Được ban hành "đón trước" thị trường chứng khoán phái sinh gần 2 năm, Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 (Nghị định 42) về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh vừa được thay thế bằng Nghị định 158/2020/NĐ-CP (Nghị định 158) ngày 31/12/2020 với nhiều quy định mới đã “gỡ khó” cho thị trường sau 3 năm vận hành...
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015, Nghị định 42 được đánh giá là đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng pháp lý đầu tiên để triển khai thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) tại Việt Nam, góp phần giúp TTCKPS đạt được kết quả thành công ban đầu.
Theo Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN), đến nay, sau hơn 3 năm đi vào vận hành kể từ ngày 10/8/2017, TTCKPS hoạt động thông suốt với 2 sản phẩm giao dịch là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30 và Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 5 năm.
Trong đó, hoạt động giao dịch Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 tăng trưởng mạnh ở tất cả các chỉ tiêu. Khối lượng giao dịch (khối lượng giao dịch bình quân/phiên năm 2020 đạt 158.390 hợp đồng/phiên, tăng 78,49% so với năm 2019, gấp 2 lần so với năm 2018 và gấp hơn 14 lần so với năm 2017. Khối lượng hợp đồng mở (OI) tính đến cuối năm 2020 đạt 40.339 hợp đồng, tăng 142,64% so thời điểm cuối năm 2019 và gấp 5 lần so với thời điểm cuối năm 2017. Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đạt 173.395 tài khoản, tăng 88% so với cuối năm 2019.
Tính đến cuối năm 2020, TTCKPS đã có 20 thành viên đều là công ty chứng khoán (CTCK) và đã có gần 80 triệu hợp đồng được giao dịch
Tuy nhiên, do Nghị định 42 được ban hành trước khi TTCKPS được vận hành chính thức nên quá trình thực thi Nghị định cũng đã bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Luật Chứng khoán 2019 đã được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 đòi hỏi sự cần thiết phải có những hướng dẫn mới về chứng khoán phái sinh (CKPS) và TTCKPS phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán. Đó là lý do Nghị định 158 ra đời thay thế Nghị định 42.
Những sửa đổi quan trọng...
Ngoài kế thừa những quy định còn phù hợp với thực tiễn, có tác động tích cực đối với sự phát triển của TTCKPS, Nghị định 158 có nhiều sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn vận hành thị trường, đảm bảo xử lý được những vướng mắc, hạn chế hiện nay và tạo khả năng tiếp tục phát triển và hoàn thiện các sản phẩm của thị trường trong giai đoạn tiếp theo.
Theo đó, đối tượng áp dụng của Nghị định bao gồm các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư CKPS và hoạt động trên TTCKPS tại Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Khắc phục những điểm chưa được đầy đủ và cụ thể so với thực tiễn yêu cầu, Nghị định 158/2020/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể về tổ chức kinh doanh CKPS và tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ CKPS: các điều kiện về vốn; yêu cầu lợi nhuận, báo cáo tài chính, an toàn tài chính, điều kiện về hạ tầng công nghệ…
Đặc biệt, quy định về các điều kiện để thực hiện các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán CKPS ở mức cao hơn so với các điều kiện trên thị trường cơ sở với những bổ sung mới như: Đưa các quy định về điều kiện và các yêu cầu trình tự, hồ sơ thủ tục để phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán 2019 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực thực thi của quy định; Tách biệt quy định về điều kiện kinh doanh CKPS đối với CTCK và công ty quản lý quỹ; Bổ sung quy định điều kiện về vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài muốn thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS cho chính mình.
Đáng chú ý, liên quan đến vấn đề tổ chức thị trường giao dịch CKPS, Nghị định mới quy định cho phép Sở Giao dịch chứng khoán được áp dụng một số biện pháp để ổn định thị trường và bảo vệ nhà đầu tư như: thay đổi thời gian giao dịch, áp dụng và điều chỉnh giới hạn lệnh, giới hạn vị thế, biên độ dao động giá, ngắt mạch thị trường và hạn chế mở vị thế mở mới... Trong đó, áp dụng và thay đổi biên độ dao động giá và ngắt mạch thị trường là biện pháp mới được bổ sung vào Nghị định để phù hợp và đồng bộ với biện pháp điều chỉnh biên độ giá cổ phiếu và ngắt mạch thị trường trên thị trường cơ sở khi thị trường cơ sở có biến động mạnh. Các quy định này phù hợp với các quy định mới của Luật Chứng khoán 2019.
Liên quan đến vấn đề bù trừ, thanh toán CKPS, Nghị định mới cho phép CTCK và ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể đăng ký làm thành viên bù trừ của Tổng công ty bù trừ và thanh toán chứng khoán Việt Nam (TCTBTVTTCKVN) khi đáp ứng được một số yêu cầu nhất định. Trong đó, CTCK có thể đăng ký làm thành viên bù trừ chung (thanh toán cho giao dịch CKPS của chính CTCK, khách hàng của CTCK và CTCK khác không phải là thành viên bù trừ) hoặc thành viên bù trừ trực tiếp (thanh toán cho giao dịch CKPS của chính CTCK và khách hàng của CTCK). NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ có thể đăng ký làm thành viên bù trừ thực hiện thanh toán cho giao dịch của chính mình.
Như vậy, so với Nghị định 42, quy định đối với NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Nghị định mới bị thu hẹp hơn (trước đây NHTM có thể đăng ký làm thành viên bù trừ chung, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán cho thành viên không bù trừ và khách hàng) để phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán 2019.
Nghị định mới cũng bổ sung các quy trình, thủ tục và hồ sơ trở thành thành viên bù trừ (trước đây được quy định tại Quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam).
Theo lãnh đạo UBCKNN, TTCKPS là một thị trường có nhiều yếu tố rủi ro nên thành viên bù trừ phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định về ký quỹ thành viên, đóng góp vào quỹ bù trừ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho giao dịch CKPS cho TCTBTVTTCKVN. Bên cạnh đó, TCTBTCTTCKVN cũng có quyền xử lý, thanh lý tài sản ký quỹ của thành viên trong trường hợp cần thiết khi thành viên bị mất khả năng thanh toán; Nghị định mới cũng cho phép TCTBTVTTCKVN sử dụng các cơ chế phòng ngừa rủi ro trong thanh toán...
Nghị định quy định trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải lập hóa đơn điện tử gửi cho hành khách khi kết thúc hành trình.
Các tỉnh Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Tây Ninh vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc thông báo tạm ngưng tuyển dụng, giới thiệu, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn, tạm dừng tiếp nhận tiếp nhận vào công chức và thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý.
Do đã có những hành vi phạm hành chính như không công bố thông tin, công bố thông tin không đầy đủ và vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông theo quy định, Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy bị xử phạt.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Bộ Công an ban hành Thông tư số 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Trong đó có quy định về tạm giữ, xử lý phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.