Mới đây, hàng loạt các doanh nghiệp địa ốc công bố báo cáo tài chính quý I/2019. Theo đó, nhiều doanh nghiệp địa ốc có lợi nhuận sụt giảm, thậm chí lỗ... Công ty CP Đầu tư Hải Phát (mã chứng khoán: HPX) hết quý I, HPX ghi nhận doanh thu đạt 334,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 18 tỷ đồng, giảm tới 125% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân mức sụt sốc này được công ty này lý giải là đang hoàn thành căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Phú Lãm (Hà Đông, Hà Nội), số căn hộ thương mại đem lại lợi nhuận cao thực hiện bàn giao quý I chiếm tỷ trọng thấp. Điểm đáng lưu ý là hàng tồn kho của HPX đang tăng rất mạnh, tính đến hết quý I con số này là 2.897 tỷ đồng, tăng gần 1.740 tỷ đồng. Năm 2019, HPX đặt kế hoạch doanh thu thuần 4.294,2 tỷ đồng, lợi nhuận ròng công ty mẹ là 720 tỷ đồng, tăng trưởng 59,3% so với năm 2018.
Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings (mã chứng khoán: PHC) mới đây phải có văn bản giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi lợi nhuận sau thuế giảm so với quý trước. Cụ thể, doanh thu ghi nhận trong quý I của doanh nghiệp này đạt 566 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 11,5 tỷ đồng, giảm 25%. Còn Công ty CP Tasco (HUT), quý 4/2018, doanh thu của Tasco đạt 382 tỷ đồng, còn lợi nhuận sau thuế lỗ gần 15 tỷ đồng. “Vận đen” vẫn tiếp tục đeo bám, sang tới quý I/2019, Tasco lại báo lỗ gần 14 tỷ đồng mặc dù doanh thu thuần tăng. Trong cơ cấu doanh thu của Tasco năm 2018 cũng như quý đầu tiên năm 2019 thì giảm mạnh nhất là lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản. Tasco chỉ thu về được 33,7 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản, trong khi con số này cùng kỳ năm ngoái là 107 tỷ đồng. Lĩnh vực bất động sản từng được Tasco đặt nhiều tham vọng đang có chiều hướng đi xuống. Nhận định mảng bất động sản sẽ tiếp tục có những khó khăn, Tasco đã hạ kỳ vọng doanh thu mảng này xuống chỉ còn 140 tỷ đồng trong năm 2019, trong khi năm ngoái con số kỳ vọng này ở mức 750 tỷ đồng.
Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG), báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này vẫn tiếp tục “bết bát” với lợi nhuận sau thuế đạt 5,5 tỷ đồng, giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm trước. Tổng trị giá hàng tồn kho tính đến cuối quý I là hơn 7.382 tỷ đồng. Gặp khó khăn với kinh doanh địa ốc, QCG liên tục đưa ra các quyết định nhằm thu hẹp lĩnh vực này như giảm vốn góp ở Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng; giải thể Công ty CP bất động sản Hiệp Phát tại TP HCM do hoạt động không hiệu quả, chuyển nhượng vốn tại một số công ty bất động sản khác…
Lạm dụng đòn bẩy tài chính
Dù liên tục có những cảnh báo về việc phát triển nóng nhưng vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục “ nở phình” chưa từng có. Tỉnh thành nào cũng phát triển dự án rầm rộ, chạy đua mở các dự án dọc theo ven biển, hải đảo; thậm chí cả dự án “ mọc” trên núi cao!
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, nhận định rằng cơ bản xuất phát từ việc các doanh nghiệp dùng “đòn bẩy tài chính” quá lớn, tức là vay nhiều để đầu tư. Vay để kinh doanh là bình thường, quan trọng nhất là hiệu quả kinh doanh và tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn nhanh nhưng kỹ năng quản trị doanh nghiệp chưa phát triển tương xứng với bộ máy. Hiệp hội Bất động sản TPHCM đã có cảnh báo, doanh nghiệp nào sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn thì rủi ro càng cao.
