Trong lịch sử ngành giao thông vận tải nước ta, chưa thời kỳ nào việc xây dựng cao tốc được thực hiện rầm rộ như hiện nay. Từ xây dựng cao tốc theo trục dọc Bắc - Nam, trục ngang Đông - Tây, đến việc xây dựng cao tốc xuyên khu vực đồng bằng và xuyên miền núi. Mạng lưới đường bộ cao tốc này đang và sẽ trở thành những “long mạch” cho đất nước phát triển.
Hơn 600 km cao tốc hoàn thành trong năm 2023
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng - trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược của Đảng và Nhà nước. Việc tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, kết cấu hạ tầng các đô thị lớn được quy hoạch căn bản, tạo ra bước thay đổi lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trên tinh thần đó, giai đoạn 2021-2030, nước ta đặt mục tiêu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000km cao tốc và đến năm 2030 hoàn thành 5.000km đường cao tốc. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ và ngành Giao thông vận tải (GTVT) đang dồn sức xây dựng hệ thống đường cao tốc trên mọi miền đất nước. Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ GTVT, nếu giai đoạn 2011 - 2020, cả nước chỉ có 1.259km đường cao tốc được đưa vào khai thác, thì đến 2030 sẽ tăng lên khoảng 5.000km, tức gấp gần 4 lần so với giai đoạn 10 năm trước đó.
Riêng năm 2023, có khoảng hơn 600km đường cao tốc được hoàn thành, đưa tổng số đường cao tốc tại Việt Nam lên hơn 1.800km. Đáng chú ý, nhiều tuyến cao tốc thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông đã hoàn thành trong năm 2023 như Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Mỹ Thuận – Cần Thơ... Ngoài ra, dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ cũng mới được đưa vào sử dụng trong tháng 12/2023.
Ông Uông Việt Dũng, Chánh văn phòng Bộ GTVT cho hay, Bộ này đang triển khai hàng loạt dự án cao tốc trên khắp cả nước. Cụ thể, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 có 11 dự án thành phần, tổng chiều dài hơn 650km. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 gồm 12 dự án thành phần, tổng chiều dài 729km. Theo trục Đông - Tây, Bộ GTVT đang nghiên cứu, triển khai các dự án như cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Tại khu vực phía Nam, đang triển khai cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng xuyên khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại khu vực ven biển phía Bắc, đang chuẩn bị đầu tư cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng. Còn khu vực miền núi phía Bắc, Tập đoàn Đèo Cả đang nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư hai tuyến cao tốc là Chi Lăng - Hữu Nghị và Đồng Đăng - Trà Lĩnh để nối hai tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn.
Ngoài ra, tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mỗi thành phố đang được xây dựng một dự án đường vành đai quy mô lớn. Đây là những đường vành đai cao tốc đô thị, kết nối các vùng lân cận với hai trung tâm Chính trị, kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước. “Mục tiêu đến năm 2030 nước ta có 5.000km đường cao tốc là khả thi và đang được ngành GTVT từng bước hiện thực hóa”, đại diện Bộ GTVT khẳng định.
Tạo không gian phát triển mới
Theo giới chuyên gia, quy hoạch xây dựng cao tốc ở nước ta là đồng bộ, khoa học và được phân bố đồng đều ở các địa phương, vùng miền. Với những dự án cao tốc trên, có thể nhận thấy, ngoài trục dọc theo hướng Bắc - Nam, hệ thống cao tốc được xây dựng ở cả khu vực miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả khu vực miền núi phía Bắc. Quy hoạch cao tốc như vậy không chỉ thuận lợi kết nối giao thông vận tải giữa các vùng miền mà còn là cơ sở để quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, tạo không gian phát triển mới cho các khu vực xung quanh đường cao tốc đi qua phát triển kinh tế - xã hội.
Theo PGS,TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, để đất nước phát triển, xây dựng đường bộ cao tốc là một xu hướng tất yếu. Giao thông, nhất là đường cao tốc, được ví như những mạch máu nuôi dưỡng và tạo động lực để nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 nước ta có 5.000km cao tốc thì ngoài sự nỗ lực của các cơ quan Nhà nước, rất cần sự đồng hành, đồng thuận từ doanh nghiệp, người dân.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia, để thu hút đầu tư vào các dự án cao tốc, cần có thêm những cơ chế mới, khuyến khích giới tư nhân cùng tham gia. Điều này vừa giúp giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước, vừa tạo điều kiện để giới tư nhân tham gia xây dựng cao tốc, góp phần cống hiến cho đất nước, giúp doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh.
Cần bao nhiêu tiền để có 5.000 km cao tốc?
Theo Bộ GTVT, để hiện thực hóa mục tiêu 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030, ước tính nhu cầu vốn đầu tư khoảng 813.000 tỷ đồng; trong đó,giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 393.000 tỷ đồng, giai đoạn 2025- 2030 khoảng 420.000 tỷ đồng.
Kết luận yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn thành quy trình, thủ tục và hồ sơ đường băng thứ hai theo quy định trong tháng 12/2024 để khởi công vào Tết dương lịch 2025.
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 536/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng.
Chiều tối ngày 6/12, tại Bảo tàng Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP. Hải Phòng tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội khóa XV, được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Để tạo lòng tin với các chủ cửa hàng, các đối tượng gửi báo cáo mua hàng kèm theo chữ ký và dấu giả mạo của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chiêm Hóa qua Facebook, Zalo để lừa đảo.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Thành phố Hà Nội tháng 11/2024 giảm 0,05% so với tháng trước. Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 4,37% so với bình quân cùng kỳ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới, đó là chuyển sang cho vay thông qua các phần mềm, ứng d
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.