Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Ngân hàng khó hạ lãi suất vì đang vướng nợ xấu?

Thương trường
01/11/2016 14:59
Phi Hùng
aa
Trong quý III, nguồn huy động dồi dào trong khi tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức vừa phải đang tạo điều kiện thuận lợi cho mặt bằng lãi suất hạ nhiệt. Nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc hạ lãi suất cho vay khó xảy ra vì các ngân hàng đang vướng vào nợ xấu mà chưa có cách gì dứt ra được.


Nhiều chuyên gia nhận định dù hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nhưng các ngân hàng vẫn khó hạ lãi suất cho vay do vướng nợ xấu. (Ảnh minh họa)
Nhiều chuyên gia nhận định dù hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nhưng các ngân hàng vẫn khó hạ lãi suất cho vay do vướng nợ xấu. (Ảnh minh họa)

Không thành “cú huých” cho doanh nghiệp

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, huy động vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) tại thời điểm 20/9/2016 đã tăng 12,02% so với cuối năm 2015. Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức 8,9% cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế ước tính đạt 10,5%, giảm nhẹ so với năm 2015.

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng đây là thời điểm thích hợp để các ngân hàng thương mại có thể cắt giảm từng bước lãi suất cho vay, khi mà áp lực chạy đua lãi suất không còn diễn ra như những quý trước. Nếu xảy ra, điều này góp phần tạo ra một “cú huých” cho doanh nghiệp trong những quý tiếp theo, bên cạnh các nỗ lực hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh hiện nay.

Tuy nhiên, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, nhu cầu hạ lãi suất cho vay của nền kinh tế là có bởi doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó khăn khi phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao.

Nhưng khả năng thực tế để các ngân hàng thực hiện hạ lãi suất là rất khó. Bởi theo ông Tuyển, nợ xấu trong xây dựng cơ bản, trong BOT vẫn là những ẩn số rất lớn đang cản trở đến vốn hữu dụng cho nền kinh tế.

“Nợ xấu chúng ta đã giải quyết bao nhiêu năm vẫn không được, thậm chí vẫn tăng lên nên tôi cho rằng rất khó để giảm lãi suất trong thời điểm này. Nhưng nếu có giảm lãi suất thì cũng sẽ có nguy cơ đẩy lạm phát lên, khi mà áp lực lạm phát trong giai đoạn cuối năm là rất lớn. Tôi cho rằng khả năng giảm lãi suất là rất thấp, giữ được mức như hiện này đã là quá tốt rồi”, chuyên gia Tuyển nhận định.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng chỉ ra, nợ xấu duy trì trong các ngân hàng mà không giải quyết được nó sẽ làm cho lãi suất cho vay ra tăng hoặc không giảm được. Bởi các ngân hàng phải duy trì một thu nhập từ lãi suất cao để bù lại phần đã mất về nợ xấu.

“Tức là họ có bao nhiêu lợi nhuận phải ném vào quỹ dự phòng rủi ro để bù lại nợ xấu đang mắc phải. Các ngân hàng tăng thu nhập của mình bằng cách huy động vào thấp nhưng tăng lãi suất cho vay ra đối với doanh nghiệp để họ thu được chênh lệch lãi suất bù vào nợ xấu của mình. Đó là nguyên nhân của nợ xấu, tác động xấu của nợ xấu”, TS. Nguyên Đức Thành, Viện trưởng VEPR nhấn mạnh.

Được biết, đến thời điểm cuối tháng 8/2016, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu là do các TCTD tự xử lý là 57,2%, còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho Cty Quản lý tài sản- VAMC và tổ chức cá nhân khác) chiếm 42,8%.

Phải có “tiền tươi thóc thật”

Để giải quyết nợ xấu, theo ông Tuyển, vấn đề là phải có “tiền tươi, thóc thật”. Còn tiền lấy từ đâu là một chuyện khác. Theo chuyên gia này, Việt Nam có thể học hỏi giải pháp xử lý nợ xấu của một số nước ở châu Á.

Ông Tuyển dẫn chứng, ở Nhật Bản, ban đầu nước này cũng cương quyết không sử dụng ngân sách để giải quyết nợ xấu, nhưng kết quả sau 2 năm nền kinh tế vẫn hết sức trì trệ và Nhật Bản quyết định sử dụng ngân sách để xử lý. Sau 10 năm, nước này đã hoàn thu lại, thậm chí dư ra số tiền đã bỏ ra để giải quyết nợ xấu.

Chuyên gia Tuyển dẫn chứng tiếp, Indonesia cũng phải vay 40 tỷ USD để giải quyết nợ xấu. Vì nước này xác định nếu không vay tiền thì không thể nào giải quyết được nợ xấu.

“Chỉ có điều thế này, dùng cái tiền nào đấy, nhất là ngân sách không có nghĩa là anh gây ra cái nợ xấu không bị xử lý. Ở nước bạn họ xử lý cực kì nghiêm khắc, bắt bỏ tù hàng loạt anh gây ra cái khoản nợ xấu này. Cần phải khẳng định ở đây không phải là xí xóa cho các anh tạo ra nợ xấu mà đây chẳng qua là giải quyết đòn bẩy cho nền kinh tế tăng trưởng”, ông Tuyển nêu quan điểm.