Ngoài ra, theo ông Châu, hiện có khoảng 10.000 doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động nhưng phần lớn là doanh nghiệp có quy mô trung bình và nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực môi giới, dịch vụ và chỉ có khoảng 65 doanh nghiệp phát triển bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán. Ông Châu cho rằng, chính sách đối với các doanh nghiệp ngành này còn thiếu ổn định nên doanh nghiệp bất động sản luôn đối diện với nhiều rủi ro, thách thức, nguy cơ phá sản cao, đặc biệt là các đơn vị mới thành lập.
Giám đốc một doanh nghiệp địa ốc (giấu tên) chia sẻ, một dự án ra đời, nếu bắt đầu từ đền bù giải phóng mặt bằng phải mất 5-7 năm; đối với dự án đã xong thủ tục pháp lý, bắt tay triển khai xây dựng phải mất 3 năm mới có sổ đỏ giao cho khách hàng. Với lãi suất bình thường trên dưới 10%, nếu dự án gặp sự cố kéo dài thì coi như doanh nghiệp gồng lưng nuôi lãi. Rủi ro lớn nhất lâu nay của thị trường bất động sản là sự thay đổi về chính sách, điều này dẫn đến doanh nghiệp không trở tay kịp thời, hoặc thị trường bị khựng lại, coi như DN đối mặt lỗ lã, từ đó nợ cứ “tích” dần lên, ngày càng lớn. “Không phải DN bất động sản nào cũng lời to, dự án nào cũng bán hết hàng, do vậy mới có chuyện dự án bị ngân hàng xiết nợ, doanh nghiệp phải bán dự án…
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường phân tích, bên cạnh các doanh nghiệp có thâm niên phát triển dự án bất động sản, một lực lượng không nhỏ doanh nghiệp các ngành nghề khác cũng nhảy vào thị trường này, bởi lợi tức mà ngành này mang lại.
Chính vì thế, thị trường rơi vào thế hỗn độn, dự án xin phép nhiều nhưng tỷ lệ xây dựng được không lớn, bởi vấp phải vấn đề về năng lực tài chính yếu kém, khả năng quản trị yếu. Thực trạng này dẫn tới nhiều hệ lụy cho thị trường và đến thời điểm này vẫn chưa giải quyết hết. Thậm chí, có những đối tượng lợi dụng độ nóng của thị trường và nhu cầu kiếm lợi nhuận của người dân, sẵn sàng thực hiện các chiêu trò lừa đảo, bán khống.
“Nguy hiểm hơn là giá đất cũng tăng vọt và gây ra sốt. Thực tế, phần lớn người đầu tư trên thị trường bất động sản chủ yếu theo kiểu lướt sóng, đang gây ra nhiều hệ lụy. Tại vùng ven các đô thị, nhiều khu đất bỏ hoang, không ít căn nhà trơ trọi mặc cho rêu bám cỏ lấp. Trong khi đó, người sản xuất lại thiếu đất canh tác. Trong khu vực trung tâm trung tâm nhiều đô thị, hàng loạt căn hộ để trống trong khi người dân vẫn không thể mua được nhà để an cư, lạc nghiệp”, ông Võ nói.
Khi thị trường phát triển thì lực lượng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản cũng tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trên cả nước, ở lĩnh vực bất động sản có số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm 2019 là 840 doanh nghiệp, chiếm 5,3% trong tổng số doanh nghiệp được thành lập mới.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Trên cơ sở những kết quả ghi nhận được từ quý 3, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo, nếu các yếu tố như chính sách pháp lý, tài chính và đầu tư công tiếp tục được cải thiện.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (14/10). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 1,39% xuống mức 2.205 điểm.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa (MXV), lực bán chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần qua (từ 7 đến 13/10). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,72% về mức 2.236 điểm.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.