Hà Nội 20 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 22 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 16 °C
  • Hà Nội Hà Nội 20°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 22°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 16°C

Thiêng liêng tục truyền lửa đầu năm

Nhà nước và Pháp luật
17/02/2019 11:30
Phạm Nguyễn Sơn Tùng
aa
Ngọn lửa từ bó hương thơm rước từ đình ra trong phút chốc hóa hàng trăm cầu lửa và tỏa ra tứ phía, những đầu đuốc cứ ùa vào, bùng cháy lại rút ra mang theo ánh lửa rừng rực nối tiếp nhau chạy về các ngả...


Thiêng liêng tục truyền lửa đầu năm

Một nét đẹp hiếm thấy

Vào dịp đầu năm mới, người Việt ta vẫn thường có tục lệ mua muối, mua vàng, hoặc đi xin chữ, xin lộc để rước về nhà lấy may, cầu cho một năm đủ đầy no ấm. Mỗi một vùng quê lại có một tập quán cầu may xin lộc khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là hoạt động tín ngưỡng mang lại sự đoàn kết gắn bó trong gia đình, khơi dậy sự hứng khởi cho ngày đầu năm mới.

Ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định vào đêm giao thừa, sự hứng khởi ấy còn được nhân lên gấp bội vì phong tục xin lửa Thánh ở đây được người dân xem là nghi lễ quan trọng nhất vào dịp đầu năm. Với người làng Hoành Đông huyện Giao Thủy, xin lộc không phải là những hành vi hái lá bẻ cành phản cảm như ở những miền quê khác, mà lộc ở đây là ngọn lửa được lấy ở trong đình làng, trao truyền cho các nam thanh nữ tú của mỗi gia đình, rước về dịp đầu năm mới.

Tục rước lửa Thánh này đã có từ rất lâu và cũng đã từng thăng trầm phai nhạt theo dòng chảy của thời gian và nhịp sống đô thị. Nhưng gần đây phong tục này lại được vun bồi và sống lại đầy hứng khởi mỗi khi Tết đến xuân về.

Thiêng liêng tục truyền lửa đầu năm

Càng ngày, nhận thức về văn hóa truyền thống càng được lớp trẻ trân trọng hơn. Dù họ có đi làm ăn xa, hay đang sống trong vòng xoáy đô thị thì những phong tục cổ truyền “rất làng – rất quê” mỗi khi khơi dậy, thế hệ trẻ lại hồ hởi đón nhận.

Trước đêm giao thừa, từ chiều 30 Tết, gia đình nào có con trai lớn cũng đều chuẩn bị một cây đuốc, chẻ củi và xếp thành một chồng gỗ trước cửa nhà mình. Củi có thể là ván cũ trong năm qua, gỗ cũ của nhà kho hay củi của bếp bánh chưng còn sót lại, cả những nong nia dần sàng, rổ rá, đồ đạc bằng tre nứa, gỗ đã cũ hỏng, xếp gọn thành một đống củi lớn, sẵn sàng trước cửa mỗi gia đình.

Dường như trong năm, mỗi nhà có gì cũ kỹ cũng muốn chất vào đấy để đốt hết theo tàn lửa đêm 30 - mong cho năm tới được đón vẹn nguyên những điều mới mẻ.

Không khí chuẩn bị rất nhộn nhịp, ai cũng có việc của mình, phụ nữ trong nhà thì dọn dẹp nấu cơm cúng, đàn ông thì lo cho cây đuốc được chỉn chu. Ngày xưa, cây đuốc dùng để rước lửa Thánh được chuẩn bị từ rất sớm, có khi cả tuần lễ, vì nó là những thanh tre khô, những tấm nứa nỏ, được cất riêng tránh cái tháng mưa phùn gió bấc cuối đông, bó chặt lại với nhau, bện thêm rơm và vải cũ, đủ dài, đủ bén để có thể rước lửa trên con đường gần 1 cây số từ Đình làng về đến nhà mình.

Ngọn lửa thiêng ấy được quan niệm, nếu bị tắt giữa đường sẽ thực sự không may mắn. Nhưng bây giờ, những cây đuốc được “công nghiệp hóa” hơn, cán bằng gỗ cứng, có phễu đựng dầu, có ngăn chứa bấc, và bán rất rẻ ở chợ quê sau Tết 23 tháng Chạp.

Dường như đây là sản phẩm duy nhất của nơi này và chỉ có người dân của ngôi làng này mới biết công dụng của nó. Mỗi chiều 30, chợ Tết quê vẫn nhộn nhịp vì đám thanh niên đi làm ăn xa về lại nô nức đi sắm đuốc để đêm giao thừa cùng nhau đi rước lửa “Thánh”.

