó, cần tiếp tục phát triển hợp lý và tăng độ bao phủ dịch vụ tài chính cung ứng cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn, các đối tượng yếu thế.

Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là quá trình chuyển đổi số, đòi hỏi khuôn khổ pháp lý phải được nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện để vừa quản lý được, vừa thúc đẩy phát triển, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất.

Hạ tầng tài chính cần tiếp tục được hoàn thiện, kết nối liên thông giữa các cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra hệ sinh thái đồng bộ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại có nhiều ưu điểm nhưng cần tiếp tục được đa dạng hóa và thiết kế phù hợp hơn với các đối tượng người dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh đặc biệt; tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin để khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ.

Công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính cho người dân, thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân cần tiếp tục được chú trọng, đẩy mạnh hơn nhằm giúp cho người dân thấy được sự tiện ích, an toàn và tự tin khi tham gia sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức.

Thủ tướng nêu rõ trong thời gian tới, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm các cân đối lớn, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong đó một trong những giải pháp quan trọng, then chốt là đẩy mạnh triển khai thực hiện tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm tiếp cận bình đẳng của mọi công dân với dịch vụ tài chính
Toàn cảnh phiên họp.

Về mục tiêu, Thủ tướng nhấn mạnh 3 khía cạnh sau:

Thứ nhất, phải bảo đảm tiếp cận bình đẳng của mọi công dân với dịch vụ tài chính, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, học sinh, sinh viên.

Thứ hai, người dân phải được thụ hưởng thành quả từ Chiến lược tài chính toàn diện một cách thực sự, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Thứ ba, người dân phải được bảo vệ an toàn, an ninh khi tiếp cận các dịch vụ tài chính, nhất là khi các dịch vụ này được số hóa, không để các đối tượng xấu trục lợi, gây ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng chỉ rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, tổ chức thực hiện thật tốt để vừa quản lý chặt chẽ, vừa thúc đẩy phát triển, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả và công bằng.

Thứ hai, phát triển hạ tầng thông suốt, đồng bộ, đều khắp trên phạm vi cả nước, bao trùm các khu vực, đối tượng, nhất là hạ tầng cho khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, hạ tầng phù hợp cho những người yếu thế, đặc biệt là hạ tầng số thông qua phủ sóng 5G, 6G, internet vệ tinh…

Thứ ba, đào tạo, phổ biến kiến thức, phát triển công dân số trên phạm vi cả nước, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ tư, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng lộ trình, bước đi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Thứ năm, trong tổ chức, các cấp, các ngành, các chủ thể liên quan phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, phân công 5 rõ "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm".

Thứ sáu, đa dạng hóa cách thức, phương pháp truyền thông phù hợp với các đối tượng, địa bàn khác nhau, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội, trong nhân dân về thực hiện Chiến lược.

Thứ bảy, bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện.

Thứ tám, các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy tính bổ trợ giữa các chương trình, giữa các địa phương, các lĩnh vực.

Để chuẩn bị sơ kết sau 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược đến năm 2025 và xây dựng, triển khai Chiến lược trong giai đoạn mới, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành, cơ quan, địa phương.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan cần ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tài chính toàn diện cần được thực hiện thông qua nền tảng kỹ thuật số và công nghệ tài chính, trong đó, các công nghệ như blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới, tiện ích, tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí, mang lại cơ hội tiếp cận rộng rãi, bình đẳng, nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính.

Bên cạnh các nguồn lực trong nước, cần tiếp tục huy động các nguồn lực và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, học hỏi kinh nghiệm ở các quốc gia đi trước, tích cực hội nhập, tham gia sâu rộng các khuôn khổ hợp tác về tài chính toàn diện nhằm nâng cao năng lực triển khai các sáng kiến, áp dụng các thực tiễn tốt, hỗ trợ cho thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Đồng thời, chủ động rà soát việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tại Kế hoạch hành động của bộ, ngành, cơ quan, địa phương mình; nhận diện những tồn tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục. Tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược; nghiên cứu, đề xuất xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2026-2030 của Chiến lược cho phù hợp với các xu thế và bối cảnh mới.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan tiến hành sơ kết tình hình triển khai Chiến lược; tổng hợp báo cáo chuẩn bị sơ kết Chiến lược; xây dựng Chiến lược trong giai đoạn mới, lồng ghép với việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Bộ Tài chính tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, bổ sung các sản phẩm bảo hiểm mới; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín dụng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách có tính chất cho vay và bảo lãnh tín dụng.

Đẩy mạnh thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước và có nguồn gốc ngân sách Nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân và doanh nghiệp đối với thu, nộp thuế, phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính.

Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ kết nối, làm sạch dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ các hoạt động nghiệp vụ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai các chương trình, diễn đàn tài chính góp phần hình thành tư duy kinh doanh, quản lý tài chính cho học sinh, sinh viên.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức triển khai nâng cao năng lực kế toán và quản lý tài chính của các hợp tác xã.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đẩy mạnh mở rộng chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng.

