“Việc không ghi nhận đầy đủ, chính xác ý kiến của Luật sư trong các Bản án không phải là hiện tượng hy hữu mà khá phổ biến” - Luật sư Trương Anh Tú nhận định.
Hiện tượng không ghi nhận đúng, đầy đủ ý kiến của Luật sư vào trong Bản án, đã được nêu ra tại “Hội thảo sơ kết 5 năm thi hành BLTTHS 2015, thực tiễn thi hành và giải pháp, kiến nghị”, do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức.
Phát biểu tại Hội nghị, Luật sư Trương Xuân Tám (Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát, hỗ trợ luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đã nêu quan điểm: ý kiến của Luật sư tại phiên tòa cũng là cơ sở để tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm xem xét. Đồng thời dẫn chứng "Có Luật sư phản ánh rằng Luật sư tham gia bào chữa một vụ án cả năm trời, phiên tòa diễn ra cả tháng, bài bào chữa của LS phân tích rất sâu sắc và tâm huyết, dài 50-100 trang nhưng trong bản án chỉ ghi được một đến hai dòng, thậm chí không được ghi nhận” .
Với bề dày kinh nghiệm hành nghề luật sư, đặc biệt là trong các vụ “đại án”, “án điểm”, “án thuộc diện trung ương chỉ đạo” trên phạm vi cả nước. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch TAT Law Firm) cho biết, việc không ghi nhận đầy đủ, chính xác ý kiến của Luật sư trong các Bản án không phải là hiện tượng hy hữu mà khá phổ biến.
Hiện tượng này, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hành nghề Luật sư nói riêng và việc tuân thủ quy định pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung. Luật sư Tú viện dẫn, vừa qua, trong một vụ án Hình sự do TAND huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum xét xử sơ thẩm đối với bị cáo, nguyên là đội trưởng đội nghiệp vụ thuế về tội “Nhận hối lộ”quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
Trong vụ án này, các Luật sư bào chữa cho bị cáo đã đưa ra rất nhiều quan điểm pháp lý, cung cấp các tài liệu chứng cứ để chứng minh việc truy tố bị cáo về tội danh “Nhận hối lộ” là chưa có đủ cơ sở để kết luận, nhiều tài liệu mới bổ sung cần được xem xét, đánh giá.
Ngoài ra, Luật sư cũng cho rằng, các Kết luận giám định (KLGĐ) dùng làm căn cứ buộc tội cần phải được giám định lại, vì có cơ sở xác định nội dung KLGĐ là không khách quan, tài liệu là các đoạn băng ghi âm dùng để giám định có dấu hiệu cắt ghép, chỉnh sửa… Đồng thời còn có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt người phạm tội, trên cơ sở đó, đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tại phiên toà, phần trình bày luận cứ bào chữa và tranh luận đối đáp giữa Luật sư và đại diện VKS diễn ra với rất nhiều quan điểm, ý kiến pháp lý. Phần trình bày luận cứ bào chữa của các luật sư kéo dài khoảng hơn 2 giờ, nhưng trong Bản án hoàn toàn không ghi nhận ý kiến của Luật sư, mà chỉ “diễn giải lại” một số ý kiến, quan điểm của Luật sư theo suy nghĩ chủ quan của HĐXX.
Từ đó, đưa đến kết luận không chấp nhận quan điểm bào chữa của Luật sư. Cho rằng, Bản án được tuyên không phù hợp với quy định tại Điều 260 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, ngày 07/11/2023, một trong các Luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo là Luật sư Hứa Thị Trung Nghĩa, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Gia Lai, đã làm Đơn khiếu nại Bản án sơ thẩm gửi đến TAND huyện Đắk Tô và TAND tỉnh Kon Tum. Đồng thời, do bị cáo có kháng cáo, vụ án này sẽ tiếp tục được TAND tỉnh Kon Tum xét xử theo thủ tục phúc thẩm trong thời gian tới.
Cũng trong một vụ đại án mà Luật sư Tú tham gia được xét xử tại Hà Nội, vụ án này có 105 Luật sư tham gia bào chữa, với các Luận cứ bào chữa rất sâu sắc, tâm huyết, với mỗi Bản luận cứ bào chữa lên đến vài chục trang A4.
Tuy nhiên, trong nội dung Bản án được tuyên, toàn bộ quan điểm của 105 Luật sư chỉ được “tóm tắt”, “diễn giải lại” bằng 24 dòng, chưa đầy 01 trang A4. Mọi người hay nói vui “đây là đỉnh cao của kỹ năng tóm tắt nội dung”. Thậm chí, có vụ án chính Luật sư Tú tham gia bào chữa nêu quan điểm không cấu thành tội phạm, nhưng Bản án lại ghi Luật sư bào chữa xin chuyển tội danh.
Về khung pháp lý điều chỉnh vấn đề này, Luật sư Tú cho biết, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết 49) về các nhiệm vụ cải cách tư pháp. Bộ Chính trị đã nêu rõ, phải bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.
Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa. Cụ thể hoá định hướng tại Nghị quyết 49, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015) đã có những quy định về mặt nguyên tắc như: Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự (Điều 7); Xác định sự thật của vụ án (Điều 15). Theo đó, trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình (Điều 17).
Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.
Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa (Điều 26). Tại Điều 322 BLTTHS 2015 về tranh luận tại phiên tòa cũng quy định: “... Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án…”.
Tiếp đó, Điều 260 BLTTHS 2015 đã quy định: “Bản án sơ thẩm phải ghi rõ… c) Ý kiến của người bào chữa… đ) Phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;…”.
Như vậy, mặc dù khung pháp lý điều chỉnh vấn đề trên đã đầy đủ, từ cấp độ Nghị quyết của Bộ Chính trị đến BLTTHS 2015. Tuy nhiên, việc tuân thủ, chấp hành những quy định này từ phía Cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT), người tiến hành tố tụng hiện nay vẫn chưa được đảm bảo một cách nghiêm chỉnh.
Từ những vấn đề nêu trên, Luật sư Tú kiến nghị, đề xuất phía CQTHTT, người tiến hành tố tụng cần có những buổi Tổng kết kinh nghiệm xét xử để sớm khắc phục những hạn chế nêu trên. Nhằm tuân thủ tuyệt đối quy định tại BLTTHS 2015, cũng như quán triệt tinh thần, tư tưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ về công tác cải cách tư pháp đã được nêu tại Nghị quyết 49.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ, trong đó có 7 lĩnh vực được đề cập cụ thể.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp xem xét, góp ý phương án điều chỉnh, bổ sung Bảng giá các loại đất trên địa bàn giai đoạn 2020-2024.
Chính phủ đề xuất đưa nước giải khát có đường trên 5g/100ml vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đồng thời tăng thuế suất với rượu, bia để tăng giá bán.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Lực lượng chức năng Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây làm giả thẻ ngành Công an, Quân đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bắt giữ 6 đối tượng.
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.