Thiêng liêng tục truyền lửa đầu năm

Làng quê Việt có một điểm chung độc đáo, ấy là đình làng. Mỗi một ngôi làng đều có một nơi sinh hoạt tín ngưỡng, gọi là đình, nơi thờ người có công với làng, có thể là người khai hoang lập đất, người mang nghề về làng, người đầu tiên dựng nhà cất cửa của miền quê đó. Tục rước lửa ở đình về nhà từ bao lâu nay ở làng Hoành Đông huyện Giao Thủy có lẽ mang ý nghĩa cầu may mắn, mong được vị Thành Hoàng Làng chở che bao bọc, cho một năm mới gia đình êm ấm, an yên.

Khi chuông sang canh vừa điểm

Khi thời khắc giao thừa thiêng liêng sắp đến, từ mỗi gia đình, bóng dáng của các nam thanh nữ tú quần áo chỉnh tề nô nức ùa ra đường, không khí trẩy hội thực sự được bắt đầu. Mâm cúng giao thừa thấp thoáng le lói trước sân nhà, bên chồng củi cao chất ngất. Từng đoàn người đi trên phố, nói chuyện xôn xao, chào hỏi râm ran, tiếng dặn dò, chúc tụng len lỏi khắp đường làng ngõ xóm.

Việc lấy lửa phải lấy nhanh nhất có thể, sau tiếng chuông đánh điểm sang canh. Những người đi xin lửa cũng không được đến lấy sau thời khắc sang canh đó, vì sự thiêng liêng sẽ không còn, thế nên trước giao thừa cả tiếng đồng hồ, sân đình đã nhộn nhịp hàng trăm trai đinh. Họ là người của những gia đình ở cuối làng, đường xa, đến trước phòng sự không may khi di chuyển.

Những cây đuốc của người từ xa đến, lúc nào cũng to hơn, nhiều bấc và dầu hơn, chuẩn bị cho chặng đường xuyên làng hun hút. Có gia đình đi cả 3 thế hệ, có gia đình đi hai anh em, có gia đình không có con trai, thì cũng cử con gái lớn trong nhà đi, nhưng vì là phận gái, họ phải ở lại Đình đến cuối lễ, khi các trai đinh đã về hết mới được bước khỏi sân Đình để về nhà. Tập quán này có lẽ xuất phát từ sự an toàn cho “thân gái dặm trường” tránh phải chen chúc trên con đường quê hun hút đêm 30.

Thiêng liêng tục truyền lửa đầu năm

Sân Đình đên giao thừa rộn rã tiếng hỏi thăm của những đứa con xa quê, lâu ngày mới gặp, có những bạn đồng niên cả năm mới có dịp rước lửa để hàn huyên chờ tiếng chuông sang canh.

Ngọn lửa Thánh được ông thủ đình truyền từ mâm cúng Thành Hoàng đêm giao thừa ra ngoài sân đúng lúc tiếng chuông sang canh vừa điểm. Khoảnh khắc này những trai làng đổ xô vào tim lửa le lói đó với cây đuốc của mình. Những đầu đuốc đầy bấc tẩm dầu như những mũi tên cắm đúng hồng tâm, bừng lên trong khoảnh khắc.

Ngọn lửa từ bó hương thơm rước từ đình ra trong phút chốc hóa hàng trăm cầu lửa và tỏa ra tứ phía, những đầu đuốc cứ ùa vào, bùng cháy lại rút ra mang theo ánh lửa rừng rực nối tiếp nhau chạy về các ngả.

Cứ thế, đuốc ùa vào, lửa túa ra, chạy vòng quanh sân rồi chia về khắp các con đường trong xóm. Nghi thức diễn ra chóng vánh, khí thế và không chen lấn, chỉ thấy bóng người lao xao rộn rã, ánh điện trong Đình cũng đã phụt tắt, chỉ còn ánh lửa rực rỡ soi chiếu khắp các mặt người.

Giữa đêm hun hút, bóng lửa ùa khắp nơi, theo tiếng chân, theo tiếng gọi nhau í ới, ngọn đuốc bừng sáng náo nức chạy thật nhanh để về thổi bùng lên ngọn lửa ấm trước nhà, thổi bừng lên cả con đường làng tăm tắp.

Ngọn lửa theo chân những nam thanh nữ tú, đi từ Đình về mỗi gia đình, trước khi thắp bừng lên đống củi trước nhà, còn được truyền tay cho người chủ gia đình, là bố, mẹ, ông bà, chạy từ cửa chính, xuyên qua các phòng, vào đến bếp, ra sân sau rồi mới quay ra như để xua đuổi âm u của năm cũ, nhận hơi ấm của vị Thành Hoàng.

