Hà Nội 21 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 16 °C
  • Hà Nội Hà Nội 21°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 16°C

Năm 2024, thi hành gần 622 ngàn việc, thu trên 117 nghìn tỷ đồng

Tư vấn pháp luật
26/11/2024 11:01
T. Uyên
aa
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đã thi hành xong 83,86% về việc và 51,46% về tiền.

Sáng 26/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2024.

Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày, đối với công tác thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thường xuyên thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật về THADS. Trên cơ sở kết quả rà soát, Chính phủ đã trình Quốc hội đưa dự án Luật THADS (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, đồng thời xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2015/NĐ-CP để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn thi hành; phối hợp xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Quy định số 183-QĐ/TW ngày 18/9/2024 về cơ chế bảo vệ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; chỉ đạo việc xây dựng, trình Bộ Chính trị về Đề án “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố” để giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện một số bản án. Trong kỳ, Bộ Tư pháp đã xây dựng và ban hành 6 văn bản, đề án thuộc thẩm quyền và một số quy trình, quy chế nội bộ theo Kế hoạch công tác.

Năm 2024, thi hành gần 622 ngàn việc, thu trên 117 nghìn tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2024. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính phủ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, thi hành án hành chính (THAHC) được Quốc hội giao; triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, quản triệt và tổ chức thực hiện các quy định của Đảng đối với công tác kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, công tác kiểm tra trong hoạt động THADS.

Chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành các vụ án lớn, phức tạp.

Về kết quả THADS, tổng số việc phải thi hành là 1.023.131 việc, có điều kiện thi hành là 741.240 việc. Đã thi hành xong 621.568 việc (tăng 45.901 việc so với năm 2023), đạt tỷ lệ 83,86%.

Tổng số tiền phải thi hành là trên 500 nghìn tỷ đồng, có điều kiện thi hành trên 228 nghìn tỷ đồng. Đã thi hành xong trên 117 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 27 nghìn tỷ đồng so với năm 2023), đạt tỷ lệ 51,46%.

Đáng chú ý, đã thi hành xong 6.252 việc, thu được hơn 30 nghìn tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng; đã thi hành xong 9.211 việc, thu được trên 22 nghìn tỷ đồng đối với các khoản bị chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng…

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh, việc xử lý vật chứng, tài sản để thi hành án trong một số vụ việc còn chậm; một số vụ việc thi hành án tham nhũng, kinh tế có số lượng đương sự lớn, tài sản phải xử lý nhiều, ở nhiều địa phương khác nhau, tính chất pháp lý phức tạp làm phát sinh khối lượng công việc rất lớn, trong khi đó nguồn nhân lực để thực hiện không đủ, dẫn đến quá tải; số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về THADS vẫn còn nhiều.

Năm 2024, thi hành gần 622 ngàn việc, thu trên 117 nghìn tỷ đồng
Quang cảnh phiên làm việc sáng 26/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Đối với công tác thi hành án hành chính, Chính phủ đã chỉ đạo tổng kết thực tiễn thi hành Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành pháp luật TTHC và THAHC. Trên cơ sở đó, đã phối hợp với TANDTC và các cơ quan có liên quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về TTHC và THAHC.

Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê THADS, theo dõi THAHC nhằm hoàn thiện biểu mẫu thống kê về theo dõi THAHC.

Đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp chấn chỉnh, xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả chấp hành pháp luật TTHC và THAHC; tập trung thi hành dứt điểm các bản án, quyết định về hành chính đã có hiệu lực pháp luật.

Về kết quả, các cơ hành chính nhà nước đã thi hành xong 896 bản án, quyết định (tăng 314 so với năm 2023). Các cơ quan THADS đã thực hiện theo dõi 1.978 bản án, quyết định, trong đó, ban hành 1.361 văn bản tự nguyện thi hành án; làm việc với người phải thi hành án trong 1.305 bản án; đăng tải công khai 657 quyết định buộc THAHC của Tòa án; ban hành 175 văn bản kiến nghị người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đói với người phải thi hành án.

Mặc dù kết quả đã tăng cao so với cùng kỳ năm 2023 nhưng việc THAHC trong một số trường hợp vẫn còn chậm; số bản án, quyết định hành chính chưa thi hành xong vẫn còn nhiều, hầu hết đều liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhiều vụ việc xảy ra đã lâu, quá trình tổ chức thi hành phải thực hiện lại trình tự, thủ tục liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư… trong khi nhiều quy định, chính sách pháp luật về lĩnh vực này đã thay đổi; một số người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chưa có sự quan tâm, sâu sát trong thực hiện các quy định của pháp luật về TTHC và THAHC…

Đối với công tác thi hành án hình sự (THAHS), Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng, ban hành Nghị định số 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật THAHS năm 2019; Bộ Công an đã xây dựng, ban hành 3 Thông tư, đồng thời, tham mưu Chính phủ lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THAHS năm 2019; triển khai Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2024 bảo đảm đúng quy định, tiến độ, an toàn.

