Hà Nội 19 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 22 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 15 °C
  • Hà Nội Hà Nội 19°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 22°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 15°C

Lão nông níu giữ món ẩm thực hồn quê xứ Quảng

Hình sự & tố tụng hình sự
31/12/2018 10:05
Vũ Vân Anh
aa
Ở vùng đất xa xôi Quế Sơn, Quảng Nam, những lò đường cuối cùng ở thủ phủ mía đường một thời vẫn dậy mùi thơm nức để giữ chút ngọt ngào vị quê, có bát chè đường trên mâm thờ ngày Tết.


Đường đen, đường bát được nấu hoàn toàn bằng nước mía ép ra
Đường đen, đường bát được nấu hoàn toàn bằng nước mía ép ra

Mía ngọt, mía “đắng”

Khi tiết trời mang hơi ấm mùa xuân, bó bổi (cành lá vụn) khô rang trước sân nhà, là lúc khói nghi ngút bốc lên từ chảo nấu đường đang sôi sùng sục. Buổi sáng tinh mơ, trời hãy còn se lạnh, nhưng ông Trần Đình Hai (65 tuổi, ngụ thôn Tân Đông Tây, xã Phú Thọ) đã chọn mặc áo cộc. Cũng không kịp ngạc nhiên khi chỉ chốc lát thôi, mồ hôi ông đổ xuống ròng ròng, lúc ông múc từng gàu nước mía vừa ép ra, mang tới những chảo đầu lò, đảo đều tay. Lửa đỏ rực tự lúc nào.

Trong làn khói bốc lên, không gian dậy mùi thơm nức, ngọt ngào. Năm cái chảo nấu đường bằng gang nằm thẳng tắp trên bệ lò. Ít bữa trước đó, vài tháng tắt lửa chờ đến Xuân, thành chảo trở màu đen xỉn của nước mía, đường và bụi bám. Gần trăm chiếc tô (bát) nhôm dùng làm khuôn đổ đường chất trong giỏ sắt, hờ hững với thời gian… Thoạt nhìn, nhiều người nghĩ, chắc cái chòi hoang phế. Nhưng ít ai biết, đây là lò nấu mía đường “nổi tiếng” nhất huyện Quế Sơn. Nói nổi tiếng vì không những vang danh ở địa phương, mà người các huyện lân cận trong và ngoài tỉnh cũng rộn ràng tìm tới những ngày cuối năm khi lò sáng ánh lửa.

Ngày xưa, độ cuối năm Âm lịch, đặc biệt tháng Giêng, tháng Hai, Quảng Nam vào mùa thu hoạch mía, lò đường của ông Hai lại hoạt động thâu đêm suốt sáng nhiều tháng liền. Kẻ chở mía đến nấu; người buôn chờ mua sản phẩm để bán dịp Tết; trẻ em, người già ngóng trông mẻ đường non, xin nhúng vài cái bánh tráng. Tiếng cười nói í ới, tiếng va chạm của đường tán (đường bát) ra khuôn, xếp vào rọ lách cách, cả vùng xôn xao suốt mấy tháng trời…

Một trong những lò nấu mía đường nổi tiếng nhất huyện Quế Sơn
Một trong những lò nấu mía đường nổi tiếng nhất huyện Quế Sơn

Đó là câu chuyện của ông Hai khoảng 20 năm về trước, khi mà quê ông, nhà nào cũng trồng mía. Thời hoàng kim, trong thôn có 6-7 lò nấu đường. Có lò, mỗi ngày gần 30 mẻ. Chỉ riêng mía của nhà ông trồng cũng đã ép gần 200 lượt, làm không xuể. Nhưng rồi, giá đường trượt dài, người trồng mía lao đao khi đường từ nơi khác đổ về với giá bèo. Nhà máy mía đường lớn nhất tỉnh đóng cửa; bao nhiêu cánh đồng mía ở Quảng Nam bỏ hoang, hoặc chuyển sang trồng các loại cây khác. Chung số phận, những lò đường thủ công truyền thống một thời ở thôn Tân Đông Tây và nhiều vùng khác ở Quảng Nam, cùng lụi tàn.

