Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông năm 2021 của Masan High-Tech Materials (Masan Núi Pháo) dự kiến sẽ nằm trong khoảng 200 tỷ đến 400 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo MHT trả lời các câu hỏi của cổ đông và nhà đầu tư
Sáng nay tại Hà Nội,Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (MHT), đơn vị của Tập đoàn Masan đã tổ chức Đại hội đồng Cổ đông Thường niên (ĐHĐCĐTN) năm 2021 với chủ đề “Go Global”.
Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Craig Richard Bradshaw - Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials - cho biết, năm 2020, Masan High-Tech Materials đã hoàn tất giao dịch mua lại Công ty H.C. Starck Tungsten Powders và thiết lập liên minh chiến lược Mitsubishi Materials Corporation thông qua khoản đầu tư 90 triệu USD từ Tập đoàn Nhật Bản, tương ứng 10% cổ phần của MHT.
Các giao dịch đã củng cố bước chuyển đổi của Masan High-Tech Materials trở thành nền tảng Vonfram công nghệ cao tích hợp theo chiều dọc, đồng thời khẳng định vị thế là nhà chế biến vật liệu công nghiệp công nghệ cao có quy mô toàn cầu của Công ty.
“Vượt qua các thách thức và biến động do tình hình Covid-19, Masan High-Tech Materials đã ứng phó nhạy bén, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm, linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đặc biệt đã quản trị dòng tiền hiệu quả”- Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials nói.
ĐHĐCĐ thường niên 2021 MHT.
Năm 2020, doanh thu thuần của MHT đạt 7.291 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu do hợp nhất mảng kinh doanh của H.C Starck Tungsten Powders. Nhờ được cấp phép xuất khẩu Tinh quặng Đồng, doanh thu sản phẩm Đồng năm 2020 tăng so với năm 2019: tổng cộng có 82.000 tấn tinh quặng Đồng đã được vận chuyển theo đúng hạn mức trong giấy phép xuất khẩu đã cấp cho Công ty.
Masan High-Tech Materials duy trì lượng cấp liệu đầu vào Nhà máy chế biến Núi Pháo ở mức 3,87 triệu tấn, tăng 2,3% so với năm 2019. Tổng thời gian hoạt động của Nhà máy đạt 95,4%, tăng 1,3% so với năm 2019. Về sản xuất, sản lượng Đồng đã tăng 13% so với những năm trước trong khi sản lượng theo hàm lượng Vonfram tương đương tăng 68% nhờ hợp nhất nền tảng kinh doanh H.C. Starck Tungsten Powders.
Về chi phí, việc tập trung và tối ưu hóa hoạt động sản xuất được tiếp tục thực hiện vào năm 2020 đã giúp Công ty cắt giảm 16,5 triệu USD chi phí vận hành so với năm 2019. Đáng chú ý là chi phí sản xuất mỗi tấn quặng tại Nhà máy Núi Pháo giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Danny Le phát biểu tại Đại hội.
Ông Danny Le – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan High-Tech Materials - chia sẻ về tầm nhìn chiến lược 2021 – 2025: “Năm 2021, chúng tôi tiếp tục làm việc với các khách hàng để không ngừng đẩy mạnh phát triển nền tảng vật liệu Vonfram công nghệ cao. Song song với việc tìm kiếm các cơ hội đẩy mạnh nền tảng tái chế Vonfram, Masan High-Tech Materials còn tập trung mở rộng nền tảng tái chế các vật liệu khác như Coban, Tantali và Molypden. Mới đây, Công ty H.C. Starck Tungsten Powders (Công ty thành viên của Masan High-Tech Materials) nhận được một khoản tài trợ của Chính phủ Đức trị giá 800.000 Euro để phát triển một quy trình công nghệ tái chế Coban mới”.
Masan High-Tech Materials mong muốn trở thành đối tác số 1 của các ngành công nghiệp công nghệ cao trên toàn cầu, sản phẩm của Công ty là thành phần then chốt trong việc định hình và phát triển tương lai của thế giới. Thông qua ứng dụng các sản phẩm, Masan High-Tech Materials kiến tạo những giải pháp tiên tiến, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng suất nhằm mang lại kết quả vượt trội cho khách hàng và đối tác.