Về công tác thi hành án phạt tù, tính đến ngày 30/9/2024, còn 206.090 người có án phạt tù. Các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ (TG, TTG, NTG) đã tiếp nhận, phân loại và quản lý đối với 88.680 phạm nhân (PN) đến chấp hành án; đã khám, cấp phát thuốc cho trên 5 triệu lượt PN; điều trị tại bệnh xá TG cho hơn 23 nghìn lượt PN; chuyển khám, điều trị tại các bệnh viện cho 3.613 lượt PN.

Đã lập hồ sơ đề nghị TAND cấp tỉnh ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho 116 PN; lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho 86.152 PN; lập hồ sơ, đề nghị và được TAND có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện cho 2.055 PN.

Tổng số người chấp hành án hình sự tại cộng đồng là: 72.964 người. Hiện còn 43 người đang chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.

Về công tác đặc xá, Chủ tịch nước đã ký Quyết định đặc xá cho 3.763 PN đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ.

Liên quan đến nhiệm vụ trọng tâm trong công tác THADS, THAHC, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, sẽ tiếp tục quán triệt, tham mưu cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước liên quan đến lĩnh vực THADS, THADS đặc biệt là Chỉ thị số 04-CT/TW; Kết luận số 05-KL/TW. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế về THADS, THAHC, trọng tâm là xây dựng Luật THADS (sửa đổi) để trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua;

Đồng thời, tiếp tục tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, THAHC theo Nghị quyết số 96/2019/QH14; tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật TTHC. Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan THADS. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra đối với công tác THADS, THAHC.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS, THAHC. Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra nội bộ, xác định trách nhiệm của người đứng đầu khi có vi phạm xảy ra. Thực hiện các biện pháp quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

Trong công tác THAHS, tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội, tổ chức thi hành nghiêm các bản án, quyết định của Tòa án và các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng, Nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan; xây dựng, trình Quốc hội thông qua Luật THAHS (sửa đổi). Giải quyết đúng quy định các trường hợp giam giữ trên 5 năm mà bản án đã có hiệu lực pháp luật, có đơn kêu oan hoặc không có đơn xin ân giảm.

Chỉ đạo Cơ quan THAHS Công an các cấp, các TG, TTG, NTG nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo PN, công tác THAHS, đặc xá và tạo điều kiện giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện... tích cực học tập, lao động, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Năm 2024, thi hành gần 622 ngàn việc, thu trên 117 nghìn tỷ đồng
Các đại biểu dự họp. (Ảnh: Cổng TTĐTQH).

Chính phủ đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục tăng cường giám sát theo thẩm quyền đối với công tác THADS, THAHC, THAHS, Thừa phát lại.

Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm chỉ đạo, thể chế hoá các quy định của Đảng vào hệ thống pháp luật, đặc biệt là các nội dung tại Quy định 183-QĐ/TW ngày 18/9/2024 của Bộ Chính trị, các định hướng về công tác thi hành án tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Chỉ đạo việc hoàn thiện thể chế, pháp luật về THADS, THAHC và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan THADS, nhất là việc xây dựng ban hành Luật THADS (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, tiến độ đã đề ra; Chỉ đạo rà soát, tổng kết để sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật TTHC năm 2015, theo hướng mở rộng đối tượng tham gia tố tụng; thời hạn cung cấp tài liệu, chứng cứ; thời hạn tự nguyện thi hành án... cho phù hợp với thực tiễn.

Chính phủ đề nghị TANDTC chỉ đạo TAND các cấp tiếp tục phối hợp có hiệu quả với cơ quan THADS; kịp thời giải quyết các yêu cầu đính chính, giải thích bản án và các kiến nghị của cơ quan THADS theo quy định, cung cấp hồ sơ tài liệu vụ việc; thụ lý yêu cầu phân chia tài sản chung của đương sự trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế...