Hiện tại, đang mùa thu hoạch mía, nhưng lò đường ông Hai cũng chỉ đủ mỗi tuần nấu được một, hai mẻ. Ông Hai nhận gia công cho người khác với giá khoảng 10 ngàn đồng cho một cặp đường thành phẩm. Đường bát ngọt dịu. Nhưng với người làm đường là vị đắng của chuỗi dài những ngày nghề đường trầm lắng. Thoi thóp theo nghề là bao phận người, không dễ giữ. Như bộ che (ép mía) ở lò đường ông Hai đã cũ lắm. Ông giờ cũng già, chẳng còn rắn rỏi như dạo trước. Ông chỉ vào những người làm công cho mình, rằng, có mỗi con rể ông, anh Cao Tấn Tại, 39 tuổi còn được xem là… tuổi trẻ ở lò đường. Hiện nghề nấu đường tồn tại được với thu nhập không còn quá rẻ mạt, nhưng lớp trẻ đã lẳng lặng bỏ quê, bỏ làng, bon chen với cuộc mưu sinh nơi khác.

Giữ chút hồn quê xứ Quảng

Đường đen, đường bát được nấu hoàn toàn bằng nước mía ép ra, cho vào chảo gang lớn. Khi “tới đường” (một công đoạn trong quá trình nấu), người thợ gọi là chè hai, chè ba. Lúc thành đường, chè đã chuyển từ màu trắng sang màu vàng.

Chảo cuối cùng ở lò đường của ông Hai chín tới, nhỏ từng giọt đặc quánh. Bên ngoài, có hơn chục người đứng sẵn, trên tay chồng bánh tráng, vài chiếc lon đựng đậu phộng rang sẵn. Có khi họ mang một bẹ chuối tươi bẻ lên ở hai đầu, cái cách đựng đường non từ xưa vẫn còn được dùng cho đến tận giờ của người Quảng. Họ đến nhúng bánh tráng đường, món đặc sản của vùng quê hay mua đường non về ăn, tranh thủ khi lò đỏ lửa. Ông Hai nhận chồng bánh tráng, nhúng vào chảo đường rồi đảo đều, vớt ra cho từng người. Vẫn còn số khác đang chờ, nhưng ông khoát tay: “Hết rồi, chờ mẻ nấu sau”. Số còn lại trong chảo, ông Hai múc đổ vào chiếc thùng gỗ “gia bảo” đã sờn mòn theo năm tháng.

Lão nông níu giữ món ẩm thực hồn quê xứ Quảng

Ông Hai, anh con rể và người làm công khác ngồi cầm đoạn gỗ được gọi “bạn đường” bắt đầu đều tay đánh đường non trong thùng. Đường quánh đặc như hồ. Phía bên dưới, một hàng dài những chiếc bát bằng nhôm đã quét dầu phụng (dầu lạc) xếp ngay ngắn. Ông Hai bưng nghiêng thùng, rót đường vào từng bát, đều, đầy tăm tắp... Đường rót đến đâu đặc lại đến đó. Một người khác cầm chiếc búa nhỏ bằng gỗ, gõ trên mặt bát đường, tạo thành một chỗ lõm. Hết một lượt rót, lại vòng lại, rót vào những lỗ búa đã gõ. Cứ thế, bát đường đầy lên, bung xòe như một đóa hoa kỳ lạ.

Ông Hai bẻ một mảnh đường nhỏ ở thành bát, nếm thử. Gắn bó nhiều với mía, với đường, ông chỉ cần nhìn chảo đường sôi, cũng biết được đường đã “tới”, nhìn màu đường biết độ đậm nhạt của giống mía nấu đường. Từ thuở còn dùng bộ che ép mía bằng gỗ, bắt bò kéo ép mía, đến hiện tại chạy bằng máy, lò đường của ông đã ngót nghét hơn 40 năm tuổi. Những thùng gỗ, chảo nấu, bạn đường, bát đúc… có từ ngày đó vẫn còn dùng tốt đến tận hôm nay.

Mười lăm phút, đường bát chín, còn ấm nóng trên tay. Ba thùng gỗ đầy nước đường, đổ được mười tám cặp đường. Số đường bát vừa gỡ, được mua sạch khi còn chưa kịp nguội. Người mua cũng chẳng xa lạ, là người dân trong vùng.

“Nhưng đường bát ở đây đắt hơn nhiều so với đường từ nơi khác bán. Vì dân biết đường bát ở lò ngon, không phụ gia mà nấu hoàn toàn từ đường mía, nên tìm tới mua. Mà không phải lúc nào đến lò cũng được, cần đặt trước, đặc biệt thời điểm phục vụ cho ngày Tết”, ông Hai diễn giải.