Dây chuyền nhà máy chế biến hiện đại tại mỏ đa kim Núi Pháo - Thái Nguyên.
Năm 2021, Masan High-Tech Materials đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực từ nhu cầu và tâm lý thị trường đang khởi sắc trở lại, số lượng đơn hàng ngày càng tăng cùng với việc giá kim loại cũng tăng lên. Với sự đầu tư vào các dự án hạ tầng và đổi mới sáng tạo của các nước trên thế giới, tăng chi tiêu cho năng lượng tái tạo, xe điện, công nghệ pin nhiên liệu, cùng với sự trở lại của nhu cầu sản xuất ô tô và cơ khí, triển vọng thị trường đối với các sản phẩm của Công ty rất khả quan.
Masan High-Tech Materials đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu thuần trên 50% trong năm 2021, nhờ việc hợp nhất của HCS cho cả năm, doanh số bán hàng cao hơn và giá hàng hóa tăng trên thị trường. Giá cao hơn và doanh số lớn hơn sẽ giúp Masan High-Tech Materials đạt được mức tăng trưởng EBITDA trên 100% so với năm trước, đồng thời được hỗ trợ bởi các hoạt động cắt giảm chi phí thực hiện trong giai đoạn hoạt động tinh gọn hơn. Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông năm 2021 của Masan High-Tech Materials dự kiến sẽ nằm trong khoảng 200 tỷ đến 400 tỷ đồng.
Công ty có cơ sở ở Đức, Canada và Trung Quốc
Masan High-Tech Materials (trước đây là Masan Resources), là nhà cung cấp hàng đầu các khoáng sản quan trọng như Vonfram, Florit, Bismut và Đồng. Masan High-Tech Materials hiện đang quản lý và vận hành nhà máy sản xuất và chế biến quặng đa kim hàng đầu thế giới tại Việt Nam và có các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc. Tầm nhìn của Masan High-Tech Materials là trở thành nhà cung cấp tích hợp hàng đầu thế giới về vật liệu tiên tiến công nghệ cao, có tính quyết định đối với sự đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Văn phòng Chính phủ có văn bản 443/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về nội dung “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”.
Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024" (TOP 50) vào ngày 11/12/2024. Đây cũng là năm thứ 11, Masan có mặt trong danh sách TOP 50 uy tín này.
Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ đã bước đầu có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn đứng trước những thử thách buộc phải có nhiều chiến lược, sản phẩm để có thể giữ đà tăng trưởng, nâng cao chất lượng và thu hút người tiêu dùng. Trong đó, Tập đoàn Masan nổi bật với những chiến lược và mục tiêu kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Đón đầu xu hướng này, cam kết đổi mới sáng tạo và làm những điều khác biệt được thể hiện xuyên suốt trong từng sản phẩm, dịch vụ của Masan và các đơn vị thành viên trên hành trình phụng sự người tiêu dùng.
Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức gần 220.000 đồng/cổ phiếu (Giá đóng cửa ngày 22/11). Mức tăng giá này đã giúp MCH đạt vị trí dẫn đầu top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại Việt Nam. Doanh nghiệp đã chi trả cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 268% và dự kiến sẽ IPO trong năm 2025.
Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A giúp gia tăng nguồn lực tài chính, tăng tốc mô hình bán lẻ và IPO công ty Masan Consumer.
Sáng 5/4, tại Quảng Ninh, Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Pháp luật & Phát triển phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp”.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thị Huỳnh Tuyền (SN 1999, ngụ xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước) do liên quan đến vụ hành hạ trẻ em tại cơ sở giữ trẻ tự phát trên địa bàn xã Tân Lập 1.
Vừa qua, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Châu Thành đã bàn giao 12 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thị trấn Minh Lương. Mỗi căn nhà có diện tích 38m², được xây dựng với tổng kinh phí từ 60 đến 95 triệu đồng/
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.