Đề nghị VKSNDTC chỉ đạo VKSND các cấp tăng cường kiểm sát quá trình tổ chức thi hành án; tăng cường thực hiện, hướng dẫn thực hiện tương trợ tư pháp trong hình sự ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, bảo đảm kịp thời thu hồi tài sản phạm tội tẩu tán ở nước ngoài; kiểm sát hoạt động của thừa phát lại; phối hợp với cơ quan chức năng kiên quyết lập hồ sơ xử lý nghiêm các đối tượng trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án…

Về hoạt động thừa phát lại, toàn quốc hiện có 207 Văn phòng Thừa phát lại (tăng 13 Văn phòng so với năm 2023). Các Văn phòng Thừa phát lại đã tống đạt được 747.909 văn bản, lập 113.940 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 4 việc, thụ lý tổ chức thi hành án 1 vụ việc. Đạt doanh thu trên 203 tỷ đồng.
bài liên quan
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp...
Bổ sung quy định nhà giáo được nhà nước hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi công tác tại vùng có điều kiện khó khăn

Bổ sung quy định nhà giáo được nhà nước hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi công tác tại vùng có điều kiện khó khăn

Đây là nội dung được Đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nêu trong phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.
Hôm nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Hôm nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo đúng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Dự luật này kỳ vọng sẽ có các quy định tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô giáo trong việc dạy và học.
Chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Chiều 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Chất vấn Quốc hội: Ba Bộ trưởng trả lời đúng và trúng nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Chất vấn Quốc hội: Ba Bộ trưởng trả lời đúng và trúng nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sau 2 ngày làm việc, chiều 12/11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Mới nhất
Đọc nhiều
Kiến tạo một nền hành chính thông thoáng, phục vụ hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp

Kiến tạo một nền hành chính thông thoáng, phục vụ hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, địa phương phải bám sát hơn nữa chương trình, kế hoạch về cải cách TTHC ...
Hà Nội xử lý hơn 1.800 vụ buôn lậu, gian lận trong tháng 11

Hà Nội xử lý hơn 1.800 vụ buôn lậu, gian lận trong tháng 11

Trong tháng 11/2024, các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã kiểm tra 2.012 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, xử lý 1.801 vụ vi phạm.
Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% chiếu sáng đường phố sử dụng đèn LED

Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% chiếu sáng đường phố sử dụng đèn LED

Theo kế hoạch số 327/KH-UBND thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 1,6% - 1,8% so với mức dự báo nhu cầu.
Tin bài khác
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp

Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp

Đó là một trong những nội dung được Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin, trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024 trong phiên Họp sáng nay 26/11.
Chồng đột ngột qua đời, vợ có được toàn quyền bán nhà?

Chồng đột ngột qua đời, vợ có được toàn quyền bán nhà?

Nếu đột nhiên người chồng qua đời mà không để lại di chúc thì người vợ có được toàn quyền định đoạt đối với tài sản chung này không?
Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Diện tích đất thực tế nhỏ hơn trên sổ đỏ, phải làm sao?

Diện tích đất thực tế nhỏ hơn trên sổ đỏ, phải làm sao?

Khi đo đạc xác định lại diện tích thửa đất mà thấy diện tích thực tế nhỏ hơn so với diện tích trên sổ đỏ thì tùy theo nguyên nhân mà có cách xử lý khác nhau.
Quốc Oai: Cần xem xét tạm đình chỉ giải quyết vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Bình Minh

Quốc Oai: Cần xem xét tạm đình chỉ giải quyết vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Bình Minh

Sắp tới, TAND huyện Quốc Oai sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Bình Minh. Do có tình tiết mới và nhiều tình tiết chưa được làm rõ, luật sư tham gia vụ án đã có kiến nghị HĐXX tạm đình chỉ vụ án.
Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

Theo GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, nếu pháp luật không được thực thi một cách công bằng thì Nhà nước pháp quyền chưa phải là Nhà nước pháp quyền trên thực tế. Do đó, yêu cầu thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền.
Con cái bị bác bỏ quyền thừa kế tài sản của cha mẹ khi nào?

Con cái bị bác bỏ quyền thừa kế tài sản của cha mẹ khi nào?

Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người thừa kế bị bác bỏ phải trả lại di sản.
Theo quy định mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ?

Theo quy định mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ?

Theo Luật Đất đai mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ? Nếu trẻ em được tặng cho nhà đất thì khi làm thủ tục có cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật?
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 2 dự án luật

Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 2 dự án luật

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1372/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Tự ý cài định vị vào điện thoại người khác sẽ bị phạt như thế nào?

Tự ý cài định vị vào điện thoại người khác sẽ bị phạt như thế nào?

Việc thu thập, sử dụng, lưu giữ thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của cá nhân của người khác mà không được người đó đồng ý là hành vi vi phạm pháp luật.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.