Bộ Ngoại giao chủ động tăng cường hợp tác tài chính trong khuôn khổ các chương trình, diễn đàn quốc tế có nội dung về tài chính toàn diện, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tích cực triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục về tài chính toàn diện. Các cơ quan báo chí, đài phát thanh-truyền hình đẩy mạnh các hình thức truyền thông nhằm tuyên truyền, phổ biến về chiến lược, chú trọng vào hình thành tư duy, kỹ năng tài chính, kinh doanh cho người dân; phổ biến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, rủi ro cùng cách thức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách an toàn, hiệu quả.

UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục lồng ghép các tiêu về tài chính toàn diện vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của Chiến lược, phổ biến kiến thức, giáo dục tài chính cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn./.

bài liên quan
Lan toả sâu rộng phong trào "Bình dân học vụ số"

Lan toả sâu rộng phong trào "Bình dân học vụ số"

Đó là chia sẻ của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”, được tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội vào chiều 26/3.
Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở; ngành giáo dục và đào tạo cũng phải nghiên cứu tăng cường giáo viên về cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng: Ai có thế mạnh, sở trường nào cũng đều có "đất dụng võ"

Thủ tướng: Ai có thế mạnh, sở trường nào cũng đều có "đất dụng võ"

Chiều 24/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".
Thủ tướng đề nghị Bình Định triển khai các công việc với tinh thần

Thủ tướng đề nghị Bình Định triển khai các công việc với tinh thần '3 có và 2 không'

Chiều 22/3, tại thành phố Quy Nhơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội thời gian qua và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải sáng tạo, thay đổi tư duy, cách làm

Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải sáng tạo, thay đổi tư duy, cách làm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đề xuất thống nhất cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến cơ sở

Đề xuất thống nhất cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến cơ sở

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) nhằm thực hiện thống nhất cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến cơ sở là yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay.
Giả mạo Giám đốc TTYT TP Thủ Đức xin cấp kinh phí hơn 600 triệu đồng

Giả mạo Giám đốc TTYT TP Thủ Đức xin cấp kinh phí hơn 600 triệu đồng

Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (TP HCM) cho biết, văn bản xin phê duyệt cấp kinh phí của Trung tâm Y tế TP Thủ Đức là giả mạo.
Quảng Ninh: Bắt giữ đối tượng đột nhập nhà dân, trộm cắp một lượng lớn vàng và tiền mặt

Quảng Ninh: Bắt giữ đối tượng đột nhập nhà dân, trộm cắp một lượng lớn vàng và tiền mặt

Cơ quan Công an tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ đối tượng H.T.V (SN 1997) về hành vi đột nhập nhà dân phá cửa tủ, lục lọi và trộm cắp một lượng lớn vàng và tiền mặt.
Tin bài khác
Chỉ số MXV-Index giảm nhẹ, đồng COMEX rơi khỏi mốc kỷ lục

Chỉ số MXV-Index giảm nhẹ, đồng COMEX rơi khỏi mốc kỷ lục

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động trong phiên giao dịch ngày 27/3. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,03% về mức 2.300 điểm.
Hà Nội giao đất để triển khai dự án hạ tầng, giáo dục, công viên

Hà Nội giao đất để triển khai dự án hạ tầng, giáo dục, công viên

Ngày 27/3, UBND TP Hà Nội đã ban hành hàng loạt quyết định giao đất tại các quận, huyện Đông Anh, Thanh Trì và Long Biên để thực hiện các dự án quan trọng về hạ tầng, giáo dục và công viên trên địa bàn.
Giá dầu hạ nhiệt sau 6 phiên tăng liên tiếp

Giá dầu hạ nhiệt sau 6 phiên tăng liên tiếp

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động trong phiên giao dịch hôm qua (27/3). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,03% về mức 2.300 điểm.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,2%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,2%

Theo báo cáo Tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của Bộ Công thương, trong 2 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,2% so với cùng kỳ.
Bộ Tài chính đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Bộ Tài chính đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch các-bon trong nước, hướng dẫn việc giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon trong nước.
Hà Nội giao hàng nghìn mét vuông đất cho 3 quận thực hiện 5 dự án

Hà Nội giao hàng nghìn mét vuông đất cho 3 quận thực hiện 5 dự án

UBND TP Hà Nội vừa ban hành 5 quyết định giao hàng nghìn mét vuông đất tại các quận, huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Long Biên để thực hiện các dự án.
Xử phạt Công ty 389 khi đưa chung cư 26 tầng chưa nghiệm thu đã cho hộ dân vào ở

Xử phạt Công ty 389 khi đưa chung cư 26 tầng chưa nghiệm thu đã cho hộ dân vào ở

Cụ thể, số tiền mà Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xây dựng 389 bị xử phạt hành chính là 90 triệu đồng.
Đồng Nai phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị tỷ lệ 1/500 khu đô thị Hiệp Hòa

Đồng Nai phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị tỷ lệ 1/500 khu đô thị Hiệp Hòa

UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị tỷ lệ 1/500 khu đô thị Hiệp Hòa tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa.
Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho dự án nhà ở xã hội

Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho dự án nhà ở xã hội

Nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành loạt chính sách hỗ trợ tài chính và miễn giảm phí, lệ phí cho các dự án trên địa bàn.
Kỳ điều chỉnh giá ngày 27/3, giá xăng tăng

Kỳ điều chỉnh giá ngày 27/3, giá xăng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.