Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Nhập than phát điện: Phải hài hoà lợi ích 2 “ông lớn” Điện - Than!

Thương trường
17/12/2018 07:24
Nhật Thu - Minh Hữu
aa
Nguy cơ thiếu điện đã được cảnh báo. Nhưng, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) tuyên bố, sẽ không thể bán than cho các nhà máy điện với giá thấp vì giá nhập về đã cao. Phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì khẳng định, than tăng giá thì giá thành điện cũng sẽ tăng tương ứng.


Hiện than cung cấp cho sản xuất điện chiếm khoảng 80% sản lượng than tiêu thụ hàng năm của TKV.
Hiện than cung cấp cho sản xuất điện chiếm khoảng 80% sản lượng than tiêu thụ hàng năm của TKV.

Lượng than nhập khẩu sẽ tăng cao

Theo thông tin từ EVN, sơ bộ dự kiến năm 2019 sẽ thiếu nước nghiêm trọng, do miền Trung khô hạn, mức nước gần như kiệt so với các năm. Do đó, thủy điện sẽ hụt khoảng 3,8 tỷ kWh và phải tăng công suất sử dụng điện than.

Hiện nay, EVN cũng đang cần 22 triệu m3 khí, nhưng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ cung cấp được khoảng 16,5 triệu m3, do đó nhà máy nhiệt điện khí cũng không huy động được hết công suất. “Phương án cuối cùng là đổ dầu vào chạy điện. Nhưng với phương án này thì giá thành sản xuất điện rất cao, lên tới 5.000 đồng/kWh”, ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết.

Thách thức tăng trưởng điện hàng năm đều trên 10%. Đặc biệt, đầu tư nước ngoài vào nhanh và nhiều, tập trung ở miền Bắc, nên nhu cầu điện tăng vọt, gây ra nhiều khó khăn trong điều tiết và sử dụng điện đối với EVN. Trước tình thế này, nhiệt điện than đang là sự lựa chọn tối ưu.

Tuy nhiên, hiện EVN đang mua than theo đúng chỉ đạo Chính phủ là chỉ từ TKV và Tổng công ty Đông Bắc, không mua than ngoài do lo ngại chuyện khai thác than lậu. Việc cung cấp than này đã được thực hiện nhiều năm nhưng gần đây, EVN đã bắt đầu lên tiếng về việc TKV không cung cấp đủ than để chạy các nhà máy nhiệt điện.

Ông Tri cho biết thêm, theo kế hoạch sản xuất, năm 2019, EVN sẽ sử dụng 54 triệu tấn than để sản xuất điện nhưng TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp không đủ - dự kiến thiếu khoảng 8 triệu tấn. Nhu cầu than tăng vọt được giải thích là do nhiều nhà máy nhiệt điện than đi vào sử dụng như Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, một số nhà máy BOT có công suất 1.200 MW, Nhiệt điện Thái Bình 1 (600MW), Nhiệt điện Thăng Long hơn 600MW… do đó nhu cầu than năm 2018 tăng 33% so với năm ngoái.

EVN đã báo cáo xin nhập khẩu và Chính phủ đã đồng ý với phương án EVN giao các tổng công ty thành viên nhập khẩu 4 triệu tấn. Bốn triệu tấn còn lại sẽ do TKV và Đông Bắc nhập rồi bán lại cho EVN theo cơ chế đăng ký giá với Bộ Tài chính. Được biết, hiện EVN đã triển khai, lập hồ sơ mời thầu để nhập khẩu 4 triệu tấn than.

Ngoài ra, ông Đinh Quang Tri còn cho biết thêm, ngoài 8 triệu tấn phải nhập khẩu nói trên thì Chính phủ cũng đã duyệt 2 Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Nhiệt điện Duyên Hải 3 cũng sẽ dùng than nhập khẩu, mỗi năm nhập trên 7 triệu tấn. Dự kiến, năm 2019 sẽ nhập khoảng 10 triệu tấn than cho 2 nhà máy đó.

Cần hài hoà lợi ích

Theo ông Nguyễn Hoàng Trung - Phó Tổng Giám đốc TKV, các nhà máy nhiệt điện tăng tiêu thụ than là do tăng trưởng điện 2018 đạt mức cao, trong khi thủy điện và nhiệt điện khí giảm huy động. “Năm 2018, các nhà máy nhiệt điện mua thêm 5,4 triệu tấn than từ TKV so với hợp đồng đã ký năm 2017”, lời ông Trung.

Do nhu cầu tiêu thụ than của các đơn vị điện tăng cao nên gây khó khăn cho TKV, trong khi các đơn vị không ký hợp đồng dài hạn với TKV. Để cung cấp tối đa nguồn than cho các đơn vị, TKV cho biết sẽ huy động cả nguồn than dự trữ để cung cấp phục vụ sản xuất điện.

Được biết, TKV và Đông Bắc đã gửi chào giá bán than trong năm 2019. Theo đó, giá dự kiến tăng 5%. “Than tăng giá như thế nào thì đương nhiên giá thành điện sẽ tăng theo tương ứng”, Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri nói. Vì thế, dự báo giá điện năm 2019 sẽ có nhiều biến động. Trong khi đó, trong một cuộc họp báo mới đây, đại diện TKV cho biết, than sản xuất trong nước bán cho điện đã thấp hơn giá thị trường rồi. Vậy chuyện nhập khẩu than rồi bán lại cho EVN sẽ được thực hiện như thế nào?