Kỳ vọng nghề hồi sinh

Ông Nguyễn Trường Sang, Chủ tịch UBND xã Phú Thọ cho biết, trong số hơn 350 hộ dân của thôn, số hộ trồng mía chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn diện tích trồng mía chưa đến 3ha, chủ yếu nhỏ lẻ. Đường bát Quảng Nam không tính theo kg, một cặp có giá 50 ngàn đồng, 30 cặp được gọi một bầu; 4 bầu được 1 giỏ.

Theo ông Sang, những ai còn níu giữ lò đường, như cái nghiệp mà tiền nhân để lại, bởi quy trình nấu đường yêu cầu người thợ phải “chín” tay nghề. Trong đó có công đoạn cho vôi vào đường và nhồi đường. Đường già hay đường non, vôi sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của thành phẩm. Vì vậy, chỉ có những người Quảng Nam theo nghề gia truyền mới có thể nấu ra được các mẻ đường ngon trứ danh.

Bánh tráng nhúng đường non, một món đặc sản “ăn theo” món chè đường
Bánh tráng nhúng đường non, một món đặc sản “ăn theo” món chè đường

“Đường bát ngày xưa là ký ức tuổi thơ của nhiều người con xứ Quảng. Đến chợ, về nhà, đường bát trở thành món quà vặt mà bao đứa trẻ mong chờ mẹ. Nấu chè, kẹo đậu phụng, cũng nhờ đường bát. Rồi những lon mạch nha (đường non) dẻo quẹo ngọt đến tận bây giờ trong ký ức bao người, như tôi. Hơn hết, đường bát là hương hồn của ẩm thực ngày Tết; không có cặp đường bát thờ, thấy thật vô duyên. Nấu bánh Tổ (bánh từ bột gạo và đường), xôi ngọt Quảng Nam dùng để cúng, không nấu với đường bát, mất hết hương vị ấm cúng nơi bàn thờ gia tiên. Thành ra, mới có người như ông Hai, hay bậc lão niên như ông Nguyễn Văn Thành, ông Lê Đình Thân, cùng ngụ ở thôn”, ông Sang tâm tình.

Ông Hai trầm ngâm, rằng nếu không làm cũng thấy thèm cái không khí xôn xao, háo hức của kẻ ra người vào; rồi cái mùi ngọt ngào của đường bao năm đã thấm vào da thịt, cứ quặn thắt quyến luyến. “Cả đời quen rồi, nên mỗi khi đến mùa, lòng lại nhớ không chịu được. Mặc dù một năm chỉ nấu được vài bận, từ tháng 1 đến tháng 4, mà cũng phải gom đôi bữa mới đủ vài tạ mía, nấu chừng 3 đợt, lại phải dừng chờ đủ mía mới. Biết đâu mai mốt cây mía có giá, lớp trẻ quay về, nghề này lại được hồi sinh”, ông Hai xa xăm.

Nghe ông nói, nhiều người tặc lưỡi, ờ thì cũng là tâm sự của lớp người xưa, nhớ lại cái thời huy hoàng của mía đường, tựa như giấc mơ ngọt ngào, biết đâu sẽ trở thành hiện thực trong ngày nào đó. Bây giờ, sót chút hương quê trên mâm gia tiên ngày Tết, nhờ cây mía, bộ che, với lửa lò nấu thủ công của ông Hai, mà vui. Rồi ta có quyền hi vọng, từ chút ngọt ngào còn sót lại nơi những lò đường cuối cùng ở vùng đất này, sẽ có người quay về, để những người như ông Hai không phải là những người sau cuối theo nghề.

bài liên quan
Nỗi niềm nam phạm nhân 45 tuổi lỡ tay thiêu chết

Nỗi niềm nam phạm nhân 45 tuổi lỡ tay thiêu chết 'vợ hờ'

Biết “vợ hờ” có dính líu đến việc buôn bán ma túy, Sơn ra sức khuyên răn vợ không nên đi vào con đường lầm lỗi đó.
Thiêng liêng tục truyền lửa đầu năm

Thiêng liêng tục truyền lửa đầu năm

Ngọn lửa từ bó hương thơm rước từ đình ra trong phút chốc hóa hàng trăm cầu lửa và tỏa ra tứ phía, những đầu đuốc cứ ùa vào, bùng cháy lại rút ra mang theo ánh lửa rừng rực nối tiếp nhau chạy về các ngả...
Mới nhất
Đọc nhiều
Bác sĩ Nguyễn Văn Thành - Vị “từ mẫu” tuyệt vời của bệnh nhân