Cùng quan điểm, TS. Thành cho biết VEPR cũng hiến một giải pháp để giải quyết nợ xấu, rằng Nhà nước tìm nguồn lực ở đâu thì tìm nhưng điều cần phải làm được là có tiền “ném” vào hệ thống ngân hàng để mua đứt, rút khoản nợ xấu đó ra khỏi hệ thống.

Chuyên gia Thành nói rằng, khi lãi suất cho vay hạ được xuống sẽ làm cho doanh nghiệp có được đòn bẩy về tài chính tốt hơn. Nhờ đó các doanh nghiệp sẽ sống tốt hơn và nền kinh sẽ từ từ khởi sắc. Lúc đó, Nhà nước mới có nguồn thu để trả lại khoản tiền đã sử dụng để xử nợ xấu. Theo VERP tính toán hạ 1% lãi suất cho vay ra nhờ việc xử lý nợ được khoản nợ xấu trong ngân hàng nó sẽ mang lại 2% GDP nhờ tăng trưởng.

“Vì vậy sau 5 năm chúng ta sẽ được 10% GDP từ điểm đó. Và như vậy nếu có một khoản tiền bằng 10% GDP để xử lý nợ xấu trong các ngân hàng như tính toán này thì chúng tôi nghĩ là nên làm. Và đây không phải lấy tiền của công để xử lý vấn đề của tư nhân mà đây là của chung hết và cách chúng tôi lập luận là như vậy”, TS. Thành nói.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, nếu Nhà nước không sớm có giải pháp rõ ràng trong vấn để giải quyết nợ xấu thì các ngân hàng chỉ còn cách là tự sống sót, tự “chích máu” ra để tồn tại. Kết quả là tăng trưởng kinh tế sẽ chậm và nguy hại hơn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ suy yếu vì không có khả năng tăng vốn. Và điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hội nhập của cả nền kinh tế về mặt tài chính trong tương lai.

bài liên quan
Startup Việt trong Kỷ nguyên mới (Bài 4): Đồng hành cùng hệ sinh thái khởi nghiệp

Startup Việt trong Kỷ nguyên mới (Bài 4): Đồng hành cùng hệ sinh thái khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp chỉ có thể cất cánh khi ba trụ cột chính cùng chuyển động: chính sách quản lý nhà nước, tiếng nói doanh nghiệp và phản biện chuyên gia.
Startup Việt trong kỷ nguyên mới (Bài 3): Pháp luật & hội nhập: Hai cánh cửa mở lối cho startup Việt

Startup Việt trong kỷ nguyên mới (Bài 3): Pháp luật & hội nhập: Hai cánh cửa mở lối cho startup Việt

Muốn khởi nghiệp vươn tầm quốc tế, doanh nghiệp không chỉ cần sản phẩm tốt mà phải có hành lang pháp lý vững chắc và chiến lược hội nhập chủ động. Đó là thông điệp cốt lõi từ hai Nghị quyết 59 và 66.
Startup Việt trong kỷ nguyên mới (Bài 2): Trụ cột đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Startup Việt trong kỷ nguyên mới (Bài 2): Trụ cột đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Nghị quyết 57-NQ/TW xác lập trụ cột đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là động lực then chốt thúc đẩy phát triển quốc gia đã đặt nền móng cho khát vọng quốc gia khởi nghiệp bền vững.
Startup Việt trong kỷ nguyên chuyển đổi mới- Bài 1: Những nghị quyết là động lực kinh tế tư nhân

Startup Việt trong kỷ nguyên chuyển đổi mới- Bài 1: Những nghị quyết là động lực kinh tế tư nhân

Với kỳ vọng “cởi trói” cho khu vực kinh tế tư nhân, Nghị quyết 68 - NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 139 NQ-CP của Chính phủ được đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy cải cách mạnh mẽ thị trường vốn, mở ra hướng đi mới nhằm tháo gỡ nút thắt tài chính cho doanh nghiệp.
Những điểm sáng, nổi bật của kinh tế xã hội năm tháng đầu năm 2025

Những điểm sáng, nổi bật của kinh tế xã hội năm tháng đầu năm 2025

Chiều 4/6 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2025 để thông tin về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm.
Tình hình kinh tế, xã hội 5 tháng đầu năm có những chuyển biến tích cực

Tình hình kinh tế, xã hội 5 tháng đầu năm có những chuyển biến tích cực

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm có những chuyển biến tích cực.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tôn vinh các nhà báo tiêu biểu, xuất sắc trong Công an nhân dân

Tôn vinh các nhà báo tiêu biểu, xuất sắc trong Công an nhân dân

Tối ngày 20/6, Bộ Công an đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, gặp mặt tôn vinh các nhà báo tiêu biểu, xuất sắc trong Công an nhân dân.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tối 20/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp quán triệt, triển khai các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tập trung các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
Thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu to lam lam viec voi 2 tinh an giang kien giang

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang

Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
tien giang dieu tra vu chu doanh nghiep gao nghi bi lua hon 420 ty dong

Tiền Giang: Điều tra vụ chủ doanh nghiệp gạo nghi bị lừa hơn 420 tỷ đồng

Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.