Trả lời PLVN về việc TKV nhập khẩu than trong năm 2019, Phó Tổng Giám đốc TKV Nguyễn Hoàng Trung cho biết, việc nhập khẩu than của TKV đã có trong kế hoạch 5 năm của Tập đoàn này. Riêng việc nhập than năm 2019, đơn vị này đang xây dựng kế hoạch. “Dự kiến chúng tôi sẽ nhập trên 4 triệu tấn than trong năm 2019. Giá nhập khẩu than được thực hiện theo giá thị trường”, ông Trung cho biết.

Theo lãnh đạo TKV, giá than nhập khẩu cao hơn giá than sản xuất trong nước. Nhập về và pha trộn thì giá sẽ cao hơn giá than bán cho ngành Điện hiện hành. Nếu các nhà máy điện không chấp nhận mua với giá cao hơn thì TKV cũng như các nhà cung cấp khác cũng không thể nhập được. Do đó, theo vị lãnh đạo này, cần phải có được chính sách giá để TKV nhập về đảm bảo không bị lỗ thì mới có thể cung cấp được.

Hiện than cung cấp cho sản xuất điện chiếm khoảng 80% sản lượng than tiêu thụ hàng năm của TKV. Do đó, theo ông Trung, trong kế hoạch sản xuất cũng như nhập khẩu của TKV, than cho các nhà máy sản xuất điện được ưu tiên hàng đầu. Năm 2017, TKV xây dựng kế hoạch năm 2018 sẽ tiêu thụ khoảng 36 triệu tấn than, trong đó than cung cấp cho sản xuất điện là 26,5 triệu tấn. Nhưng thực tế cho thấy, 11 tháng năm 2018, tổng số than tiêu thụ của TKV là 37,39 triệu tấn, trong đó, than cho các nhà máy sản xuất điện là 26,9 triệu tấn.

Rõ ràng, sản lượng than dùng cho các nhà máy nhiệt điện đang tăng cao, dự kiến tăng khá cao trong năm 2019 vì những khó khăn do công suất thủy điện và nhiệt điện khí. Nhưng nếu giá than cung cấp cho điện không giải quyết được ngay thì việc thiếu than cho sản xuất điện vào năm 2019 đang khá hiện hữu.

Thiếu 8 triệu tấn than để phát điện

“Ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng Giám đốc EVN (ảnh) cho biết, theo kế hoạch sản xuất, năm 2019 EVN sẽ sử dụng 54 triệu tấn than để sản xuất điện nhưng TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp không đủ - dự kiến thiếu khoảng 8 triệu tấn. Nhu cầu than tăng vọt được giải thích là do nhiều nhà máy nhiệt điện than đi vào sử dụng như Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, một số nhà máy BOT có công suất 1.200 MW…”.

bài liên quan
3 cặp đôi

3 cặp đôi 'máy bay – phi công' rủ nhau bán hàng cấm rồi cùng vào tù

Ngày 15/3, TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử và tuyên phạt 7 bị cáo trong vụ mua bán trái phép chất ma túy xảy ra trên địa bàn TP Cần Thơ.
Chủ nhà máy nhiệt điện Thăng Long huy động 1.125 tỉ đồng từ trái phiếu

Chủ nhà máy nhiệt điện Thăng Long huy động 1.125 tỉ đồng từ trái phiếu

Dự án Nhà máy nhiệt điện Thăng Long do CTCP Nhiệt điện Thăng Long – thành viên của Tập đoàn Geleximco - làm chủ đầu tư với công suất thiết kế 2x300MW
Ai sẽ là chủ

Ai sẽ là chủ 'ghế nóng' Transerco?

Chiếc “ghế nóng” tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đang thiếu người khi ông Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch HĐTV Transerco được điều động sang làm Bí thư huyện ủy Ứng Hòa (Hà Nội) từ ngày 19/9. Vậy ai sẽ ngồi chiếc “ghế nóng” tại Tổng Công có doanh thu mỗi năm khoảng 3.000 tỷ đồng này?.
Kêu giá than của TKV đắt, chuyên gia kinh tế lo EVN vin cớ tăng giá điện

Kêu giá than của TKV đắt, chuyên gia kinh tế lo EVN vin cớ tăng giá điện

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, phải tính đến cơ cấu chi than trong giá điện là bao nhiêu, nếu không rất có thể EVN vin vào cớ này để tăng giá điện.
Việt Nam bán than 50 USD, nhập 63 USD/tấn

Việt Nam bán than 50 USD, nhập 63 USD/tấn

Giá than xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức 50 USD/tấn, trong khi đó giá than nhập khẩu lên tới 63 - 71 USD/tấn
Công tác bảo vệ môi trường ở dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1

Công tác bảo vệ môi trường ở dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1

Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 là nhà máy nhiệt điện đốt than đầu tiên tại Việt nam áp dụng công nghệ lò hơi siêu tới hạn, sử dụng than Antraxit Việt Nam.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.