Bác sĩ Nguyễn Văn Thành - Vị “từ mẫu” tuyệt vời của bệnh nhân

Trong ngành y, không chỉ cần có kiến thức sâu rộng mà còn phải mang trong mình một trái tim nhân hậu. Đó chính là điều mà bác sĩ Nguyễn Văn Thành, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đồng Nai, luôn thể hiện trong từng hành động, từng ánh nhìn và nụ cười dành cho bện
TP HCM: Hội Hoa Xuân Tết Ất Tỵ năm 2025 tổ chức tại công viên Tao Đàn

TP HCM: Hội Hoa Xuân Tết Ất Tỵ năm 2025 tổ chức tại công viên Tao Đàn

Năm nay, Hội Hoa Xuân TP HCM Tết Ất Tỵ năm 2025 sẽ được tổ chức tại Công viên Tao Đàn (quận 1) trong vòng 9 ngày, phục vụ người dân và du khách tham quan, vui chơi.
Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức gần 220.000 đồng/cổ phiếu (Giá đóng cửa ngày 22/11). Mức tăng giá này đã giúp MCH đạt vị trí dẫn đầu top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại
Tin bài khác
Công an Hà Nội khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa hanh khô

Công an Hà Nội khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa hanh khô

Hiện nay, thời tiết đang bước vào mùa hanh khô, đây là thời điểm rất dễ xảy ra cháy, nổ, nhất là tại các khu dân cư tập trung đông người. Để hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại gây ra trong dịp này, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo các các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC và CNCH.
Bắt kẻ hành hung cán bộ thi hành án

Bắt kẻ hành hung cán bộ thi hành án

Khi cán bộ thi hành án đến làm việc, Vũ Văn Linh đã hành hung, gây thương tích 2% cho người này.
Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận cùng các thuộc cấp bị truy tố

Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận cùng các thuộc cấp bị truy tố

Sai phạm tại dự án Khu du lịch biển Phan Thiết, đến nay, cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Lê Tiến Phương cùng thuộc cấp bị truy tố.
Giám đốc Ban Quản lý dịch vụ công ích TP Nha Trang bị bắt giam

Giám đốc Ban Quản lý dịch vụ công ích TP Nha Trang bị bắt giam

Các đối tượng đã can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, vi phạm quy định pháp luật về đảm bảo công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
Tạm giữ 2 cán bộ tòa án tại Đắk Lắk liên quan vụ nhận hối lộ ở Tòa cấp cao Đà Nẵng

Tạm giữ 2 cán bộ tòa án tại Đắk Lắk liên quan vụ nhận hối lộ ở Tòa cấp cao Đà Nẵng

Ngày 26/11, đại diện Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xác nhận, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã tạm giữ hai cán bộ của Tòa để phục vụ điều tra.
Hàng chục thanh thiếu niên ở Đà Nẵng bị bắt chỉ vì cái vẫy tay của người lạ

Hàng chục thanh thiếu niên ở Đà Nẵng bị bắt chỉ vì cái vẫy tay của người lạ

Nam thanh thiếu niên ở Đà Nẵng vẫy tay chào nhóm đối thủ trên đường, bị nghĩ là hành động khiêu khích nên xảy ra ẩu đả và bị đối thủ tông trúng, tử vong.
Hà Nội xử lý hơn 1.800 vụ buôn lậu, gian lận trong tháng 11

Hà Nội xử lý hơn 1.800 vụ buôn lậu, gian lận trong tháng 11

Trong tháng 11/2024, các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã kiểm tra 2.012 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, xử lý 1.801 vụ vi phạm.
Bắc Giang: Nghịch tử dùng tay đánh bố đẻ đến tử vong

Bắc Giang: Nghịch tử dùng tay đánh bố đẻ đến tử vong

Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
Đi xe máy lạng lách náo loạn đường phố, nhóm thanh niên ở Yên Bái bị khởi tố

Đi xe máy lạng lách náo loạn đường phố, nhóm thanh niên ở Yên Bái bị khởi tố

Ngày 25/11, Công an huyện Lục Yên (Yên Bái) đã khởi tố nhóm thanh niên đua mô tô, lạng lách, hò hét gây náo loạn đường phố.
Bắt 3 đối tượng trong đường dây mua bán pháo nổ "khủng" về Thanh Hóa tiêu thụ

Bắt 3 đối tượng trong đường dây mua bán pháo nổ "khủng" về Thanh Hóa tiêu thụ

Công an huyện Triệu Sơn (Thanh Hoá) vừa bắt 3 đối tượng trong đường dây mua bán pháo nổ từ Quảng Ninh, Hà Nội về Thanh Hóa tiêu thụ.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.