Ánh lửa của ngọn đuốc tỏa khắp không gian, lung linh trong mắt trẻ thơ, náo nức trong lòng người lớn, kết chặt tình đoàn kết xóm giềng, bừng lên cả con ngõ. Những đống củi cháy đỏ trong sương, kéo hết các gia đình ra ngoài, họ bắt tay chúc tụng nhau, cùng nhau hỏi thăm dành cho nhau lời tốt đẹp đầu năm mới.

Lửa bừng khắp cả con phố, sưởi ấm hết cả ngõ xóm thôn quê, ngọn nửa truyền nhiệt huyết vào mỗi mái nhà, truyền cả hơi ấm trong môi gia đình làng Hoành Đông. Hơi ấm từ lửa, từ mạch nguồn truyền thồng chảy từ bao đời, thổi bừng lên và nóng hổi trong tâm thức mỗi người.

Phong tục đẹp, hơi lửa của truyền thống, quyện với hơi ấm của sức trẻ đẩy lên sự hứng khởi, sự cố gắng và tình người thắm thiết bao đời để hứa hẹn một năm mới đến rực rỡ, ấm ấp và cũng mạnh mẽ như ngọn lửa dân tộc đã không bao giờ tắt tự bao đời…

bài liên quan
Cúng Giao thừa Tết Nhâm Dần trong nhà hay ngoài trời?

Cúng Giao thừa Tết Nhâm Dần trong nhà hay ngoài trời?

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Trọng Tuệ, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa Phương Đông hướng dẫn cách cúng Giao thừa Tết Nhâm Dần.
Những điều cần biết về cúng lễ Giao thừa

Những điều cần biết về cúng lễ Giao thừa

Cúng Giao thừa thường bắt đầu từ lúc giao thừa và là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
Văn khấn cúng giao thừa tại tư gia và cách sắm lễ

Văn khấn cúng giao thừa tại tư gia và cách sắm lễ

Đối với việc cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa sâu sắc, bởi người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian.
Mái ấm của những “linh hồn phiêu bạt”

Mái ấm của những “linh hồn phiêu bạt”

Đại đức Thích Nguyên Bình rưng rưng: “Tôi và một số người thiện nguyện đã từng chứng kiến thai nhi 8 tháng tuổi bị vứt vào sọt rác lề đường. Không may, thai nhi ấy bị đàn chuột cắn hết tứ chi và một phần đầu. Nhìn cảnh tượng đó, chúng tôi không cầm được nước mắt, vội bế thai nhi về chôn cất tại nghĩa trang thai nhi Chùa Mục Đồng”.
Nỗi niềm nam phạm nhân 45 tuổi lỡ tay thiêu chết

Nỗi niềm nam phạm nhân 45 tuổi lỡ tay thiêu chết 'vợ hờ'

Biết “vợ hờ” có dính líu đến việc buôn bán ma túy, Sơn ra sức khuyên răn vợ không nên đi vào con đường lầm lỗi đó.
Lão nông níu giữ món ẩm thực hồn quê xứ Quảng

Lão nông níu giữ món ẩm thực hồn quê xứ Quảng

Ở vùng đất xa xôi Quế Sơn, Quảng Nam, những lò đường cuối cùng ở thủ phủ mía đường một thời vẫn dậy mùi thơm nức để giữ chút ngọt ngào vị quê, có bát chè đường trên mâm thờ ngày Tết.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bác sĩ Nguyễn Văn Thành - Vị “từ mẫu” tuyệt vời của bệnh nhân

Bác sĩ Nguyễn Văn Thành - Vị “từ mẫu” tuyệt vời của bệnh nhân

Trong ngành y, không chỉ cần có kiến thức sâu rộng mà còn phải mang trong mình một trái tim nhân hậu. Đó chính là điều mà bác sĩ Nguyễn Văn Thành, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đồng Nai, luôn thể hiện trong từng hành động, từng ánh nhìn và nụ cười dành cho bện
TP HCM: Hội Hoa Xuân Tết Ất Tỵ năm 2025 tổ chức tại công viên Tao Đàn

TP HCM: Hội Hoa Xuân Tết Ất Tỵ năm 2025 tổ chức tại công viên Tao Đàn

Năm nay, Hội Hoa Xuân TP HCM Tết Ất Tỵ năm 2025 sẽ được tổ chức tại Công viên Tao Đàn (quận 1) trong vòng 9 ngày, phục vụ người dân và du khách tham quan, vui chơi.
Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức gần 220.000 đồng/cổ phiếu (Giá đóng cửa ngày 22/11). Mức tăng giá này đã giúp MCH đạt vị trí dẫn đầu top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.